Quyết định 2442/QĐ-UBND

Quyết định 2442/QĐ-UBND năm 2010 về Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2020”

Nội dung toàn văn Quyết định 2442/QĐ-UBND năm 2010 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2442/QĐ-UBND

Long Xuyên, ngày 28 tháng 12 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Nghị quyết số 03/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc thông qua Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2020”;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2020” với những nội dung chủ yếu sau:

1. Phạm vi và đối tượng của Đề án:

Dạy nghề cho lao động nông thôn và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã trên địa bàn tỉnh An giang.

2. Mục tiêu tổng quát của Đề án:

a) Năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 40%; năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 50%;

b) Đến 2020, đào tạo nghề cho 170.000 lao động nông thôn và cán bộ công chức xã, bình quân hàng năm đào tạo nghề ngắn hạn khoảng 14.000 lao động nông thôn; đào tạo, bồi dưỡng 3.000 lượt cán bộ, công chức xã;

c) Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế.

d) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

3. Mục tiêu cụ thể:

a) Giai đoạn 2011-2015: Đào tạo nghề cho 80.000 lao động nông thôn, trong đó:

- Dạy nghề khoảng 65.000 lao động nông thôn, bình quân khoảng 13.000 người/năm. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 70%.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã 15.000 lượt người, bình quân 3.000 lượt cán bộ/năm.

b) Giai đoạn 2016 - 2020: Đào tạo nghề cho 90.000 lao động nông thôn, trong đó:

- Dạy nghề khoảng 75.000 lao động nông thôn, bình quân đào tạo nghề cho khoảng 15.000 người/năm. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 80%.

- Đào tạo, bồi dưỡng khoảng 15.000 lượt cán bộ, công chức xã đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

4. Tổng kinh phí thực hiện Đề án:

a) Tổng kinh phí thực hiện Đề án từ năm 2011 - 2020 dự kiến 401 tỷ đồng, trong đó:

- Giai đoạn 2011 - 2015: 207 tỷ đồng;

- Giai đoạn 2016 - 2020: 194 tỷ đồng.

b) Phân theo nguồn vốn (từ năm 2011-2020):

- Ngân sách Trung ương: 341 tỷ đồng;

- Ngân sách địa phương: 54 tỷ đồng;

- Nguồn huy động: 06 tỷ đồng.

5. Cơ chế tài chính của Đề án:

a) Ngân sách Trung ương, địa phương đảm bảo kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ lao động nông thôn học nghề, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã; thực hiện các chính sách, giải pháp và hoạt động của Đề án (theo khoản 4, mục VI, Điều I Quyết định số 1956/QĐ-TTg) Kinh phí của giai đoạn 2011- 2020 được bố trí và thực hiện theo cơ chế quản lý của chương trình mục tiêu quốc gia.

b) Huy động thêm nguồn lực của các tổ chức quốc tế, các cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng để bổ sung cho việc thực hiện đề án (các doanh nghiệp được trừ để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật đối với các khoản chi phí, hỗ trợ của doanh nghiệp cho dạy nghề).

(Nội dung chi tiết xem Đề án kèm theo)

Điều 2. Giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Sở ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án này; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Bộ Lao động, TB&XH (để báo cáo);
- TT: TU, HĐND, UBND, UBMTTQ tỉnh;
- Ban Tuyên giáo tỉnh ủy;
- Ban VHXH - HĐND tỉnh;
- VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh;
- Các sở, ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- TT: HĐND, UBND các huyện, thị, TP;
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Phòng: VHXH, TH;
- Lưu VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Minh Tùng

 

ĐỀ ÁN

ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2442/QĐ-UBND ngày 28/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Phần I:

THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM Ở NÔNG THÔN

1. Về phát triển kinh tế - xã hội:

Năm 2010, nền kinh tế của tỉnh bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc suy thoái kinh tế thế giới, sản xuất lúa, cá gặp nhiều bất lợi trong tiêu thụ và giá cả, thời tiết cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng chung. Tuy nhiên, với nỗ lực của các ngành, các cấp, đã tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Những kết quả cụ thể đã đạt được như tốc độ tăng trưởng GDP ước thực hiện năm 2010 đạt mức 10,12%, trong đó, khu vực I tăng 4,19%, khu vực II tăng 12,24 %, khu vực III tăng 12,39%; Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực, đặc biệt là ở khu vực I và khu vực III. Khu vực I chiếm 33,463%, khu vực II chiếm 12,82%, khu vực III chiếm 53,72%; GDP bình quân đầu người 21,183 triệu đồng (kế hoạch 17,320 triệu đồng), tương đương 1.086 USD. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 700 triệu USD. Thu ngân sách đạt 3.512 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 22.364 tỷ đồng; Tạo việc làm cho 36.000 lao động (kế hoạch 35.000 lao động); Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 34% (kế hoạch 30%), trong đó, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 23% (kế hoạch 20%); Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,85 %.

2. Về cơ cấu lao động:

Dân số trung bình của tỉnh năm 2009 có 2,144 triệu người, dân số khu vực nông thôn 1.526.000 người, chiếm 71,64% so với tổng dân số của tỉnh , trong đó số người trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn chiếm khoảng 60%, trong đó lao động nữ chiếm 49,85%. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng ngày càng tăng, tỷ lệ lao động trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp ngày càng giảm. Năm 2008, cơ cấu lao động trong các lĩnh vực nông nghiệp 67,8%, công nghiệp 9,9% và dịch vụ là 22,3 %. Đến năm 2009, cơ cấu lao động trong các lĩnh vực: nông nghiệp giảm còn 65,7 %, công nghiệp - xây dựng 10 % và thương mại - dịch vụ chiếm khoảng 24,3 %.

Tỉnh An Giang hiện có 156 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 120 xã (chiếm 76,92%), 16 thị trấn và 20 phường. Tính đến cuối năm 2009, cán bộ, công chức cấp xã cả tỉnh có 8.468 người, trong đó: cán bộ chuyên trách là 1.678 người, chiếm 19,82% (gồm 11 chức danh); công chức cấp xã là 1.457 người, chiếm 17,21% (gồm 7 chức danh). Số lượng cán bộ không chuyên trách thuộc UBND xã là 5.333 người (gồm 22 chức danh ở cấp xã và 3 chức danh ở khóm, ấp).

3. Kết quả đào tạo giai đoạn 2006 - 2010:

3.1. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

3.1.1. Kết quả đạt được

a) Về nội dung, chương trình, tài liệu, phương thức đào tạo, bồi dưỡng

- Thực hiện cả 2 loại chương trình (chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh; chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ).

- Hình thức đào tạo, bồi dưỡng được tổ chức đa dạng. Đang áp dụng phương pháp giảng dạy mới, phát huy tính tích cực và tư duy sáng tạo của người học.

b) Về hệ thống trường đào tạo, bồi dưỡng

Tỉnh có 01 trường chính trị cấp tỉnh và mỗi huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có 01 trung tâm bồi dưỡng chính trị.

c) Về xây dựng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên lý luận chính trị và quản lý nhà nước

Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã xây dựng và triển khai các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ giảng viên, báo cáo viên.

Tính đến nay, ở cấp tỉnh có 44 giảng viên, trong đó có 3 tiến sỹ (tỷ lệ 7%), 15 thạc sỹ (tỷ lệ 34%), 26 đại học (tỷ lệ 59%); ngoài ra còn có lực lượng giảng viên kiêm chức đông đảo là lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh. Ở cấp huyện theo quy định hiện hành không có giảng viên mà chỉ có báo cáo viên kiêm chức.

d) Về kinh phí đào tạo, bồi dưỡng

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện chủ yếu từ các nguồn ngân sách Nhà nước trung ương, địa phương và huy động một số nguồn hỗ trợ khác. Tuy nhiên, kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã còn hạn chế.

đ) Kết quả đào tạo, bồi dưỡng

Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan:

- Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn năm 2006 - 2009 là 9.122 lượt cán bộ, chiếm khoảng 52% tổng số cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng.

- Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã đã có những chuyển biến tích cực. Từ năm 2006 - 2009, tỉnh đã đào tạo, bồi dưỡng cho 6.767 lượt cán bộ, công chức cấp xã; bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cho 725 lượt người; tiếng dân tộc thiểu số cho 376 lượt người.

Đến cuối năm 2009, số công chức cấp xã có trình độ từ trung cấp trở lên như sau:

- Số lượng cán bộ chuyên trách giữ chức vụ bầu cử đã thông qua đào tạo và đang học từ trung cấp chuyên môn trở lên là 1.011 người, tỷ lệ 60,25% (tăng 21,25% so với năm 2007).

- Số lượng công chức chuyên môn cấp xã đã thông qua đào tạo và đang học từ trung cấp chuyên môn trở lên là 1.130 người, tỷ lệ 77,56% (tăng 17,56% so với năm 2007).

- Số lượng cán bộ không chuyên trách cấp xã (bao gồm cả Bí thư chi bộ, trưởng khóm, ấp) đã thông qua đào tạo và đang học từ trung cấp chuyên môn trở lên là 1.121 người, tỷ lệ 27,35% (tăng 15,72% so năm 2007).

3.1.2. Hạn chế, yếu kém

- Số lượt cán bộ, công chức chưa đạt tiêu chuẩn trình độ đối với từng chức danh vẫn còn khá lớn.

- Nội dung, chương trình, tài liệu còn lạc hậu; phương pháp đào tạo, bồi dưỡng chậm đổi mới. Nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng còn nặng về lý thuyết, nhẹ về các kỹ năng.

- Việc áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến, sử dụng công nghệ thông tin vào đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã còn ít, chưa phổ biến.

- Quy trình đào tạo, cách thức tổ chức đào tạo còn khép kín, thiếu linh hoạt, thiếu liên thông.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập còn thiếu thốn chưa đồng bộ.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức còn nhiều hạn chế.

3.1.3. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém

- Kinh phí dành cho đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã còn hạn chế.

- Chưa đổi mới mạnh mẽ về nội dung chương trình đào tạo, chưa chú trọng bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hành.

- Hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chưa thực hiện phân cấp hợp lý, cơ sở vật chất còn hạn chế; đội ngũ giảng viên không đồng đều, còn thiếu về số lượng, yếu về kiến thức thực tiễn, kỹ năng sư phạm.

- Thiếu cơ chế tạo sự cạnh tranh trong đào tạo, bồi dưỡng nên cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thiếu năng động trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.

3.2. Dạy nghề cho lao động nông thôn:

3.2.1. Kết quả đạt được:

a) Về kết quả tuyển sinh dạy nghề:

Số lao động nông thôn học nghề ngắn hạn được thực hiện chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg trong giai đoạn 2006 - 2009 là 33.000 người (năm 2006: 6.700 người, năm 2007: 8.700 người, năm 2008: 8.900 người, năm 2009: 8.600 người) và thực hiện chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg năm 2010 là 10.000 người.

b) Về phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề (CSDN):

Mạng lưới cơ sở dạy nghề đã có bước phát triển khá nhanh. Trong 10 năm (2000 - 2010) đã thành lập 4 trường dạy nghề (trước đây chỉ có Trường Công nhân Kỹ thuật), số trung tâm dạy nghề trước đây chưa có, nay là 10 trung tâm dạy nghề (trong đó có 08 trung tâm dạy nghề huyện). Đến nay, cả tỉnh có 33 cơ sở đào tạo nghề gồm 01 trường Cao đẳng nghề, 03 trường trung cấp nghề, 10 trung tâm dạy nghề và 19 cơ sở đào tạo khác có tham gia dạy nghề dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau.

Dạy nghề cho lao động nông thôn được thực hiện dưới nhiều hình thức: dạy nghề chính quy tại CSDN; dạy nghề theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp; dạy nghề lưu động (tại xã, thị trấn); dạy nghề tại doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh - dịch vụ; dạy nghề gắn với các làng nghề; dạy nghề theo hợp đồng đào tạo với doanh nghiệp, dạy nghề cho lao động đi làm việc ngoài nước theo hợp đồng lao động…

Thời gian qua, cơ sở vật chất, thiết bị của nhiều CSDN đã được tăng cường đầu tư từ nhiều nguồn (NSTW, NSĐP, các dự án nước ngoài, đầu tư của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh - dịch vụ, các CSDN tự đầu tư...) Đến nay khoảng 50% số CSDN đã được trang bị bổ sung, nâng cấp đáp ứng một bước yêu cầu của việc thực hành cơ bản; một số trường, trung tâm được trang bị tương đối đồng bộ, hiện đại ở một số nghề (đặc biệt là ở các trường, trung tâm nằm trong danh sách đầu tư trọng điểm của Bộ Lao động - TBXH); một số trường đã có thư viện, phòng thí nghiệm (Trường Cao đẳng nghề, Trường Trung cấp nghề KTKT Công đoàn).

c) Về đội ngũ giáo viên dạy nghề và cán bộ quản lý:

Các năm qua tỉnh đã bổ sung, kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường, trung tâm dạy nghề. Tính đến nay, có trên 310 cán bộ quản lý ở các trường, trung tâm và cơ sở khác có tham dạy nghề trên địa bàn tỉnh.

Đội ngũ giáo viên dạy nghề thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng và phát triển về số lượng. Tính đến tháng 8 năm 2010 toàn tỉnh có trên 450 giáo viên tại các CSDN (trong đó, có 214 giáo viên tại Trường Cao đẳng nghề, 45 giáo viên tại các trường trung cấp nghề, 120 giáo viên tại các TTDN và gần 75 giáo viên thuộc các trường trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở khác có tham gia dạy nghề). Ngoài ra, còn có khoảng 70 người là cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, nông dân sản xuất giỏi, người có tay nghề cao tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn. Các TTDN huyện chưa có giáo viên cơ hữu, hầu hết phải hợp đồng hoặc thỉnh giảng theo tiến độ mở lớp.

d) Về chương trình, giáo trình:

khoảng 40 chương trình dạy nghề ngắn hạn đã được các cơ sở dạy nghề xây dựng và ban hành. Ngoài ra còn có nhiều bộ chương trình, tài liệu chuyển giao công nghệ thông qua các dự án khuyến công, nông, ngư… thuộc lĩnh vực nuôi, trồng, chế biến nông, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp . . .

Trước đây các ngành nghề dạy cho lao động nông thôn chỉ có 22 nghề, đến năm 2008 được bổ sung nâng lên 39 nghề (tăng thêm 17 nghề). Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp có 11 nghề, chiếm 28 %, lĩnh vực phi nông nghiệp có 28 nghề, chiếm 72 %.

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và các văn bản hướng dẫn của bộ, ngành TW, tỉnh đã tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn với 90 nghề: đào tạo trình độ sơ cấp nghề có 34 nghề, trong đó có 33 nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, chiếm 97 % và 01 nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp, chiếm 03 % ; 56 nghề đào tạo thường xuyên dưới 03 tháng, trong đó có 42 nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, chiếm 75 % và 14 nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp, chiếm 25 %.

đ) Về chất lượng và hiệu quả dạy nghề:

Chất lượng và hiệu quả dạy nghề đã được cải thiện, sau khi tham gia các khóa đào tạo, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của người lao động đã được nâng lên; một số nghề người học đã có năng lực tiếp cận và làm chủ được máy móc, thiết bị mới; kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp của người lao động có nhiều tiến bộ, nhờ đó khoảng 60 - 70% người học sau khi tốt nghiệp đã tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay. Ở nhiều địa phương, dạy nghề đã gắn với giải quyết việc làm, tự tạo việc làm; nhiều nông dân sau khi học nghề, bồi dưỡng tay nghề đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, làm giàu tại chỗ theo phương châm “ly nông bất ly hương”.

3.2.2. Những hạn chế, yếu kém

- Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề đến nay đạt khoảng 18,7%, còn thấp so với bình quân chung của cả nước (25%).

- Số lao động chưa học nghề để chuyển đổi ngành nghề còn lớn, đặc biệt là ở các huyện miền núi, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

- Mạng lưới cơ sở dạy nghề nói chung tuy đã phát triển nhưng chủ yếu tập trung ở khu đô thị.

- Cơ cấu trình độ, cơ cấu nghề đào tạo chưa phù hợp; chương trình, giáo trình dạy nghề ngắn hạn chưa được chú trọng đầu tư xây dựng.

- Đội ngũ giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn thiếu về số lượng hạn chế về chất lượng. Hầu hết các Trung tâm Dạy nghề huyện không có giáo viên cơ hữu.

- Cán bộ quản lý dạy nghề ở một số CSDN chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn và thiếu kinh nghiệm quản lý dạy nghề. Ở cấp huyện chưa có cán bộ chuyên trách về công tác dạy nghề.

- Chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn chưa đáp ứng kịp yêu cầu của thị trường lao động.

3.2.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế:

- Một số cơ quan, ban, ngành, cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân nhận thức chưa đầy đủ về vai trò quan trọng của công tác dạy nghề; chưa thực sự coi trọng đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ, phục vụ CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

- Công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy nghề cho lao động nông thôn chưa thường xuyên.

- Nhiều lao động ở vùng sâu, vùng xa, lao động người dân tộc thiểu số có trình độ học vấn thấp, chưa nhận thức đúng về lợi ích của học nghề nên chưa tham gia; nhiều lao động nông thôn do khó khăn về kinh tế, phải lo kiếm sống hàng ngày, không có điều kiện tham gia học nghề.

- Cơ chế, chính sách về dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn được ban hành trước đây chưa phù hợp thực tế, giới hạn về đối tượng; mức hỗ trợ chi phí đào tạo, tiền ăn thấp; mức hỗ trợ ăn, ở, đi lại cho người tàn tật thấp; bất cập trong cơ chế lồng, thủ tục thanh quyết toán kinh phí phức tạp ...

- Công tác thông tin, tuyên truyền, tư vấn về dạy nghề cho lao động nông thôn chưa thực hiện thường xuyên.

- Một số địa phương chưa tích cực và chủ động trong chỉ đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch dạy nghề gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Nguồn kinh phí ngân sách địa phương bố trí cho dạy nghề còn hạn chế; một số địa phương không bố trí được quỹ đất cho việc mở cơ sở dạy nghề; không có chỉ tiêu biên chế giáo viên dạy nghề cơ hữu cho TTDN cấp huyện; việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý của một số TTDN cấp huyện không đảm bảo về tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Ngân sách nhà nước bố trí cho Dự án 7 trong những năm qua đã tăng nhưng vẫn chưa tương xứng với yêu cầu tăng quy mô và nâng cao chất lượng dạy nghề, nhất là dạy nghề cho lao động nông thôn:

- Số lượng trường và TTDN được hỗ trợ đầu tư trong Dự án 7 còn ít (mới chỉ hỗ trợ cho 3 trường (01 Trường Cao đẳng nghề, 02 Trường Trung cấp nghề) và 08 TTDN cấp huyện. Mức kinh phí hỗ trợ cho các TTDN huyện thấp (mỗi TTDN mới được hỗ trợ với mức 500 - 800 trđ/năm); có 05 Trung tâm Dạy nghề mới được đầu tư trong năm 2010.

- Dự án chỉ bố trí kinh phí để xây dựng các chương trình khung dạy nghề trình độ TCN, CĐN; chưa bố trí kinh phí để xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề trình độ SCN và dạy nghề thường xuyên.

Phần II:

NỘI DUNG ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020

I. Đặc điểm tình hình:

1. Dự báo về cơ cấu kinh tế:

Dự báo đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 12,5%, trong đó, khu vực Nông – Lâm - Thuỷ sản tăng 3,20%, khu vực Công nghiệp – Xây dựng tăng 15,84%, khu vực Dịch vụ tăng 14,90%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển biến theo hướng tích cực, đặc biệt là ở khu vực III và khu vực II. Cơ cấu kinh tế đến năm 2015, khu vực I là 25,24%; khu vực II chiếm 17,56%, khu vực III chiếm 57,20%.

2. Dự báo về cơ cấu lao động nông thôn:

Năm 2010 dân số của tỉnh ước có 2.149.545 người; dân số khu vực nông thôn và lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần: năm 2010 dân số khu vực nông thôn chiếm khoảng 70,10%, năm 2015 chiếm 68% và năm 2020 chiếm khoảng 65% với mức giảm bình quân là 0,5%/năm. Dự báo cuối năm 2010 tỷ lệ lao động nông nghiệp là 63%, năm 2015 là 53% và năm 2020 là 43%; tỷ lệ tương ứng trong công nghiệp - xây dựng năm 2010 là 11% , năm 2015 là 16% và năm 2020 là 21%; dịch vụ 26% năm 2010, 31% năm 2015 và 36% vào năm 2020).

(Dự báo chung cả nước, năm 2010 tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động là 49%, năm 2015 là 38% và năm 2020 là 29%; tỷ lệ tương ứng trong công nghiệp - xây dựng năm 2010 là 23%, năm 2015 là 29% và năm 2020 là 36%; khu vực dịch vụ năm 2010 là 28%, năm 2015 là 33%; năm 2020 35%).

3. Nhu cầu lao động qua đào tạo nghề:

An Giang là tỉnh có dân số đông, theo dự báo, đến năm 2015 dân số của tỉnh là 2.207.000 người, số người trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề ở các cấp trình độ bình quân mỗi năm khoảng 30.000 - 31.000 người. Bao gồm các ngành nghề, lĩnh vực như: dệt may: 10.000; chế biến thủy sản: 8.000; lắp ráp điện tử: 5.000; chế biến nông sản thực phẩm: 2.000; Điện Công nghiệp, điện lạnh, điện dân dụng: 1.200; Cơ khí: 1.000; Xây dựng: 700; thương mại, dịch vụ 500 người; du lịch, khách sạn 200 người; các ngành, nghề khác khoảng 800 người.

- Qua khảo sát, điều tra, nhu cầu học nghề của lao động nông thôn bình quân có khoảng 12.000 - 13.000 người/năm.

II. Sự cần thiết phải xây dựng Đề án:

Thời gian qua, mặc dù diện tích đất nông nghiệp có tăng nhờ khai hoang, phục hóa nhưng do quá trình đô thị hóa, đất phát triển công nghiệp và dành cho các nhu cầu khác không ngừng tăng lên nên diện tích đất nông nghiệp giảm, trong khi dân số tăng, dân số khu vực nông thôn và lao động nông nghiệp có xu hướng giảm nhưng tốc độ giảm chậm, làm cho đất nông nghiệp bình quân đầu người giảm.

Khoa học và công nghệ phát triển đã tác động mạnh đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Khoa học và công nghệ trực tiếp giúp nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp... Nhưng do lao động nông thôn tỉnh ta qua đào tạo nghề còn ít nên sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, nhiều nông dân còn hạn chế về khả năng tiếp thu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, cộng với những tác động về giá cả của cơ chế thị trường nên nhiều nông dân gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm làm ra.

Để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng năng suất lao động; giúp một bộ phận lao động nông thôn chuyển đổi sang các ngành nghề khác có thu nhập cao hơn, nhằm cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống. Mặc khác, tỉnh An Giang là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm, đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn nói riêng và cả tỉnh nói chung phải được nâng cao để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Vì vậy, việc xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2020 là rất cần thiết.

III. Cơ sở xây dựng Đề án:

1. Các văn bản của Trung ương:

- Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 18/3/2002 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về ”Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”.

- Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 5/8/2008 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; trong đó có một nhiệm vụ và giải pháp quan trọng là: “Hình thành Chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo hàng năm đào tạo khoảng 1 triệu lao động nông thôn. Thực hiện tốt việc xã hội hoá công tác đào tạo nghề. Đến năm 2020 lao động nông nghiệp còn khoảng dưới 30% lao động xă hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50%”.

- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 26/NQ-TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đặt ra nhiệm vụ: tập trung xây dựng kế hoạch và giải pháp đào tạo cho một bộ phận con em nông dân đủ trình độ, năng lực vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ và chuyển nghề; bộ phận nông dân còn tiếp tục sản xuất nông nghiệp được đào tạo về kiến thức và kỹ năng để thực hành sản xuất nông nghiệp hiện đại; đồng thời tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ sở;

- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.

2. Các văn bản của địa phương:

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 – 2015;

- Chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2011 – 2015;

- Quy hoạch, kế hoạch phát triển dạy nghề của tỉnh đến năm 2015, 2020;

- Kết quả điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn của tỉnh;

- Kế hoạch triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” của các huyện.

IV. Quan điểm:

1. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn, có chính sách bảo đảm thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với lao động nông thôn, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

2. Học nghề là quyền lợi và nghĩa vụ của lao động nông thôn, nhằm tạo việc làm, chuyển nghề, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

3. Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ đào tạo theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.

4. Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình.

5. Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tạo sự chuyển biến sâu sắc về mặt chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn, chức danh cán bộ, công chức, đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở xã phục vụ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

V. Mục tiêu:

1. Mục tiêu tổng quát của tỉnh:

a) Năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 40%; năm 2020, Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65% , trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 50%.

b) Đến 2020, đào tạo nghề cho 170.000 lao động nông thôn và cán bộ công chức xã; bình quân hàng năm đào tạo nghề ngắn hạn khoảng 14.000 lao động nông thôn; đào tạo, bồi dưỡng 3.000 lượt cán bộ, công chức xã;

c) Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế.

d) Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính, quản lý, điều hành kinh tế - xã hội và thực thi công vụ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Giai đoạn 2011 - 2015:

Đào tạo nghề cho 80.000 lao động nông thôn, trong đó:

- Dạy nghề cho khoảng 65.000 lao động nông thôn (20.000 người học nghề nông nghiệp, 45.000 người học nghề phi nông nghiệp), trong đó dạy nghề khoảng 13.000 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Bình quân đào tạo nghề cho khoảng 13.000 người/năm. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 70%.

- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã khoảng 15.000 lượt người, nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội theo chức danh, vị trí đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ. Bình quân đào tạo khoảng 3.000 lượt cán bộ/năm.

2.2. Giai đoạn 2016 - 2020:

Đào tạo nghề cho 90.000 lao động nông thôn, trong đó:

- Khoảng 75.000 lao động nông thôn được học nghề (25.000 người học nghề nông nghiệp, 50.000 người học nghề phi nông nghiệp), trong đó dạy nghề khoảng 20.000 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Bình quân đào tạo nghề cho khoảng 15.000 người/năm. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 80%.

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu cho khoảng 15.000 lượt cán bộ, công chức xã đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý kinh tế - xã hội thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

VI. Phạm vi và đối tượng của Đề án:

1. Dạy nghề cho lao động nông thôn:

a) Dạy nghề nông nghiệp:

- Lĩnh vực dạy nghề: Trồng trọt, chăn nuôi, ngư nghiệp, lâm nghiệp; chế biến nông lâm thủy sản; quản lý tưới tiêu, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường nông thôn; quản lý trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác; dịch vụ nông nghiệp và các lĩnh vực khác.

- Trình độ dạy nghề: Dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng.

- Đối tượng: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học (bao gồm người làm nghề nông, lâm, thủy sản và lao động thủ công, tiểu thương... tại nông thôn). Trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.

- Phương thức dạy nghề được thực hiện đa dạng, linh hoạt: Dạy nghề chính quy tại các cơ sở dạy nghề; dạy nghề lưu động tại các làng, xã ; dạy nghề tại nơi sản xuất, vườn, ao, chuồng, trang trại, các vùng trồng cây nguyên liệu, chuyên canh…

- Cơ sở dạy nghề: Huy động tất cả các cơ sở đào tạo thuộc các cơ quan ban, ngành, địa phương, tổ chức chính trị và xã hội; trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm khuyến nông, khuyến công, trang trại, nông trường, lâm trường, doanh nghiệp, hợp tác xã và các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ ... có đăng ký hoạt động dạy nghề.

b) Dạy nghề phi nông nghiệp:

- Lĩnh vực dạy nghề: Kỹ thuật, công nghệ, sản xuất và chế biến, y tế, dịch vụ xã hội, khách sạn, du lịch và dịch vụ cá nhân, tiểu thủ công nghiệp và các lĩnh vực khác ...

- Trình độ dạy nghề: Dạy nghề ở các cấp trình độ và dạy nghề dưới 3 tháng.

- Đối tượng: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học. Trong đó ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi, người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.

- Phương thức dạy nghề:

+ Đối với dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng được thực hiện đa dạng, linh hoạt: dạy nghề chính quy tại các cơ sở dạy nghề; dạy nghề lưu động tại các làng, xã; dạy nghề tại nơi sản xuất, doanh nghiệp, làng nghề; dạy nghề từ xa đối với những nghề phù hợp (trước mắt là nghề công nghệ thông tin); kết hợp dạy lý thuyết nghề tại cơ sở dạy nghề với thực hành nghề ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ …

+ Đối với dạy nghề trình độ CĐN, TCN: dạy nghề chính quy tại trường; kết hợp dạy lý thuyết nghề tại cơ sở dạy nghề với thực hành nghề ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, dịch vụ; dạy nghề từ xa đối với những nghề phù hợp…

- Cơ sở dạy nghề: Huy động tất cả các cơ sở đào tạo thuộc các cơ quan, ban ngành, địa phương, tổ chức chính trị và xã hội (trường CĐN, TCN, TTDN; trường ĐH, CĐ, TCCN), các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ … có đăng ký hoạt động dạy nghề.

2. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã:

- Lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng: Kiến thức, kỹ năng xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế địa phương cấp xã; kiến thức về ô nhiễm môi trường, sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm và các kỹ năng quản lý nhà nước ở cấp xã trong các lĩnh vực đó; kiến thức về quản lý kinh tế nông nghiệp; kiến thức về bảo quản nông sản hàng hóa và tổ chức thực hiện tại cấp xã; kiến thức và kỹ năng tổ chức tiêu thụ hàng hoá nông sản; kiến thức và kỹ năng tổ chức nhân dân phòng chống và khắc phục các hiểm hoạ thiên nhiên; kiến thức và kỹ năng tổ chức thực hiện các vấn đề về an sinh xã hội vùng nông thôn; kiến thức và kỹ năng tổ chức sản xuất hàng hoá nông nghiệp; kiến thức và kỹ năng quản lý sản xuất của địa phương với quy mô sản xuất lớn, các mô hình hợp tác xã kiểu mới; kiến thức về xây dựng dự án và quản lý, tổ chức thực hiện dự án.

- Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng: Cán bộ chuyên trách đảng, đoàn thể chính trị - xã hội, chính quyền và công chức chuyên môn xã; cán bộ nguồn bổ sung thay thế cho cán bộ, công chức xã đến tuổi nghỉ công tác hoặc thiếu hụt do cơ học có độ tuổi phù hợp với quy hoạch cán bộ đến năm 2015 và đến năm 2020. Dự kiến khoảng 3.000 người.

- Hình thức và phương pháp đào tạo: Sử dụng linh hoạt các hình thức đào tạo tập trung, bán tập trung, vừa làm vừa học... Tiến hành giảng dạy theo các phương pháp mới tích cực, phát huy tính tự giác, chủ động và tư duy sáng tạo của người học, tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa giảng viên với học viên và giữa các học viên.

- Cơ sở đào tạo: Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, trường chính trị tỉnh, các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức của các bộ, ngành; gắn kết và mở rộng sự liên kết với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp theo hướng xã hội hóa công tác đào tạo, bồi dưỡng có sự hỗ trợ của nhà nước (đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu: về nội dung, giáo trình, phương pháp, địa điểm, thời gian, kinh phí…).

IV. Giải pháp thực hiện Đề án:

Để thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2020” cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cơ bản như sau:

1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội, của cán bộ, công chức xã và lao động nông thôn về vai trò của đào tạo nghề đối với việc tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn:

- Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2020. Hàng năm xây dựng kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện.

- Các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các hội nghề nghiệp tăng cường tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn; tư vấn học nghề, việc làm miễn phí và vận động các thành viên của mình tham gia học nghề.

- Tăng cường tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề, về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập để người lao động nông thôn biết và tích cực tham gia học nghề.

- Đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường THCS, THPT để học sinh có nhận thức đúng đắn về học nghề và chủ động lựa chọn các loại hình học nghề phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của mình.

2. Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn:

Chính sách hỗ trợ thực hiện trên cơ sở quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “ Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 ” và theo các quy định hiện hành..

2.1. Chính sách đối với người học:

a) Chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn như sau:

- Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế); hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khoá học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.

- Lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế).

- Lao động nông thôn khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học (mức hỗ trợ cụ thể theo từng nghề và thời gian học nghề thực tế).

Ngoài quy định chung, UBND tỉnh sẽ ban hành chính sách bổ sung đối với đối tượng khó khăn.

b) Về tín dụng đối với học sinh, sinh viên như sau:

Lao động nông thôn học nghề được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Lao động nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề.

c) Bổ sung đối tượng được hưởng chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú theo Quyết định số 267/2005/QĐ-TTg ngày 31/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ như sau:

Lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo học các khóa học trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề được hưởng chính sách học nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú;

d) Lao động nông thôn sau khi học nghề nếu có nhu cầu vay vốn thì được vay các vốn do Ngân hàng Chính sách Xã hội quản lý như: Chương trình giảm nghèo, Quỹ quốc gia về Việc làm thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia về Việc làm để tự tạo việc làm.

đ) Mỗi lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách của Đề án này. Những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án này. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của Đề án này nhưng tối đa không quá 03 lần.

2.2. Chính sách đối với giáo viên, giảng viên:

a) Giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề thường xuyên phải xuống địa bàn xã thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để dạy nghề với thời gian từ 15 ngày trở lên trong tháng được hưởng phụ cấp lưu động hệ số 0,2 so với mức lương tối thiểu chung như đối với giáo viên thực hiện công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục thường xuyên phải xuống thôn, bản, phum, sóc theo quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ quy định một số chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn.

b) Giáo viên của các cơ sở dạy nghề công lập ở các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số được giải quyết nhà công vụ như đối với giáo viên ở các cơ sở giáo dục mầm non đến các cấp học phổ thông theo quy định tại Quyết định số 20/2008/QĐ-TTg ngày 1/2/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012.

c) Người dạy nghề (cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và các trung tâm khuyến nông, ngư, công, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề lao động nông thôn) được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 25.000đ/giờ; người dạy nghề là các tiến sỹ khoa học, tiến sỹ trong lĩnh vực nông nghiệp, nghệ nhân cấp tỉnh trở lên được trả tiền công giảng dạy với mức tối thiểu 300.000đ/ buổi. Mức cụ thể do cơ sở dạy nghề quyết định. Đối với một số nghề đặc thù, nghề xã hội đang cần … tổ chức lớp đào tạo tại vùng núi, vùng sâu, vùng xa, ngân sách địa phương hỗ trợ thêm (vùng hỗ trợ, mức hỗ trợ, danh mục ngành nghề được hỗ trợ … sẽ do UBND tỉnh ban hành.

d) Xây dựng các tiêu chuẩn, chế độ, cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút những người giỏi, có năng lực giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; những người hoạt động trên các lĩnh vực, mọi thành phần tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng; thu hút những người có năng lực đang công tác tại các cơ quan đơn vị tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm chức.

Các chính sách quy định trong Đề án này sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với sự biến động của giá cả và biến động kinh tế- xã hội hàng năm và từng thời kỳ theo quy định chung của nhà nước.

3. Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề:

3.1. Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề:

Tiếp tục rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới CSDN, trong đó chú trọng phát triển các CSDN cho lao động nông thôn (CSDN công lập, tư thục, CSDN tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, lâm trường, vùng chuyên canh, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các CSDN tiểu thủ công mỹ nghệ) theo nghề và cấp trình độ đào tạo đến năm 2020:

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho các trường trung cấp nghề (được nâng cấp từ trung tâm dạy nghề huyện).

- Tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực của 05 TTDN huyện đã được thụ hưởng Dự án “ Tăng cường năng lực dạy nghề ” nhưng ở mức thấp (do mới được đầu tư trong năm 2010) là: TTDN Tịnh Biên, An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Phú Tân.

- Đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập CSDN cho lao động nông thôn; thu hút các CSDN tư thục, các cơ sở giáo dục (trường ĐH, CĐ, TCCN, TTGDTX), các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn.

3.2. Phối hợp với các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức của các bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo hướng xã hội hóa có sự hỗ trợ của nhà nước (đặt hàng đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu: về nội dung, giáo trình, phương pháp, địa điểm, thời gian, kinh phí…).

4. Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý:

4.1. Phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề :

- Tiến hành điều tra, khảo sát, đánh giá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề để có kế hoạch đào tạo và tuyển dụng đáp ứng yêu cầu về số lượng (đối với TTDN mỗi nghề tối thiểu có 01 giáo viên cơ hữu), chất lượng và cơ cấu nghề đào tạo.

- Huy động nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến nông - ngư, khuyến công, nông dân sản xuất giỏi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Có kế hoạch đào tạo và gửi đi đào tạo nghiệp vụ sư phạm dạy nghề và bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghề cho những người tham gia dạy nghề chưa đạt chuẩn để bổ sung giáo viên cho các TTDN chưa đủ giáo viên cơ hữu.

- Bổ sung mỗi huyện có 01 biên chế chuyên trách về công tác dạy nghề thuộc phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

4.2. Phát triển đội ngũ giảng viên, báo cáo viên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã:

- Thực hiện tốt các chế độ, chính sách, cơ chế đãi ngộ phù hợp để thu hút những người giỏi, có năng lực giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; những người hoạt động trên các lĩnh vực, mọi thành phần tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng; thu hút những người có năng lực đang công tác tại các cơ quan đơn vị tham gia giảng dạy theo chế độ kiêm chức. Nghiên cứu kiện toàn tổ chức, biên chế của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, đặc biệt chú trọng đến trường chính trị tỉnh.

- Đào tạo, bồi dưỡng cho giảng viên của trường chính trị tỉnh, báo cáo viên các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện đáp ứng với chương trình, nội dung giảng dạy.

- Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, báo cáo viên phương pháp giảng dạy mới, truyền đạt tích cực, chú trọng thực tế thực hành và xử lý các tình huống, phù hợp đối tượng giảng dạy là người lớn.

- Kiện toàn tổ chức, biên chế, bổ sung lực lượng, giảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

5. Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu:

5.1. Phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên:

- Tiếp tục bổ sung và phát triển chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu của thị trường lao động, thường xuyên cập nhật kỹ thuật, công nghệ mới.

- Huy động cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, nghệ nhân, người lao động có tay nghề cao tại các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh, các trung tâm khuyến công, nông, ngư, nông dân sản xuất giỏi tham gia xây dựng chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề cho lao động nông thôn.

5.2. Tham gia xây dựng các chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức xã:

- Trong năm 2010, 2011 tham gia điều tra xác định những nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu đào tạo của cán bộ, công chức xã trong giai đoạn 2011-2015 và đến năm 2020 theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

- Trên sở sở hướng dẫn của Bộ Nội vụ, tổ chức tham gia xây dựng và áp dụng chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với từng đối tượng cán bộ, công chức xã (đồng bằng, miền núi, vùng dân tộc…) theo từng giai đoạn phát triển (đến năm 2015 và đến năm 2020).

6. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện đề án:

- Tiếp cận phương pháp thu thập và xử lý thông tin, phần mềm quản lý đề án ở cấp tỉnh (do TW xây dựng và hướng dẫn áp dụng).

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện đề án ở các cấp hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ. Lấy cấp huyện làm địa bàn chính để thực hiện.

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung đề án; tình hình quản lý và sử dụng ngân sách của đề án ở huyện, tỉnh, báo cáo TT.UBND tỉnh và Trung ương theo quy định.

V. Các hoạt động của Đề án:

A. Dạy nghề cho lao động nông thôn:

Kinh phí thực hiện theo từng nội dung hoạt động của Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2020” được tính toán dựa trên cơ sở mức kinh phí thực hiện các hoạt động của đề án do TW xây dựng trên phạm vị toàn quốc.

1. Hoạt động 1: Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn.

a) Nội dung chủ yếu

- Phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dạy nghề cho lao động nông thôn.

- Triển khai tuyên truyền về dạy nghề lao động nông thôn trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Xây dựng, biên soạn tài liệu và tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, vận động đối với đội ngũ tuyên truyền viên là cán bộ của Hội nông dân và cán bộ xã.

- Tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn.

- Tổ chức biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với những người có nhiều đóng góp trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn.

b) Kinh phí dự kiến: 3 tỷ đồng, trong đó:

- Giai đoạn 2011 - 2015: 1,5 tỷ đồng;

- Giai đoạn 2016 - 2020: 1,5 tỷ đồng.

(chi tiết của hoạt động xem phụ lục 02, phụ lục 04 đính kèm)

2. Hoạt động 2: Điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn.

a) Nội dung chủ yếu:

- Xác định danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn.

- Xác định nhu cầu học nghề của lao động nông thôn theo từng nghề, khu vực và cấp trình độ.

- Xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề (số lượng, chất lượng, cơ cấu) của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế và thị trường lao động.

- Dự báo nhu cầu sử dụng lao động nông thôn qua đào tạo đến năm 2020.

- Xác định năng lực đào tạo của các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn gồm: mạng lưới, nghề đào tạo, chương trình, học liệu, giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề.

b) Kinh phí thực hiện 07 tỷ đồng, trong đó:

- Thực hiện giai đoạn 2011 - 2015: 03 tỷ đồng;

- Thực hiện giai đoạn 2016 - 2020: 04 tỷ đồng.

(chi tiết của hoạt động xem phụ lục 02, phụ lục 04 đính kèm)

3. Hoạt động 3: Thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn.

a) Nội dung chủ yếu:

Chọn ra một số mô hình dạy nghề có tính khả thi cao, đạt hiệu quả kinh tế - xã hội (người học nghề có khả năng tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm); mô hình có tính đại diện của từng địa phương nhưng có khả năng nhân rộng trên địa bàn tỉnh. Dự kiến có 02 nhóm mô hình gồm: mô hình dạy nghề nông nghiệp, mô hình dạy nghề phi nông nghiệp.

b) Kinh phí dự kiến: 800 triệu đồng để thực hiện trong năm 2011 và năm 2016, trong đó:

- Thực hiện giai đoạn 2011 - 2015: 400 triệu đồng;

- Thực hiện giai đoạn 2016 - 2020: 400 triệu đồng.

(chi tiết của hoạt động xem phụ lục 02, phụ lục 04 đính kèm)

4. Hoạt động 4: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề đối với các CSDN công lập.

a) Nội dung chủ yếu:

Hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề công lập gồm: các trường trung cấp nghề được nâng cấp từ trung tâm dạy nghề huyện, các trung tâm dạy nghề huyện chưa đầu tư hoặc đã đầu tư nhưng ở mức thấp.

b) Kinh phí dự kiến: 148 tỷ đồng, trong đó:

- Giai đoạn 2011 - 2015: 92 tỷ đồng;

- Giai đoạn 2016 - 2020: 56 tỷ đồng.

(chi tiết của hoạt động xem phụ lục 02, phụ lục 04 đính kèm)

5. Hoạt động 5: Xây dựng, phát triển chương trình, giáo trình, học liệu phục vụ cho dạy nghề.

a) Nội dung chủ yếu

Xây dựng 200 chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề (giáo trình, tài liệu hướng dẫn, băng, đĩa hình…) để đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng theo yêu cầu của thị trường lao động, bình quân 20 bộ/năm.

b) Kinh phí dự kiến: 2,5 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2011 - 2015: 01 tỷ đồng;

- Giai đoạn 2016 - 2020: 1,5 tỷ đồng.

(chi tiết của hoạt động xem phụ lục 02, phụ lục 04 đính kèm)

6. Hoạt động 6: Phát triển giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề.

a) Nội dung chủ yếu

- Đào tạo nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề cho 250 người để bổ sung giáo viên dạy nghề cho các trung tâm dạy nghề mới thành lập và các trung tâm dạy nghề đã thành lập nhưng chưa đủ số giáo viên cơ hữu.

- Bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và tư vấn chọn nghề, tìm và tự tạo việc làm cho lao động nông thôn cho 50 lượt người.

b) Kinh phí dự kiến: 3,70 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2011 - 2015: 1,5 tỷ đồng;

- Giai đoạn 2016 - 2020: 2,2 tỷ đồng.

(chi tiết của hoạt động xem phụ lục 02, phụ lục 04 đính kèm)

7. Hoạt động 7: Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề.

a) Nội dung chủ yếu

- Hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) và đặt hàng dạy nghề cho 135 ngàn lao động nông thôn. Trong đó dạy nghề cho trên 28 ngàn lao động nông thôn thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế.

- Mức hỗ trợ chi phí dạy nghề được UBND tỉnh phê duyệt theo từng nghề cụ thể trước khi triển khai thực hiện, nhưng không vượt mức trần tối đa Trung ương quy định.

- Chi phí quản lý: Theo quy định hiện hành, trong chi phí dạy nghề cho lao động nông thôn có chi phí quản lý 5%. Chi phí này được phân chia như sau:

+ 3% chi phí quản lý trích cho đơn vị dạy nghề để chi cho công tác quản lý lớp học.

+ 2% chi phí quản lý trích cho cơ quan quản lý trực tiếp và ký hợp đồng với đơn vị dạy nghề để chi trả phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp làm thêm giờ cho cán bộ phục vụ công tác này, văn phòng phẩm, hội nghị triển khai, sơ, tổng kết, học tập kinh nghiệm, chi cho hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020,…

b) Kinh phí dự kiến: 202,5 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2011 - 2015: 90 tỷ đồng;

- Giai đoạn 2016 - 2020: 112,5 tỷ đồng.

(chi tiết của hoạt động xem phụ lục 02, phụ lục 04 đính kèm)

8. Hoạt động 8: Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án.

a) Nội dung chủ yếu

- Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án ở các huyện trong tỉnh hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ.

- Báo cáo, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung Đề án; tình hình quản lý và sử dụng ngân sách của Đề án ở các huyện và tỉnh.

b) Kinh phí dự kiến là 1,5 tỷ đồng.

- Giai đoạn 2011 - 2015: 0,6 tỷ đồng;

- Giai đoạn 2016 - 2020: 0,9 tỷ đồng.

(chi tiết của hoạt động xem phụ lục 02, phụ lục 04 đính kèm)

9. Tổng kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí thực hiện 08 nội dung hoạt động của đề án (phần dạy nghề cho lao động nông thôn) là 369 tỷ đồng, được phân ra như sau:

9.1. Kinh phí theo tiến độ thực hiện

- Giai đoạn 2011 - 2015: 190 tỷ đồng;

- Giai đoạn 2016 - 2020: 179 tỷ đồng.

9.2. Kinh phí theo tính chất nguồn vốn

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 309 tỷ đồng;

- Ngân sách địa phương: 54 tỷ đồng;

- Nguồn huy động xã hội hóa: 6 tỷ đồng.

9.3. Kinh phí theo nguồn vốn, dự kiến

- Vốn sự nghiệp: 269 tỷ đồng

- Vốn đầu tư: 100 tỷ đồng

B. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã:

1. Hoạt động 1: Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng.

a) Nội dung chủ yếu

- Tổ chức điều tra xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức xã trong giai đoạn 2011 – 2020 theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

- Đóng góp với Bộ Nội vụ (khi có yêu cầu) trong việc xây dựng danh mục chương trình, nội dung cần đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ, công chức xã theo từng đối tượng cụ thể.

b) Kinh phí dự kiến: 0,1 tỷ đồng (thực hiện năm 2011).

2. Hoạt động 2: Xây dựng các chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng.

a) Nội dung chủ yếu:

- Xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn đối với mỗi chức danh công chức, chức danh cán bộ quản lý xã.

- Xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo từng vùng, miền (miền núi, vùng dân tộc thiểu số).

b) Kinh phí dự kiến: 0,4 tỷ đồng.

3. Hoạt động 3: Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên.

a) Nội dung chủ yếu:

- Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên của trường chính trị tỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện đáp ứng chương trình, nội dung giảng dạy.

- Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên phương pháp giảng dạy mới, truyền đạt tích cực, chú trọng thực tế năng lực thực hành và khả năng xử lý các tình huống, phù hợp đối tượng giảng dạy học là người lớn (đào tạo, bồi dưỡng trong và ngoài nước).

b) Kinh phí dự kiến: 1 tỷ đồng.

4. Hoạt động 4: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã.

a) Nội dung chủ yếu: Đào tạo, bồi dưỡng cho khoảng 30.000 lượt cán bộ, công chức xã.

b) Kinh phí dự kiến: 30,5 tỷ đồng.

(chi tiết của hoạt động này xem phụ lục 06 đính kèm)

Tổng kinh phí thực hiện 04 hoạt động của Đề án (Phần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã) là 32 tỷ đồng (Ngân sách Trung ương) .

VI. Kinh phí và cơ chế tài chính của Đề án:

1. Tổng kinh phí thực hiện Đề án (từ năm 2011 - 2020) dự kiến là 401 tỷ đồng, gồm:

- Kinh phí dạy nghề lao động nông thôn: 369 tỷ đồng.

- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã: 32 tỷ đồng.

2. Kinh phí của Đề án theo tiến độ thực hiện

Tổng kinh phí thực hiện từ năm 2011 - 2020: 401 tỷ đồng , trong đó:

- Giai đoạn 2011 - 2015: 207 tỷ đồng (trong đó kinh phí về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã là 17 tỷ đồng).

- Giai đoạn 2016 - 2020: 194 tỷ đồng (trong đó kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã là 15 tỷ đồng).

3. Kinh phí của Đề án phân theo nguồn vốn (từ năm 2011 - 2020):

- Ngân sách TW: 341 tỷ đồng (đào tạo, bồi dưỡng CBCC xã 32 tỷ đồng);

- Ngân sách ĐP: 54 tỷ đồng;

- Nguồn huy động xã hội hóa: 06 tỷ đồng (chỉ huy động phần dạy nghề cho lao động nông thôn).

4. Cơ chế tài chính của Đề án:

- Ngân sách Trung ương, địa phương đảm bảo kinh phí để thực hiện chính sách hỗ trợ lao động nông thôn học nghề, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã và thực hiện các chính sách, giải pháp và hoạt động của đề án (theo điểm 4, mục VI, Điều 1 Quyết định số 1956/QĐ-TTg). Kinh phí của giai đoạn 2011- 2020 được bố trí và thực hiện theo cơ chế quản lý của chương trình mục tiêu quốc gia.

- Huy động thêm nguồn lực của các tổ chức quốc tế, các cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng để bổ sung cho việc thực hiện đề án (các doanh nghiệp được trừ để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật đối với các khoản chi phí, hỗ trợ của doanh nghiệp cho dạy nghề).

VII. Tổ chức thực hiện:

1. Phối hợp thực hiện theo trách nhiệm của từng sở, ngành:

a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Là cơ quan thường trực đề án; chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Nội vụ xác định tổng hợp nội dung và nhu cầu kinh phí hàng năm và từng giai đoạn của đề án; gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư tổng hợp trình UBND tỉnh.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Nội vụ và các Sở, ngành có liên quan điều phối và hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách, giải pháp và hoạt động của Đề án.

- Hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn hàng năm, 5 năm; tổng hợp nhu cầu kinh phí gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư để trình UBND tỉnh đưa vào dự toán Ngân sách nhà nước.

- Dự kiến phân bổ kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn cho các địa phương có cơ sở dạy nghề .

- Chủ trì tổ chức các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn;

- Phối hợp với các Sở, ngành có liên quan hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Đề án (bao gồm cả việc hướng dẫn lựa chọn cơ sở dạy nghề, cơ sở giáo dục - đào tạo, doanh nghiệp… đủ điều kiện tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn theo chính sách của Đề án này).

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề cho lao động nông thôn; định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện Đề án.

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức xây dựng danh mục nghề, chương trình dạy nghề các nghề nông nghiệp trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp chung toàn tỉnh.

c) Sở Nội vụ:

- Chủ trì tổ chức thực hiện, chỉ đạo việc đánh giá, tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo các mục tiêu đã định; đề xuất sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về đào tạo cán bộ, công chức xã; tham gia xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã.

- Tổng hợp nhu cầu và phân bổ kinh phí hàng năm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn các huyện bố trí 01 biên chế chuyên trách theo dõi về công tác dạy nghề.

- Phối hợp với các cơ quan có liên quan lựa chọn các trường đại học, cao đẳng, trung cấp tham gia bồi dưỡng cán bộ, công chức xã.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã; định kỳ hàng năm báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.

- Tổ chức, chỉ đạo các địa phương tiến hành xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã; xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã đến năm 2015 và đến năm 2020.

- Chủ trì và phối hợp với các Sở, ngành, cơ quan có liên quan trong việc nghiên cứu đề xuất những chương trình, nội dung kiến thức, kỹ năng cần phải trang bị cho cán bộ, công chức xã, kể cả kiến thức cập nhật (đến năm 2015 và đến năm 2020) và tham gia góp ý xây dựng các nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

- Chủ trì hướng dẫn thực hiện các quy định về tiêu chuẩn, chế độ, chính sách, cơ chế đãi ngộ giảng viên.

- Hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã theo 3 giai đoạn: đến năm 2010; từ năm 2011 đến 2015 và từ năm 2016 đến 2020 trên cơ sở nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch cán bộ, công chức xã của địa phương.

- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện đào tạo, bồi dưỡng công chức xã; định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp.

d) Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Đổi mới chương trình và nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông để học sinh có thái độ đúng đắn về học nghề và chủ động lựa chọn các loại hình học nghề sau phổ thông.

- Phối hợp với Sở Nội vụ lựa chọn các cơ sở đào tạo trong ngành giáo dục tham gia bồi dưỡng cán bộ, công chức xã.

e) Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Trên cơ sở dự toán kinh phí của Sở lao động - Thương binh và Xã hội, xem xét, cân đối , bố trí kinh phí để thực hiện đề án từ năm 2010 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nội vụ hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính, đầu tư đối với các chính sách, hoạt động trong đề án; phối hợp kiểm tra, giám sát thực hiện đề án.

g) Sở Tài chính:

- Bố trí kinh phí để thực hiện Đề án từ năm 2010 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định danh mục ngành nghề đào tạo và định mức kinh phí hỗ trợ cho từng nghề, trình UBND tỉnh phê duyệt trước khi triển khai thực hiện.

- Chủ trì hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính, đầu tư đối với các chính sách, hoạt động trong đề án; phối hợp kiểm tra, giám sát thực hiện đề án.

h) Sở Công thương:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan để cung cấp thông tin thị trường hàng hóa, hỗ trợ việc tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp cho lao động nông thôn đến cấp xã.

- Phối hợp với Sở Nội vụ trong việc nghiên cứu, đề xuất những chương trình, nội dung kiến thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

i) Sở Thông tin truyền thông:

Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

k) Các Sờ, ngành có liên quan:

Chỉ đạo các cơ sở dạy đào tạo nghề thuộc phạm vi quản lý chủ động tham gia các hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo theo kế hoạch thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn của các tỉnh.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:

a) Xây dựng Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện trên cơ sở đề án này và Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện đến năm 2020.

b) Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm, trong đó xác định cụ thể các nội dung:

c) Rà soát đề xuất bổ sung danh mục nghề đào tạo, phân giao chỉ tiêu đào tạo cho các xã, thị trấn trên cơ sở nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và của thị trường lao động;

- Huy động các cơ sở đào tạo có đủ điều kiện tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn theo chính sách của đề án này;

- Ngoài mức hỗ trợ tối đa nêu trong đề án này, từng địa phương tùy theo khả năng nguồn ngân sách của mình mà quyết định mức hỗ trợ bổ sung cho người học.

d) Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức xã hàng năm.

e) Sử dụng có hiệu quả kinh phí trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã.

g) Chỉ đạo các cơ quan phát thanh, truyền hình, các phương tiện thông tin đại chúng có chuyên mục tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

h) Bố trí mỗi huyện có 01 cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý dạy nghề ở Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

i) Theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện đề án và định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình thực hiện đề án gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động - TBXH.

3. Đề nghị các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp:

a) Hội Nông dân tỉnh chủ trì tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nông dân tham gia học nghề; tư vấn miễn phí về dạy nghề, việc làm; tham gia dạy nghề và giám sát tình hình thực hiện đề án ở địa phương;

b) Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh An Giang tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, tư vấn về học nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn trong đề án này vào các nội dung phù hợp của Đề án "Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm việc làm giai đoạn 2008-2015”.

c) Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội khác tham gia vào các hoạt động phù hợp của Đề án ./.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 2442/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu2442/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành28/12/2010
Ngày hiệu lực28/12/2010
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Giáo dục
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật13 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 2442/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 2442/QĐ-UBND năm 2010 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 2442/QĐ-UBND năm 2010 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu2442/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh An Giang
                Người kýLê Minh Tùng
                Ngày ban hành28/12/2010
                Ngày hiệu lực28/12/2010
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Giáo dục
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật13 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 2442/QĐ-UBND năm 2010 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 2442/QĐ-UBND năm 2010 Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

                  • 28/12/2010

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 28/12/2010

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực