Quyết định 3929/2005/QĐ-UBND

Quyết định 3929/2005/QĐ-UBND về kế hoạch thực hiện " Lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2010" do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Quyết định 3929/2005/QĐ-UBND kế hoạch thực hiện Lộ trình tiến tới BHYT toàn dân đã được thay thế bởi Quyết định 1427/QĐ-UBND năm 2012 công bố danh mục văn bản hết hiệu lực và được áp dụng kể từ ngày 11/08/2012.

Nội dung toàn văn Quyết định 3929/2005/QĐ-UBND kế hoạch thực hiện Lộ trình tiến tới BHYT toàn dân


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3929/2005/QĐ-UBND

Huế, ngày 16 tháng 11 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN " LỘ TRÌNH TIẾN TỚI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN VÀO NĂM 2010"

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 243/2005/QĐ-TTg ngày 05/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TW, ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị, về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới;

Căn cứ Nghị quyết 34-NQ/TU ngày 21/9/2005 của Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TW, ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị, về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới; Chỉ thị số 47-CT/TU ngày 17/3/2005 của Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện.

Theo đề nghị của Giám đốc BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế tại Tờ trình số 374/TT-BHXH ngày 17/10/2005

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện “Lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2010” của tỉnh Thừa Thiên Huế .

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện của tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh liên quan; Chủ tịch UBND các huyện và thành phố Huế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận :
- Như Điều 3.
- Thường vụ Tỉnh ủy.
- Thường trực HĐND tỉnh.
- CT, PCT UBND tỉnh.
- VP: LĐ, CV: XH, TH.
- Lưu VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Ngô Hoà

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN “LỘ TRÌNH TIẾN TỚI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN VÀO NĂM 2010”
Ban hành kèm theo Quyết định số 3929 /2005 /QĐ-UBND ngày 16 tháng11 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh

Thực hiện Quyết định số 243/2005/QĐ-TTg ngày 05/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TW, ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị, về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới; Nghị quyết 34-NQ/TU ngày 21/9/2005 của Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 46-NQ/TW, ngày 23/02/2005 của Bộ chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới và Chỉ thị số 47-CT/TU ngày 17/3/2005 của Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện bảo hiểm y tế (BHYT) tự nguyện; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Lộ trình tiến tới BHYT toàn dân từ năm 2006 đến năm 2010 như sau:

Phần I

CÁC CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU TRONG "LỘ TRÌNH TIẾN TỚI BHYT TOÀN DÂN TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2010":

1- Số lượng các đối tượng toàn tỉnh đã và sẽ tham gia BHYT đến năm 2010:

Huyện, thành phố Huế

Tổng số dân đến 2010

Trẻ em dưới 6 tuổi

Đối tượng 135

Đối tượng chính sách

Cán bộ hưu trí

BHYT bắt buột còn lại

Học sinh tham gia BHYT

Người dân tham gia BHYT

Tổng số tham gia BHYT và KCB miễn phí

Tỷ lệ

Phong Điền

110823

11082

18.188

3.297

1280

2.668

23.989

34.000

94.504

85,3

Quảng Điền

96180

9618

19.782

1.513

666

1.862

19.634

30.000

83.075

86,4

Hương Trà

120787

12079

24.970

1.227

1109

2.642

21.643

40.000

103.670

85,8

Phú Vang

188353

18835

33.079

2.622

771

3.363

35.708

55.000

149.378

79,3

hương thủy

98425

9843

16.579

1.582

1323

2.712

19.830

31.000

82.869

84,2

Phú Lộc

156965

15697

36.153

2.044

1104

3.466

26.843

40.000

125.307

79,8

A Lưới

40560

4056

24.289

3.147

906

2.486

3.988

1.500

40.372

99,5

Nam Đông

23419

2342

10.175

796

315

1.151

2.531

3.500

20.810

88,8

TP Huế

349.103

33560

17.195

1.827

9921

41.942

81.673

80.000

266118

76,2

Tổng cộng

1184617

117112

200.409

18.055

17395

62.292

235.838

315.000

966.101

81,6

-Số trẻ em dưới 6 tuổi, năm 2005 đang thực hiện thực thanh thực chi KCB, tiến tới sẽ được Nhà nước cấp thẻ BHYT.

