Quyết định 38/2011/QĐ-UBND

Quyết định 38/2011/QĐ-UBND về Quy định cơ chế cho vay và thu hồi nguồn vốn đầu tư thực hiện Dự án Năng lượng nông thôn II (REII) trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Quyết định 38/2011/QĐ-UBND cho vay thu hồivốn đầu tư Dự án Năng lượng nông thôn đã được thay thế bởi Quyết định 45/2017/QĐ-UBND thu hồi nguồn vốn đầu tư Dự án năng lượng nông thôn II Vĩnh Phúc và được áp dụng kể từ ngày 20/11/2017.

Nội dung toàn văn Quyết định 38/2011/QĐ-UBND cho vay thu hồivốn đầu tư Dự án Năng lượng nông thôn


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 38/2011/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 13 tháng 10 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ CHO VAY VÀ THU HỒI NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN NĂNG LƯỢNG NÔNG THÔN II (REII) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND & UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;

Căn cứ Quyết định số 864/QĐ-TTg ngày 10/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt tổng thể Dự án năng lượng nông thôn II vay vốn WB;

Căn cứ Hiệp định tín dụng phát triển (Dự án Năng lượng nông thôn 2) giữa Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hiệp hội phát triển quốc tế số 4000-VN ký kết ngày 27/6/2005; Hiệp định tài trợ (sửa đổi và viết lại Hiệp định tín dụng phát triển Dự án Năng lượng Nông thôn 2) giữa Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hiệp hội phát triển quốc tế, tín dụng số 4000-VN; tín dụng số 45760-VN ký kết ngày 09/7/2009;

Căn cứ kế hoạch triển khai thực hiện dự án Năng lượng nông thôn 2 của Bộ Công Thương;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại tờ trình số 520/TTr-STC ngày 23/9/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định về cơ chế cho vay và thu hồi nguồn vốn đầu tư thực hiện Dự án Năng lượng nông thôn II trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (REII-Vĩnh Phúc).

Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, Ban, Ngành, UBND huyện, thị có liên quan hướng dẫn, triển khai thực hiện Quy định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương; Sở Tài chính; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành; Giám đốc KBNN tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn có tham gia dự án REII; Công ty Điện lực Vĩnh Phúc; Các đơn vị kinh doanh điện nông thôn; Các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- VP Chính phủ;
- Bộ Tài chính;
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Cục quản lý nợ và TCĐN – Bộ TC;
- CPCT, CPVP;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Như Điều 3;
- Website Chính phủ;
- Công báo, Cổng TTĐT;
- Đài PTTH tỉnh;
- Báo Vĩnh Phúc;
- CVNCTH;
- Lưu: VT (k-200b).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Quang Hồng

 

QUY ĐỊNH

CƠ CHẾ CHO VAY VÀ THU HỒI NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN DỰ ÁN NĂNG LƯỢNG NÔNG THÔN II (REII) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 38/2011/QĐ-UBND ngày 13/10/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:

1 Phạm vi áp dụng: Tất cả các xã, thị trấn tham gia Dự án REII – Vĩnh Phúc trên địa bàn tỉnh.

2. Đối tượng áp dụng: Là các đơn vị kinh doanh điện nông thôn (bao gồm cả Công ty điện lực Vĩnh Phúc) - gọi tắt là LDU.

Điều 2. Nguyên tắc cho vay và thu hồi vốn:

- UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho các LDU vay không phải vốn bằng tiền; mà là toàn bộ giá trị đầu tư công trình lưới điện hạ thế nông thôn được xây dựng hoàn thành từ dự án REII, bàn giao cho các LDU quản lý vận hành và kinh doanh.

- Lãi suất cho vay và lãi suất quá hạn được tính đúng bằng lãi suất vay vốn của UBND tỉnh với Ngân hàng phát triển Việt Nam nhằm tạo điều kiện cho các LDU có thể trả được nợ gốc và lãi vay.

