Quyết định 1554/QĐ-UBND

Quyết định 1554/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi, giai đoạn 2013 - 2020 do tỉnh Thanh Hóa ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 1554/QĐ-UBND 2014 tuyển chọn trí thức trẻ phát triển nông thôn miền núi 2013 2020 Thanh Hóa


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1554/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 23 tháng 5 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ TUYỂN CHỌN TRÍ THỨC TRẺ TÌNH NGUYỆN VỀ CÁC XÃ THAM GIA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2013 - 2020

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 1758/QĐ-TTg ngày 30/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1152/QĐ-BNV ngày 22/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 216/QĐ-BNV ngày 13/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc phân bổ số lượng trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013- 2020;

Căn cứ Thông báo số 890/TB-BNV ngày 18/3/2014 của Bộ Nội vụ về việc tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số: 269/SNV-TTr ngày 08/4/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi, giai đoạn 2013 - 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vương Văn Việt

 

QUY CHẾ

TUYỂN CHỌN TRÍ THỨC TRẺ TÌNH NGUYỆN VỀ CÁC XÃ THAM GIA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2013 - 2020.
(Kèm theo Quyết định số: 1554/QĐ-UBND ngày 23/5/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh

Quy chế này áp dụng cho việc tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 – 2020 thuộc các huyện, thị xã theo Đề án của Chính phủ.

Quy chế này quy định về nội dung, hình thức tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện, bao gồm: tiêu chuẩn, điều kiện tuyển chọn; hồ sơ, quy trình, ưu tiên trong tuyển chọn; thẩm định, phê duyệt kết quả tuyển chọn và giải quyết khiếu nại trong tuyển chọn.

Điều 2. Nguyên tắc tuyển chọn

Việc tuyển chọn phải đảm bảo công khai, công bằng, khách quan, dân chủ, cạnh tranh và đúng quy định của pháp luật.

Tuyển chọn người có đủ phẩm chất năng lực và các điều kiện cần thiết theo yêu cầu, tiêu chuẩn của chức danh công chức cấp xã cần tuyển.

Chương II

TIÊU CHUẨN, ĐIỀU KIỆN VÀ QUY TRÌNH TUYỂN CHỌN

Điều 3. Tiêu chuẩn, điều kiện tuyển chọn.

Ứng viên tham gia tuyển chọn làm Đội viên của Đề án là thanh niên có quốc tịch Việt Nam, đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

1. Có tuổi đời dưới 30 tuổi tính đến tháng 5 năm 2014.

2. Có trình độ đại học trở lên thuộc các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu chuyên môn đối với từng chức danh công chức cấp xã. Cụ thể:

- Chức danh Văn phòng - thống kê tốt nghiệp một trong các chuyên ngành: Pháp luật, thống kê, toán học, công nghệ thông tin, quản trị văn phòng, lưu trữ học, triết học, văn học, tổ chức và nhân sự, quản lý công của các trường đại học chuyên ngành trong và ngoài nước.

- Chức danh Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường tốt nghiệp một trong các chuyên ngành: Quản lý đất đai (địa chính), nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, xây dựng, quản lý xây dựng, kiến trúc và quy hoạch, giao thông, khoa học môi trường, quản lý đô thị, nông thôn của các trường đại học chuyên ngành trong và ngoài nước.

- Chức danh Tài chính - kế toán tốt nghiệp một trong các chuyên ngành: Tài chính, kế toán, kiểm toán, ngân hàng, kinh tế, quản trị kinh doanh, quản lý kinh tế của các trường đại học chuyên ngành trong và ngoài nước.

- Chức danh Tư pháp - hộ tịch tốt nghiệp một trong các chuyên ngành: Pháp luật, an ninh, quốc phòng, thanh tra của các trường đại học chuyên ngành trong và ngoài nước.

- Chức danh Văn hóa - xã hội tốt nghiệp một trong các chuyên ngành: Văn hóa Việt Nam, quản lý văn hóa, quản lý xã hội, xã hội học, công tác xã hội, lao động xã hội, quản lý lao động, bảo hiểm, thể dục - thể thao của các trường đại học chuyên ngành trong và ngoài nước.