-Số đối tượng hưu trí, chính sách và đối tượng bắt buộc còn lại là số đang và sẽ tham gia BHYT

-Số người nghèo là số đã và sẽ được mua BHYT đến năm 2010 (tính cả vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định 135)

-Số học sinh và nhân dân bao gồm cả số đã và dự kiến sẽ tham gia BHYT đến năm 2010.

-Số học sinh ở thành phố Huế gồm cả học sinh, sinh viên khối Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề đang học ở Thừa Thiên Huế. Trong đó:

+Học sinh phổ thông của Thành phố Huế là: 59.173

+Học sinh, sinh viên khối Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề là: 22.500

-Tỷ lệ 81,6% là tỷ lệ số người tham gia BHYT và được KCB miễn phí so với dân số toàn tỉnh vào năm 2010.

2- Số lượng và tỷ lệ học sinh tham gia BHYT từ 2006 đến 2010:

Huyện, thành phố Huế

Tổng số học sinh

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Số tham gia

Tỷ lệ

Số tham gia

Tỷ lệ

Số tham gia

Tỷ lệ

Số tham gia

Tỷ lệ

Số tham gia

Tỷ lệ

Số tham gia

Tỷ lệ

Phong Điền

26.654

14.402

58,6

18.658

70

19.991

75

21.323

80

22.656

85

23.989

90

Quảng Điền

21.815

11.566

55,3

15.271

70

16.361

75

17.452

80

18.543

85

19.634

90

Hương Trà

23.525

19.635

83,5

20.467

87

20.702

88

20.937

89

21.173

90

21.643

92

Phú Vang

39.676

29.948

74,3

32.534

82

33.328

84

34.121

86

34.915

88

35.708

90

Hương Thuỷ

21.554

18.314

85

18.752

87

18.968

88

19.183

89

19.614

91

19.830

92

Phú Lộc

30.503

16.815

55,1

19.827

65

21.962

72

23.792

78

25.317

83

26.843

88

A Lưới

4.069

3.878

85

3.906

96

3.927

96,5

3.947

97

3.967

97

3.988

98

Nam Đông

2.812

2.072

73,7

2.306

82

2.362

84

2.418

86

2.475

88

2.531

90

TP Huế

65.748

54.350

80,6

56.543

86

57.201

87

57.858

88

58.516

89

59.173

90

ĐH và THCN

25.792

18.372

71,2

8.200

82

20.400

84

21.000

86

21.800

88

22.500

90

Tổng cộng

262.148

189.643

72,2

208.264

80

215.201

82,5

222.033

85

228975

88

235838

90

Số học sinh, sinh viên khối Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề tham gia BHYT bao gồm cả học sinh, sinh viên ngoại tỉnh đang học tại Thừa Thiên Huế.

3- Số hội đoàn thể trong các phường, xã sẽ triển khai BHYT cho hội viên, thân nhân hội viên và hộ gia đình hàng năm, từ 2006 đến 2010:

Huyện, thành phố Huế

Số xã đã triển khai BHYT đến 31/12/2005

Số xã chưa triển khai BHYT đến 31/12/2005

Số xã, phường dự kiến triển khai mới BHYT TN cho nhân dân hàng năm từ 2006 - 2010