- Các LDU phải hoàn trả toàn bộ nợ gốc và lãi vay theo đúng thời hạn quy định.

Điều 3. Hình thức văn bản cho vay: Áp dụng hình thức Hợp đồng kinh tế giữa các bên.

Điều 4. Giá trị cho vay

Giá trị cho vay là tổng giá trị quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng của UBND tỉnh Vĩnh Phúc (bao gồm 2 nguồn vốn: Nguồn vốn vay từ Ngân hàng thế giới và nguồn vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh).

Trường hợp công trình chưa được UBND tỉnh phê duyệt quyết toán vốn đầu tư thì giá trị cho vay được tạm tính theo giá trị dự toán được duyệt và sẽ được điều chỉnh lại theo giá trị quyết toán vốn đầu tư công trình khi được phê duyệt.

Điều 5. Cơ quan đại diện cho vay: UBND tỉnh Vĩnh Phúc uỷ quyền cho Sở Công Thương Vĩnh Phúc thực hiện ký kết Hợp đồng kinh tế với các LDU.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 6. Các bên ký kết hợp đồng kinh tế:

1. Bên cho vay – Bên A: UBND tỉnh Vĩnh Phúc do Sở Công thương Vĩnh Phúc làm đại diện được uỷ quyền.

2. Bên nhận vay – Bên B: Các LDU.

Điều 7. Các quy định về thời gian cho vay, lãi suất cho vay, kỳ trả nợ và tài khoản thu nợ:

1. Thời gian cho vay: 20 năm, bắt đầu tính từ ngày 01 đầu quý kế tiếp sau kể từ ngày LDU nhận bàn giao công trình lưới điện hoàn thành đưa vào sử dụng; không có thời gian ân hạn.

Đối với các LDU đã nhận bàn giao công trình lưới điện trước ngày Quy định này có hiệu lực thì thời gian vay bắt đầu được tính từ ngày 01 đầu quý kế tiếp sau ngày có hiệu lực của Quy định này.

2. Lãi suất cho vay và lãi suất quá hạn:

- Lãi suất cho vay: Tính trên số dư nợ gốc đầu kỳ trả nợ.

+ Lãi suất tính theo năm: 1%/năm;

+ Lãi suất tính theo kỳ trả nợ 3 tháng là: 0,25%/kỳ.

- Lãi suất quá hạn: tính trên số nợ quá hạn (nợ gốc, tiền lãi) được tính từ ngày đến hạn không trả cho đến ngày trả được nợ.

+ Lãi suất quá hạn theo năm: 1,3%/năm;

+ Lãi suất quá hạn theo ngày: = 1,3%/360.

3. Kỳ trả nợ gốc và lãi vay:

- Kỳ trả nợ gốc: được chia làm 80 kỳ, một kỳ bằng 3 tháng, như sau:

+ 5 năm đầu: trả làm 20 kỳ, mỗi kỳ trả 1% tổng số nợ gốc.

+ Từ năm thứ 6 đến năm thứ 10: trả 20 kỳ, mỗi kỳ trả 1,25% tổng số nợ gốc.

+ Từ năm thứ 11 đến năm thứ 20: trả 40 kỳ, mỗi kỳ trả 1,375% tổng số nợ gốc.

- Kỳ trả lãi vay: như phân kỳ trả nợ gốc, số tiền lãi được tính trên số dư nợ gốc đến thời điểm trả nợ nhân với lãi suất cho vay.

- Trả lãi quá hạn: Tiền lãi quá hạn bằng số dư nợ gốc x Số ngày quá hạn x Lãi suất quá hạn theo ngày.

- Thời điểm trả nợ: Nợ gốc và lãi vay từng kỳ được thanh toán vào các ngày: 05/01; 05/4; 05/7; và 05/10 hàng năm.

- Phương thức thanh toán: Bằng chuyển khoản hoặc nộp bằng tiền mặt vào tài khoản tiền gửi ngân sách tỉnh.