3. Có phẩm chất đạo đức tốt, lý lịch gia đình rõ ràng;

4. Có sức khỏe tốt và có khả năng đào tạo, bồi dưỡng để tạo nguồn cán bộ, công chức các địa phương;

5. Có đơn tình nguyện đến công tác tại các xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc và miền núi trong thời gian tối thiểu 05 năm (đủ 60 tháng).

Điều 4. Hồ sơ đăng ký tham gia Đề án.

Đảm bảo đầy đủ hồ sơ theo qui định tại Thông báo số 890/TB-BNV ngày 18 tháng 3 năm 2014 của Bộ Nội vụ, bao gồm:

- Đơn tình nguyện tham gia Đề án theo mẫu của Bộ Nội vụ.

- Sơ yếu lý lịch của ứng viên tình nguyện tham gia Đề án có xác nhận của UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú (theo mẫu của Bộ Nội vụ).

- Bản sao văn bằng, chứng chỉ liên quan (chứng thực của UBND cấp xã).

- Bản nhận xét của cơ quan, đơn vị về tinh thần, thái độ và kết quả công việc đối với ứng viên đã có thời gian làm việc ở các cơ quan, tổ chức khác trước khi đăng ký tham gia Đề án (nếu có).

- Giấy khám sức khỏe của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên.

Điều 5. Phương pháp tuyển chọn.

1. Nội dung xét tuyển: Xét kết quả học tập và phỏng vấn trực tiếp ứng viên về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của chức danh công chức cấp xã cần tăng cường Đội viên về công tác.

2. Cách tính điểm:

a) Đối với ứng viên học theo hệ niên chế điểm học tập được xác định bằng trung bình cộng kết quả các môn học trong toàn bộ quá trình học tập hệ đại học của ứng viên (bao gồm cả điểm thi tốt nghiệp hoặc điểm bảo vệ đồ án khoá luận). Kết quả học tập được quy đổi theo thang điểm 100 và tính hệ số 1.

b) Đối với ứng viên học tập theo hệ tín chỉ kết quả học tập và tốt nghiệp được quy đổi theo thang điểm 100 như sau:

Điểm theo tín chỉ

Điểm quy đổi

Điểm theo chữ

Điểm theo số

Thang điểm 10

Thang điểm 100

A+

4,0

Từ 9,0 đến 10

Từ 90 đến 100

A

4,0

Từ 8,5 đến 8,9

Từ 85 đến 89

B+

3,5

Từ 8,0 đến 8,4

Từ 80 đến 84

B

3,0

Từ 7,0 đến 7,9

Từ 70 đến 79

C+

2,5

Từ 6,5 đến 6,9

Từ 65 đến 69

C

2,0

Từ 5,5 đến 6,4

Từ 55 đến 64

D+

1,5

Từ 5,0 đến 5,4

Từ 50 đến 54

- Điểm phỏng vấn được tính theo thang điểm 100 và tính hệ số 1.

- Điểm ưu tiên đối với ứng viên là người có hộ khẩu thường trú tại Thanh Hóa từ 03 năm (đủ 36 tháng) được tính như sau:

+ Người dân tộc thiểu số đăng ký và phân công công tác tại địa ban miền núi được cộng 20 điểm.

+ Con liệt sỹ, con thương binh, con người hưởng chính sách như thương binh; người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, đội viên xung phong; người có trình độ Thạc sỹ trở lên phù hợp với chuyên ngành cần tuyển được cộng 10 điểm.

Trường hợp ứng viên thuộc nhiều diện ưu tiên thì chỉ được cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả xét tuyển.

- Điểm xét tuyển là tổng số điểm học tập, điểm tốt nghiệp, điểm phỏng vấn và điểm ưu tiên nếu có.

3. Xác định người trúng tuyển: Người trúng tuyển phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Có điểm phỏng vấn đạt từ 50 điểm trở lên;

- Có điểm xét tuyển cao hơn lấy từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu tuyển chọn đội viên.