Tổng số xã vận động

Hội Phụ nữ

Hội Nông dân

Hộ gia đình

Hội Phụ nữ

Hội Nông dân

Hộ gia đình

Hội Phụ nữ

Hội Nông dân

Hộ gia đình hoặc thân nhân hội viên

Phong Điền

16

14

9

0

2

7

16

2

5

2

1

4

3

3

4

Quảng Điền

11

11

6

0

0

5

11

0

5

0

2

3

3

2

1

Hương Trà

14

13

11

3

1

3

11

1

3

0

2

2

3

3

1

Phú Vang

20

20

10

0

0

10

20

0

7

3

1

4

5

5

5

Hương Thủy

10

10

7

1

0

3

9

0

3

0

2

3

3

1

0

Phú Lộc

15

10

6

0

5

9

15

5

5

4

1

2

4

4

4

A Lưới

3

3

0

0

0

3

3

0

2

1

1

1

1

0

0

Nam Đông

4

4

3

0

0

1

4

0

1

0

1

1

1

1

0

TP Huế

25

24

10

1

1

15

24

1

10

5

2

6

6

6

5

Tổng cộng

118

109

62

5

9

56

113

9

41

15

13

26

29

25

20

-Tổng số xã vận động (118) được tính bằng tổng số xã trong toàn tỉnh (150) trừ đi số xã vùng đặc biệt khó khăn theo chương trình 135 (32).

- Triển khai BHYT theo mô hình hộ gia đình cùng với triển khai BHYT cho thân nhân hội viên.

4.Số lượng người dân (không tính học sinh) tham gia BHYT tự nguyện hàng năm từ năm 2006 đến năm 2010:

Stt

Huyện, thành phố Huế

Số tham gia 2005

2006

2007

2008

2009

2010

Dân số

Tỷ lệ %

1

Phong Điền

6.708

11.000

15.000

22.000

28.000

34.000

110.823

30,7

2

Quảng Điền

8.086

11.000

14.000

19.000

24.000

30.000

96.180

31,2

3

Hương Trà

10.742

15.000

21.000

28.000

34.000

40.000

120.787

33,1

4

Phú Vang

8.484

15.000

24.000

33.000

43.000

55.000

188.353

29,2

5

Hương Thủy

8.804

12.000

17.000

22.000

27.000

31.000

98.425

31,5

6

Phú Lộc

5.250

10.000

18.000

28.000

37.000

40.000

156.965

25,5

7

A Lưới

309

800

1.000

1.300

1.500

1.500

40.560

3,7

8

Nam Đông

836

1.000

1.500

2.000

2.500

3.500

23.419

14,9

9

TP Huế

15.383

24.000

41.000

55.000

70.000

80.000

349105

22,9

 

Tổng cộng

64.602

99.800

158.500

210.300

267.000

315.000

1.184.617

26,6

- Số người dân tham gia BHYT tăng hàng năm bao gồm số người ở các xã đã triển khai tăng trung bình từ 20% -50% so với năm trước (do những năm sau tăng ít hơn những năm đầu thực hiện) cộng với số mới tham gia ở các hội đoàn thể hoặc ở các xã mới triển khai lần đầu.

- Dân số toàn tỉnh được tính với tỷ lệ phát triển trung bình 1,2% hàng năm.

Phần II

CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN "LỘ TRÌNH TIẾN TỚI BHYT TOÀN DÂN TỪ NĂM 2006 ĐẾN 2010":

I/ Công tác chỉ đạo:

1/ Công tác chỉ đạo của cấp tỉnh:

- Ban chỉ đạo thực hiện BHYT tự nguyện (gọi tắt là Ban chỉ đạo) của tỉnh trực tiếp chỉ đạo các huyện, thành phố thành lập các Ban chỉ đạo cấp huyện, thành phố và giao chỉ tiêu thực hiện BHYT tự nguyện hàng năm theo lộ trình cho từng huyện và thành phố Huế. Lãnh đạo BHXH tỉnh và huyện, thành phố Huế là phó ban trực trong các Ban chỉ đạo thực hiện BHYT tự nguyện cùng cấp.

- BHXH tỉnh chịu trách nhiệm theo dõi và thường xuyên trực tiếp báo cáo với Ban chỉ đạo tỉnh tiến độ thực hiện lộ trình trong họp định kỳ 3 tháng một lần, để đánh giá tình hình thực hiện BHYT tự nguyện trong toàn tỉnh và tiếp tục đề ra các giải pháp thực hiện thiết thực trong từng giai đoạn, từng năm.