4. Tài khoản thu nợ:

Mở tài khoản tiền gửi ngân sách tỉnh riêng do Sở Tài chính làm chủ tài khoản tại KBNN tỉnh Vĩnh Phúc để thu nợ gốc và lãi vay. Số tài khoản này sẽ được ghi trong Hợp đồng kinh tế khi ký kết với các LDU.

Điều 8. Nghĩa vụ và quyền lợi các bên:

1. Quyền lợi và nghĩa vụ của Bên A:

a. Quyền của Bên A:

- Được áp dụng các chế tài hành chính để thu hồi nợ gốc và lãi vay.

- Được quyền kiểm tra, yêu cầu Bên B cung cấp toàn bộ sổ sách báo cáo kinh doanh nếu có nghi vấn.

- Được quyền chấm dứt Hợp đồng cho vay khi Bên B không trả nợ và lãi vay theo quy định và quyết định lựa chọn đơn vị tiếp nhận mới thay thế.

- Đôn đốc, giám sát việc kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ trả nợ của Bên B.

b. Nghĩa vụ của Bên A:

- Cung cấp bản sao các tài liệu, văn bản liên quan đến lưới điện hạ thế hình thành từ dự án cho Bên B.

- Bồi thường thiệt hại cho Bên B khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng Hợp đồng.

2. Quyền lợi và nghĩa vụ của Bên B:

a. Quyền của Bên B:

- Được tiếp nhận công trình xây dựng hoàn thành thuộc dự án;

- Thực hiện việc quản lý, khai thác, vận hành, kinh doanh lưới điện hạ thế nông thôn hình thành từ dự án theo đúng các quy định hiện hành.

- Trả nợ trước hạn hoặc trả cao hơn mức tối thiểu như quy định tại điểm 3 mục II của quy định này. Khuyến khích đơn vị trả 100% số nợ ngay khi có thể.

- Khi trả nợ đủ 100% số vốn tiếp nhận vay theo Hợp đồng thì toàn bộ tài sản lưới điện hình thành từ nguồn vốn đó thuộc quyền sở hữu của LDU.

b. Nghĩa vụ của Bên B:

- Trả nợ gốc và lãi vay theo đúng kỳ hạn quy định như trong hợp đồng đã ký.

- Thực hiện việc lập và đăng ký phương án kinh doanh điện, phương án trả nợ vốn vay gửi Sở Công Thương để được thẩm tra, xét duyệt.

- Bảo vệ an toàn, nguyên trạng toàn bộ tài sản lưới điện hạ thế của Dự án khi kinh doanh và kể cả khi bàn giao cho đơn vị kinh doanh điện khác tiếp nhận.

- Chịu sự kiểm tra, giám sát, đôn đốc của Sở Công Thương trong việc thực hiện các nghĩa vụ đã quy định trong Hợp đồng.

- Định kỳ báo cáo và sao gửi các chứng từ thanh toán nợ gốc và lãi vay về Sở Công thương để theo dõi và đôn đốc thu hồi nợ.

- Báo cáo UBND xã, UBND huyện và Sở Công Thương để xem xét trình UBND tỉnh quyết định việc bàn giao công trình lưới điện hạ thế cho Công ty Điện lực Vĩnh Phúc hoặc đơn vị khác (nếu có) khi không đủ khả năng quản lý, vận hành, kinh doanh và trả nợ vốn.

- Đối với LDU (mới) khi tiếp nhận bàn giao từ LDU (cũ) có trách nhiệm:

+ Tiếp tục thực hiện các điều khoản của Hợp đồng đã ký hoặc ký Hợp đồng kinh tế mới để thực hiện việc trả nợ.

+ Thanh toán cho LDU cũ đã bị thu hồi giấy phép toàn bộ số tiền nợ gốc mà đơn vị đó đã trả cho ngân sách tỉnh.

+ Thực hiện các nghĩa vụ và được hưởng quyền lợi đã nêu ở trên.

Điều 9. Cơ chế xử lý vi phạm:

1. Thu hồi công trình thuộc dự án đã bàn giao đối với các LDU không hoàn trả đủ nợ gốc và lãi vay trong 2 kỳ liên tiếp.

2. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày bị thu hồi công trình điện, LDU phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ số nợ cũ chưa trả, nếu không sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

3. Sở Công Thương xem xét đề nghị của UBND các huyện, thị, UBND xã tiến hành các thủ tục trình UBND tỉnh quyết định bàn giao công trình từ các LDU đã bị thu hồi công trình (thuộc dự án) cho Công ty Điện lực Vĩnh Phúc hoặc đơn vị khác (nếu có) tiếp nhận.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Trách nhiệm của các ngành, các cấp, đơn vị liên quan:

1. Sở Công Thương Vĩnh Phúc:

- Phối hợp với Sở Nội vụ trình UBND tỉnh thành lập đơn vị sự nghiệp trực thuộc trong đó có chức năng đôn đốc, thu hồi nợ, giám sát, kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của các LDU;

- Thống nhất với Công ty Điện lực Vĩnh Phúc về phương án bàn giao công trình điện đối với các địa phương không đủ khả năng tổ chức kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thu hồi vốn trả nợ gốc và lãi vay.

- Triển khai ký kết Hợp đồng kinh tế với các LDU.

- Theo dõi, đôn đốc các LDU trả nợ gốc và lãi vay theo đúng quy định về thời gian và mức trả nợ định kỳ.

- Chủ trì thẩm tra, xét duyệt phương án kinh doanh điện của các LDU đảm bảo việc thu hồi vốn đầu tư của dự án và giá bán điện theo đúng quy định.

- Tổng hợp các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện cơ chế; cùng Sở Tài chính đề xuất với UBND tỉnh xem xét để điều chỉnh cho phù hợp.

2. Sở Tài chính Vĩnh Phúc:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất với UBND tỉnh nguồn kinh phí trả nợ hàng năm cho Ngân hàng phát triển Việt Nam theo Hợp đồng tín dụng đã ký kết.

- Phối hợp với Sở Công Thương trong công tác đôn đốc thu hồi nợ;

- Đẩy nhanh tiến độ thẩm định quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình hoàn thành thuộc dự án REII Vĩnh Phúc.

3. Sở Nội vụ Vĩnh Phúc: Thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Công Thương trong đó có chức năng đôn đốc thu hồi vốn vay của dự án.

4. Kho bạc nhà nước tỉnh, huyện:

- Có trách nhiệm hướng dẫn, tạo điều kiện cho các LDU trong công tác nộp trả tiền gốc và lãi vay vào tài khoản tiền gửi của Sở Tài chính (các LDU có thể nộp tại KBNN cấp huyện).

- Định kỳ vào ngày 10 đầu các quý trong năm, báo cáo số liệu các LDU đã nộp tiền vào tại khoản tiền gửi ngân sách tỉnh cho Sở Tài chính và Sở Công Thương để kịp thời đôn đốc thu hồi nợ cho ngân sách nhà nước.

5. UBND các huyện, thị:

- Kiểm tra, đôn đốc, giám sát UBND các xã, các LDU tham gia dự án trên địa bàn trong việc quản lý, kinh doanh điện nông thôn và thực hiện nghĩa vụ trả nợ vốn vay.

- Phối hợp với Sở Công Thương, Ban quản lý dự án REII chỉ đạo UBND các xã tham gia dự án trong công tác bàn giao công trình hoàn thành của dự án cho các LDU.

- Chỉ đạo các xã không có khả năng nhận bàn giao công trình điện hoàn thiện hồ sơ báo cáo Sở Công Thương để bàn giao cho Công ty Điện lực Vĩnh Phúc quản lý, tổ chức định giá tài sản hình thành và bàn giao công trình điện quản lý và kinh doanh theo quy định tại Thông tư 06/2010/TTLT-BCT-BTC ngày 03/2/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Công Thương.

6. Ban quản lý dự án năng lượng nông thôn II (REII) Vĩnh Phúc:

- Tiếp tục triển khai thực hiện các công việc của dự án để bàn giao công trình cho các LDU quản lý vận hành và kinh doanh.

- Đẩy nhanh tiến độ quyết toán các công trình đã hoàn thành bàn giao với các LDU để Sở Tài chính thẩm định quyết toán.

- Thông báo giá trị vốn đầu tư theo quyết toán được duyệt của công trình cho các LDU tham gia dự án (nếu công trình chưa quyết toán thì thông báo tạm tính theo dự toán được duyệt).

- Tham mưu cho UBND tỉnh trong công tác quản lý dự án đến khi dự án kết thúc.

7. UBND các xã, thị trấn tham gia Dự án:

- Kiểm tra, giám sát các LDU trong việc quản lý, vận hành, kinh doanh điện nông thôn theo đúng quy định hiện hành.

- Đôn đốc LDU thực hiện chế độ trả nợ gốc và lãi vay của dự án đúng kỳ hạn.

- Báo cáo kịp thời những khó khăn vướng mắc và kiến nghị xử lý vi phạm đối với các LDU không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng đã ký kết.

- Báo cáo UBND huyện, Sở Công Thương để chỉ đạo công tác bàn giao công trình cho Công ty điện lực Vĩnh Phúc hoặc đơn vị khác (nếu có) tiếp nhận theo quy định.

8. Công ty Điện lực Vĩnh Phúc:

- Có trách nhiệm tiếp nhận công trình lưới điện hạ thế hình thành từ Dự án REII – Vĩnh Phúc khi có quyết định bàn giao của UBND tỉnh Vĩnh Phúc và thực hiện nghĩa vụ theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.

- Có trách nhiệm phối hợp với Sở Công Thương; Ban QLDA REII Vĩnh Phúc; UBND các huyện, các xã để hoàn thiện thủ tục bàn giao, tiếp nhận, hoàn trả vốn đầu tư, tiền lãi đối với các công trình mà trước đây Công ty Điện lực Vĩnh Phúc đã nhận bàn giao mà chưa có quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

Điều 11. Tổ chức thực hiện:

1. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn, tổ chức thực hiện, đảm bảo việc thu hồi vốn đã đầu tư Dự án cho ngân sách tỉnh.

2. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, giao cho Liên Sở Tài chính - Sở Công Thương phối hợp đề xuất điều chỉnh cơ chế cho phù hợp./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 38/2011/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu38/2011/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành13/10/2011
Ngày hiệu lực23/10/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcĐầu tư, Tài chính nhà nước
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 20/11/2017
Cập nhật6 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 38/2011/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 38/2011/QĐ-UBND cho vay thu hồivốn đầu tư Dự án Năng lượng nông thôn


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản bị đính chính

        Văn bản được hướng dẫn

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Quyết định 38/2011/QĐ-UBND cho vay thu hồivốn đầu tư Dự án Năng lượng nông thôn
              Loại văn bảnQuyết định
              Số hiệu38/2011/QĐ-UBND
              Cơ quan ban hànhTỉnh Vĩnh Phúc
              Người kýĐặng Quang Hồng
              Ngày ban hành13/10/2011
              Ngày hiệu lực23/10/2011
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcĐầu tư, Tài chính nhà nước
              Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 20/11/2017
              Cập nhật6 năm trước

              Văn bản gốc Quyết định 38/2011/QĐ-UBND cho vay thu hồivốn đầu tư Dự án Năng lượng nông thôn

              Lịch sử hiệu lực Quyết định 38/2011/QĐ-UBND cho vay thu hồivốn đầu tư Dự án Năng lượng nông thôn