Trường hợp ở một vị trí cần tuyển có từ 02 người trở lên có kết quả xét tuyển bằng nhau thì người có kết quả điểm học tập cao hơn là người trúng tuyển; nếu kết quả điểm học tập bằng nhau thì người có điểm phỏng vấn cao hơn là người trúng tuyển; nếu vẫn chưa xác định được người trúng tuyển thì Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn quyết định người trúng tuyển theo thứ tự ưu tiên như sau: Giới tính nữ, người có hộ khẩu thường trú ở huyện nơi tình nguyện đến công tác.

Điều 6. Phân loại hồ sơ, tổng hợp kết quả học tập và lựa chọn danh sách ứng viên đủ điều kiện tham gia phỏng vấn.

1. Phân loại hồ sơ đăng ký theo chức danh công chức xã và theo huyện nơi ứng viên đăng ký tình nguyện về công tác:

Sau thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký của ứng viên, Sở Nội vụ lập danh sách, đối chiếu với Ban Quản lý Dự án 600 Phó Chủ tịch xã, Bộ Nội vụ để thống nhất chốt số lượng và danh sách ứng viên trước khi tổng hợp kết quả học tập trình Hội đồng tuyển chọn.

2. Tổng hợp kết quả học tập và lựa chọn danh sách ứng viên đủ điều kiện tham gia phỏng vấn:

Sở Nội vụ có trách nhiệm tổng hợp kết quả học tập của ứng viên, xét duyệt hồ sơ của ứng viên, trình Hội đồng tuyển chọn quyết định danh sách ứng viên đủ điều kiện tham gia phỏng vấn.

Điều 7. Tổ chức phỏng vấn để tuyển chọn.

1. Nội dung phỏng vấn.

Hội đồng tuyển chọn trực tiếp hỏi, trao đổi và đối thoại với ứng viên để phát hiện, tuyển chọn được những người đủ tiêu chuẩn, điều kiện tham gia đề án. Nội dung và cơ cấu điểm cụ thể như sau:

a) Kiểm tra nhận thức, hiểu biết chung của ứng viên về những vấn đề liên quan đến vị trí cần tuyển chọn (20 điểm) gồm:

- Kiến thức chung về hệ thống chính trị ở cơ sở;

- Nhà nước và bộ máy nhà nước ở cơ sở;

- Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân xã;

- Nội dung quản lý nhà nước ở xã đối với lĩnh vực đăng ký tuyển chọn;

- Hiểu biết chung về tình hình kinh tế - xã hội của huyện nơi tình nguyện đến công tác.

b) Trao đổi để nắm bắt được mục đích lý tưởng, quyết tâm và khả năng khắc phục khó khăn khi tham gia Đề án của ứng viên (30 điểm) gồm:

- Lý do ứng viên đăng ký tham gia Đề án (như để tìm việc làm hoặc có việc làm nhưng muốn thay đổi vị trí để phát huy năng lực chuyên môn, kinh nghiệm bản thân; muốn có cơ hội thăng tiến hoặc muốn được trải nghiệm và cống hiến,...);

- Những trải nghiệm thực tế của ứng viên trước khi đăng ký tham gia Đề án (như đã có thời gian tham gia các đội tình nguyện ở những nơi khó khăn, gian khổ hoặc các hoạt động xã hội khác có tính chất tình nguyện khác... cần nêu cụ thể chương trình, công việc đảm nhận và kết quả thu được);

- Sự sẵn sàng của ứng viên khi tham gia Đề án (như tinh thần xung kích, tình nguyện, khả năng vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ,...)

c) Kiểm tra hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng và kinh nghiệm công tác của ứng viên (40 điểm) gồm:

- Quá trình học tập, công tác của ứng viên;

- Điểm mạnh, điểm yếu, sở trường hoặc thành tích nổi bật của ứng viên;

- Các kỹ năng nổi trội của ứng viên (người phỏng vấn cần đưa ra các tình huống giả định mà ứng viên có thể gặp trong công việc của chức danh đăng ký tuyển chọn để ứng viên xử lý. Qua đó, phát hiện được tố chất, kinh nghiệm và kỹ năng của ứng viên);

d) Đánh giá tinh thần, thái độ và tác phong của ứng viên (10 điểm)

Người phỏng vấn quan sát và nhận xét về tinh thần, thái độ và tác phong của ứng viên trong thời gian ứng viên tham gia phỏng vấn để cho điểm.