2/ Công tác chỉ đạo của cấp huyện và thành phố Huế:

- Các huyện và thành phố Huế tiếp tục quán triệt Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 34-NQ/TU ngày 21/9/2005 và Chỉ thị số 47-CT/TU ngày 17/3/2005 của Tỉnh uỷ về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác BHYT tự nguyện đến từng các đảng bộ, chi bộ trong địa bàn quản lý.

- Ban chỉ đạo các huyện và thành phố Huế xây dựng "Lộ trình thực hiện BHYT toàn dân đến năm 2010" của huyện, thành phố mình quản lý, trực tiếp chỉ đạo việc thành lập các Ban chỉ đạo cấp xã, phường và giao chỉ tiêu hàng năm cho từng xã, phường theo "Lộ trình thực hiện BHYT toàn dân từ năm 2006 đến năm 2010" đã xây dựng theo chỉ tiêu của tỉnh giao (dựa trên " Lộ trình của tỉnh").

- BHXH các huyện và thành phố Huế chịu trách nhiệm theo dõi và thường xuyên báo cáo với Ban chỉ đạo các huyện, thành phố Huế tiến độ thực hiện BHYT trên địa bàn mình quản lý và cùng với Ban chỉ đạo cùng cấp trực tiếp chỉ đạo các Ban chỉ đạo xã, phường, các hội đoàn thể thực hiện BHYT tự nguyện theo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm.

- Vào ngày 10 tháng đầu quý, các Ban chỉ đạo cấp huyện, thành phố báo cáo tiến độ thực hiện cho Ban chỉ đạo tỉnh.

3/ Công tác chỉ đạo cấp phường xã:

- Các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh tiếp tục quán triệt Nghị quyết 46 -NQ/TW, Nghị quyết 34-NQ/TU ngày 21/9/2005 và Chỉ thị 47-CT/TU ngày 17/3/2005 của Tỉnh uỷ đến từng cán bộ, đảng viên để có sự chỉ đạo và tích cực tuyên truyền vận động nhân dân tham gia BHYT để được chăm sóc sức khoẻ tốt hơn.

- Các Ban chỉ đạo cấp xã, phường tiếp tục củng cố và hoàn thiện khi có thay đổi nhân sự; trực tiếp chỉ đạo và tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia BHYT theo hội đoàn thể, thân nhân hội viên và hộ gia đình đạt tỷ lệ và số lượng cao. Xem công tác thực hiện BHYT tự nguyện như một trong nội dung xoá đói giảm nghèo và để nâng cao sức khoẻ cho nhân dân, cộng đồng; thường xuyên theo dõi tiến độ thực hiện việc tham gia BHYT của nhân dân, học sinh ở địa bàn mình và vào ngày 5 tháng đầu quý hàng quí báo cáo tình hình thực hiện cho Ban chỉ đạo huyện, thành phố được biết.

4/ Công tác chỉ đạo trong các đoàn thể các cấp:

Các hội đoàn thể chỉ đạo công tác BHYT tự nguyện theo ngành dọc của mình, phát động phong trào thi đua " các hội viên tham gia BHYT để chăm sóc sức khoẻ cho chính mình", giao chỉ tiêu thi đua thực hiện hàng năm cho từng hội đoàn thể các cấp. BHXH tỉnh và các huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với các hội đoàn thể cùng cấp để triển khai BHYT cho hội viên và thân nhân hội viên hội đoàn thể đạt kết quả cao.

Các Ban chỉ đạo các cấp trực tiếp chỉ đạo việc triển khai thực hiện BHYT tự nguyện trong toàn tỉnh trên diện rộng theo từng địa bàn huyện, thành phố. Tập trung chỉ đạo triển khai cho các hội đoàn thể phụ nữ và nông dân. Phấn đấu triển khai thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu số hội đoàn thể cấp xã và số người tham gia BHYT tự nguyện hàng năm để có thể tiến tới BHYT toàn dân sớm hơn thời gian dự kiến.

II/ Công tác tuyên truyền vận động học sinh tham gia BHYT:

Trong những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có số lượng học sinh, sinh viên tham gia BHYT với số lượng và tỷ lệ cao trên 72%.

Do đó để học sinh, sinh viên tham gia BHYT đạt tỷ lệ cao cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- BHXH tiếp tục tham mưu cho Ban chỉ đạo các cấp để có sự chỉ đạo, tuyên truyền tích cực, đồng bộ hơn nữa của các cấp uỷ đảng, chính quyền và ngành giáo dục-đào tạo ở các huyện có tỷ lệ học sinh tham gia BHYT còn thấp như : Quảng Điền, Phú Lộc, Phong Điền; giữ vững và tăng số lượng, tỷ lệ học sinh tham gia BHYT ở các huyện còn lại.

- Đại học Huế, Sở Giáo dục - Đào tạo đưa tỷ lệ học sinh, sinh viên tham gia BHYT của từng trường vào chỉ tiêu thi đua của các nhà trường hàng năm.

- BHXH tỉnh phối hợp chặt chẽ với Đại học Huế, Sở Giáo dục - Đào tạo, với Phòng Giáo dục - Đào tạo các huyện, thành phố, các Ban giám hiệu và Hội phụ huynh học sinh các trường để tích cực tuyên truyền vận động học sinh, sinh viên tham gia BHYT với tỷ lệ cao hơn nữa theo chỉ tiêu hàng năm trong lộ trình tiến tới BHYT toàn dân. Tuyên truyền trong các kỳ đại hội phụ huynh học sinh và phát tờ rơi cho học sinh vào đầu năm học.

- BHXH phối hợp tích cực với ngành giáo dục để mở rộng mạng lưới cán bộ y tế ở trường học để chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh ngày càng tốt hơn, phấn đấu có 65% các trường có phòng y tế trường học.

III/ Công tác tuyên truyền vận động nhân dân tham gia BHYT:

1/ Mục đích tuyên truyền:

Tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và người dân có chuyển biến rõ rệt nhận thức về chính sách BHYT - một chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước nhằm chăm lo sức khoẻ cho nhân dân, thực hiện chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm, từ đó vận động nhân dân tham gia BHYT một cách tự giác.

Phấn đấu đạt được các chỉ tiêu số người dân tham gia BHYT hàng năm theo "Lộ trình tiến tới BHYT toàn dân hàng năm từ năm 2006 đến 2010" đã xây dựng.

Để đạt được các mục tiêu trên, trong công tác tuyên truyền cần có những giải pháp sau:

- Đào tạo đội ngũ cán bộ BHXH là những tuyên truyền viên nắm chắc chính sách BHYT và tuyên truyền có sức thuyết phục.

- Tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên tuyên truyền BHXH bao gồm từ các Ban chỉ đạo đến các cán bộ chủ chốt của cấp xã, phường, thôn bản và các cộng tác viên BHYT trong các trường học.

- BHXH phối hợp tốt với Hội Chữ thập đỏ các cấp để thực hiện công tác tuyên truyền chính sách BHYT có hiệu quả và huy động được nhân dân tham gia BHYT có số lượng và tỷ lệ cao theo "Lộ trình".

2/ Hình thức tuyên truyền:

- Tổ chức họp dân tuyên truyền và đối thoại trực tiếp với người dân.

- Phát tờ rơi ngay sau khi họp dân để tuyên truyền.

- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu BHYT trong học sinh, sinh viên, hội Phụ nữ và hội Nông dân.

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng các hình thức:

+ Thực hiện các phóng sự trên các đài truyền hình.

+ Đọc các nội dung về BHYT trên sóng Đài phát thanh của tỉnh, huyện, xã, phường và thị trấn.

- Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết và triển khai công tác BHYT hàng năm.

3/ Nội dung tuyên truyền:

- Các văn bản hiện hành của Nhà nước về chính sách BHYT.

- Ý nghĩa, mục đích và tính ưu việt của chính sách BHYT

- Đối tượng triển khai BHYT hàng năm trên từng địa bàn.

- Mức đóng BHYT hàng năm và thời gian được hưởng quyền lợi về BHYT

- Quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia BHYT

- Các trường hợp chưa được hưởng khi tham gia BHYT

- Thủ tục khi đi khám chữa bệnh theo chế độ BHYT

- Thời gian và chu kỳ vận động đăng ký tham gia, thu tiền và thời hạn sử dụng phiếu khám chữa bệnh (KCB) BHYT.

- So sánh BHYT với các loại hình bảo hiểm thương mại, để tránh nhầm lẫn.

- Hỏi-Đáp các trường hợp vướng mắc trong quá trình thực hiện BHYT.

4/ Những điểm cần lưu ý khi thực hiện công tác tuyên truyền BHYT:

Phòng Bảo hiểm tự nguyện và các BHXH huyện, thành phố phối hợp chặt chẽ với các Ban chỉ đạo cấp xã, phường để :

- Nắm chắc đối tượng của mình quản lý tuỳ theo mức độ triển khai ở đối tượng nào: hội đoàn thể hay thân nhân hội viên hoặc hộ gia đình.

- Tập huấn cho cán bộ chủ chốt trước khi tuyên truyền cho nhân dân

- Huy động nhân dân đi họp nghe tuyên truyền với số lượng và tỷ lệ cao.

- Thực hiện đúng qui trình triển khai BHYT tự nguyện.

IV/ Công tác KCB cho người tham gia BHYT:

Đây là công tác hết sức quan trọng và là một trong hai nội dung then chốt để thực hiện được lộ trình tiến tới BHYT toàn dân, vì vậy cần thực hiện tốt các nội dung sau:

- BHXH phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, với các đơn vị khám chữa bệnh (KCB) trong toàn tỉnh để có sự chỉ đạo đồng bộ nâng cao chất lượng KCB về mọi mặt:

+ Nâng cao tinh thần thái độ phục vụ tận tình chu đáo, tăng cường giải thích, hướng dẫn cho người tham gia BHYT khi đi KCB.

+ Nâng cao chất lượng chuyên môn, nhất là về chẩn đoán, điều trị

+ Nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế theo hướng hiện đại.

- BHXH phối hợp chặt chẽ với Bệnh viện Trung ương Huế, các Trung tâm y tế và các đơn vị KCB trong toàn tỉnh để tổ chức tốt công tác KCB cho người tham gia BHYT, tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo quyền lợi tối đa cho đối tượng trong quá trình KCB, trong đó các cơ sở KCB cần lưu ý:

+ Tiếp đón bệnh nhân BHYT tận tình, chu đáo, hướng dẫn và làm các thủ tục nhanh chóng, thuận lợi.

+ Cung ứng đầy đủ thuốc điều trị theo qui định của Bộ Y tế, không để bệnh nhân phải mua.

+ Sử dụng đúng các dịch vụ y tế khi cần thiết trong chẩn đoán và điều trị.

+ Phát triển chuyên khoa ngoại sản và các chuyên khoa lẻ ở tuyến huyện để đáp ứng được yêu cầu KCB của nhân dân.

+ Tăng cường cơ sở vật chất và nguồn lực cho tuyến y tế cơ sở và y tế trường học để chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được tốt.

- Đảm bảo thông tin hai chiều thường xuyên giữa BHXH và các cơ sở KCB như giao ban theo định kỳ, phối hợp giải quyết kịp thời các vướng mắc, tồn tại.

- BHXH cử cán bộ thường trực tại các bệnh viện và tại các cơ sở KCB lớn để tăng cường hướng dẫn, giải thích và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tham gia BHYT khi điều trị bệnh; tăng cường bám sát các cơ sở KCB để giúp đỡ bệnh nhân BHYT, giải quyết kịp thời các vướng mắc và chống lạm dụng quỹ BHYT một cách triệt để.

V/ Đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính :

Cơ quan BHXH đẩy mạnh việc cải cách thủ tục hành chính trong nghiệp vụ:

- Theo dõi và đôn đốc các đơn vị đáo hạn sử dụng. Thực hiện phát hành phiếu KCB BHYT đúng thời gian qui định trước khi hết hạn sử dụng và hạn chế tối đa sai sót khi phát hành.

- Tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho đối tượng tham gia BHYT khi đóng tiền và nhận phiếu KCB BHYT.

- Hướng dẫn chu đáo về thủ tục tham gia BHYT, thủ tục khi đi KCB cho các đối tượng tham gia BHYT, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia BHYT khi phải xác nhận thời gian tham gia BHYT và khi phải thanh toán trực tiếp.

- Nắm bắt, giải thích và giải quyết kịp thời các vướng mắc của người tham gia BHYT.

VI/ Công tác sơ kết, tổng kết, khen thưởng, báo cáo:

- Hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết, khen thưởng công tác BHYT tự nguyện theo từng địa bàn huyện, thành phố:

+ Tổng kết công tác BHYT học sinh và triển khai công tác BHYT học sinh trong năm học tới vào tháng 8 hàng năm, trước khi khai giảng năm học mới.

+ Tổng kết công tác BHYT tự nguyện cho nhân dân vào cuối năm tài chính (tháng 11 hoặc 12) hàng năm và triển khai kế hoạch thực hiện công tác BHYT tự nguyện cho nhân dân trong năm tiếp theo, theo lộ trình tiến tới BHYT toàn dân.

- Nội dung tổng kết nhằm đánh giá kết quả đạt được, rút ra nguyên nhân thành công, các tồn tại vướng mắc trong quá trình thực hiện để nêu ra phương hướng và các giải pháp khắc phục; tiếp tục giao chỉ tiêu phấn đấu năm tiếp theo.

- Bảo hiểm xã hội theo dõi tiến độ thực hiện hàng tháng, hàng quý theo định kỳ báo cáo cho các Ban chỉ đạo đồng cấp và cấp trên để có sự chỉ đạo, hướng dẫn, giải quyết các vướng mắc kịp thời.

VII/ Tổ chức thực hiện:

- Các Ban chỉ đạo thực hiện BHYT tự nguyện các cấp tham mưu cho lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp để triển khai thực hiện tốt "Lộ trình tiến tới BHYT toàn dân từ năm 2006 đến 2010" của tỉnh theo đúng tiến độ hàng năm trên từng địa bàn.

- Các ban, ngành, đoàn thể liên quan trực tiếp chỉ đạo thực hiện BHYT tự nguyện theo ngành dọc của mình.

- BHXH là cơ quan thường trực và tham mưu cho Ban chỉ đạo cùng cấp về chuyên môn nghiệp vụ. Phối hợp tốt với các đơn vị liên quan và trực tiếp thực hiện.

- Thời gian triển khai BHYT tự nguyện cho nhân dân thực hiện từ tháng 1 đến tháng 7 hàng năm. Thời gian triển khai BHYT cho học sinh từ tháng 8 đến tháng 12 hàng năm

- Trong quá trình thực hiện, có gì khó khăn, vướng mắc cần báo cáo kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh qua BHXH tỉnh để có sự chỉ đạo, giải quyết kịp thời./.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 3929/2005/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu3929/2005/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành16/11/2005
Ngày hiệu lực16/11/2005
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 11/08/2012
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 3929/2005/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 3929/2005/QĐ-UBND kế hoạch thực hiện Lộ trình tiến tới BHYT toàn dân


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 3929/2005/QĐ-UBND kế hoạch thực hiện Lộ trình tiến tới BHYT toàn dân
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu3929/2005/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Thừa Thiên Huế
                Người kýNgô Hòa
                Ngày ban hành16/11/2005
                Ngày hiệu lực16/11/2005
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 11/08/2012
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản gốc Quyết định 3929/2005/QĐ-UBND kế hoạch thực hiện Lộ trình tiến tới BHYT toàn dân

                    Lịch sử hiệu lực Quyết định 3929/2005/QĐ-UBND kế hoạch thực hiện Lộ trình tiến tới BHYT toàn dân