2. Tiêu chí chấm điểm phỏng vấn

- Đối với nhóm câu hỏi về nhận thức, hiểu biết chung của ứng viên cần dựa vào đáp án để cho điểm trên cơ sở kết quả trả lời của ứng viên.

- Đối với nhóm câu hỏi về mục đích, lý tưởng, quyết tâm và khả năng khắc phục khó khăn khi tham gia Đề án của ứng viên, việc cho điểm căn cứ vào kết quả trả lời của ứng viên gồm:

+ Xác định rõ mục đích tham gia Đề án;

+ Xác định rõ quyết tâm tình nguyện (như đã tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đời sống và phong tục tập quán của người dân ở địa phương nơi tình nguyện đến công tác);

+ Từng tham gia các chương trình tình nguyện, hoạt động xã hội từ thiện nhất là những chương trình có tác động thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

+ Đã có thời gian sống, học tập và làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn,...;

- Đối với nhóm câu hỏi mở liên quan đến kinh nghiệm, kỹ năng và hiểu biết chuyên môn, việc cho điểm dựa vào mức độ phù hợp của những thông tin cá nhân mà ứng viên cung cấp so với yêu cầu công việc của vị trí công việc cần tuyển (như sự phù hợp về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực tham mưu, đề xuất…).

- Đối với nhóm câu hỏi tình huống cho điểm dựa theo các tiêu chí sau:

+ Giải quyết tình huống hợp lý, khéo léo, thuyết phục;

+ Khả năng giải quyết vấn đề và đưa ra giải pháp trong thời gian ngắn;

+ Khả năng tư duy và sáng tạo trong giải quyết tình huống;

+ Khả năng phân tích và tổng hợp thông tin;

- Phần đánh giá, cho điểm về hình thức, tác phong, cách ứng xử dựa trên các tiêu chí sau:

+ Tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát;

+ Giao tiếp tự tin, khéo léo;

+ Có khả năng lắng nghe và thuyết phục được người phỏng vấn;

+ Thể chất tốt, diện mạo phù hợp.

3. Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn:

Căn cứ vào nội dung phỏng vấn nêu trên, Hội đồng tuyển chọn xây dựng, ban hành bộ câu hỏi phỏng vấn và đáp án phù hợp với yêu cầu thực tế của tỉnh.

4. Tổ chức phỏng vấn

a) Thông báo thời gian và địa điểm phỏng vấn:

Hội đồng tuyển chọn thông báo bằng văn bản, ít nhất trước 10 ngày đến ứng viên về thời gian, địa điểm tổ chức phỏng vấn. Đồng thời, báo cáo Bộ Nội vụ để cử công chức dự Hội nghị phỏng vấn và giám sát việc phỏng vấn tuyển chọn.

b) Tổ chức Hội nghị phỏng vấn:

- Hội đồng tuyển chọn tổ chức Lễ khai mạc Hội nghị phỏng vấn với sự tham dự của đại diện lãnh đạo tỉnh, Hội đồng tuyển chọn, Ban quản lý Dự án 600 Phó chủ tịch xã, Bộ Nội vụ, ứng viên và phóng viên báo, đài của tỉnh.

- Nội dung khai mạc gồm các bước: chào cờ, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, thông qua chương trình, công bố quyết định thành lập Hội đồng tuyển chọn, phát biểu khai mạc của Chủ tịch hội đồng, phát biểu của đại diện Ban Quản lý Dự án 600 Phó Chủ tịch xã - Bộ Nội vụ.

c) Phỏng vấn tuyển chọn:

- Hội đồng tuyển chọn phân công trách nhiệm các Ủy viên; thành lập Tổ phỏng vấn, mỗi tổ có ít nhất 03 thành viên. Trong đó, 01 thành viên là Chủ tịch UBND huyện nơi ứng viên tình nguyện về công tác, 01 thành viên là người am hiểu chuyên môn của từng chức danh công chức xã và 01 thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Kết thúc phỏng vấn đối với từng ứng viên, các thành viên trong tổ trao đổi, thống nhất để cho điểm và chuyển kết quả cho Thư ký tổng hợp.

d) Tổng hợp và xác định ứng viên đạt kết quả phỏng vấn:

- Hội đồng tuyển chọn tổng hợp kết quả phỏng vấn và báo cáo Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn theo nguyên tắc bảo mật.

- Ứng viên đạt yêu cầu của phỏng vấn là những người có tổng số điểm của các nhóm câu hỏi từ 50 điểm trở lên.

Điều 8. Báo cáo, thẩm định kết quả tuyển chọn và phê duyệt danh sách Đội viên của Đề án.

1. Hội đồng tuyển chọn chịu trách nhiệm về kết quả tuyển chọn Đội viên. Tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kết quả tuyển chọn đội viên.

2. Sở Nội vụ giúp Chủ tịch UBND tỉnh gửi kết quả tuyển chọn đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kèm hồ sơ của các ứng viên tham gia tuyển chọn về Vụ Công tác thanh niên, Bộ Nội vụ để thẩm định. Hồ sơ thẩm định gồm:

a) Công văn của UBND tỉnh đề nghị thẩm định kết quả tuyển chọn đội viên;

b) Báo cáo kết quả tuyển chọn Đội viên của Hội đồng tuyển chọn;

c) Danh sách ứng viên đạt kết quả tuyển chọn đề nghị thẩm định;

d) Danh sách ứng viên tham gia phỏng vấn tuyển chọn Đội viên;

đ) Danh sách ứng viên đăng ký tham gia Đề án;

e) Hồ sơ của các ứng viên tham gia tuyển chọn.

3. Căn cứ kết quả thẩm định của Bộ Nội vụ về tiêu chuẩn, điều kiện của những ứng viên đã được tuyển chọn, Sở Nội vụ tham mưu trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt danh sách Đội viên của Đề án.

Điều 9. Thông báo kết quả tuyển chọn cho các Đội viên.

Căn cứ vào Quyết định phê duyệt Đội viên của Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Nội vụ có trách nhiệm thông báo kết quả tuyển chọn tới từng ứng viên. Đồng thời, gửi danh sách Đội viên về Vụ Công tác thanh niên, Bộ Nội vụ để tổ chức bồi dưỡng và làm cơ sở thực hiện chế độ, chính sách đối với Đội viên trong thời gian tham dự khóa bồi dưỡng.

Điều 10. Giải quyết khiếu nại về tuyển chọn.

1. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày công bố kết quả tuyển chọn, người đăng ký tham gia đề án nếu thấy kết quả tuyển chọn chưa thoả đáng, có thể làm đơn khiếu nại gửi đến Hội đồng tuyển chọn.

2. Hội đồng tuyển chọn có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại và trả lời cho người khiếu nại biết.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Hội đồng tuyển chọn và các đơn vị, cá nhân liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc việc tuyển chọn đội viên của Đề án theo đúng nội dung quy định tại Quy chế này.

Điều 12. Đơn vị, cá nhân nào vi phạm Quy chế này thì tuỳ mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp luật./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 1554/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu1554/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành23/05/2014
Ngày hiệu lực23/05/2014
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật10 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 1554/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 1554/QĐ-UBND 2014 tuyển chọn trí thức trẻ phát triển nông thôn miền núi 2013 2020 Thanh Hóa


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 1554/QĐ-UBND 2014 tuyển chọn trí thức trẻ phát triển nông thôn miền núi 2013 2020 Thanh Hóa
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu1554/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Thanh Hóa
                Người kýVương Văn Việt
                Ngày ban hành23/05/2014
                Ngày hiệu lực23/05/2014
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật10 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 1554/QĐ-UBND 2014 tuyển chọn trí thức trẻ phát triển nông thôn miền núi 2013 2020 Thanh Hóa

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 1554/QĐ-UBND 2014 tuyển chọn trí thức trẻ phát triển nông thôn miền núi 2013 2020 Thanh Hóa

                        • 23/05/2014

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 23/05/2014

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực