Quyết định 415/2013/QĐ-UBND Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ đến năm 2020 Bắc Ninh đã được thay thế bởi Quyết định 308/QĐ-UBND 2017 Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành thương mại Bắc Ninh 2020 và được áp dụng kể từ ngày 23/06/2017.
Nội dung toàn văn Quyết định 415/2013/QĐ-UBND Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ đến năm 2020 Bắc Ninh
ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 415/2013/QĐ-UBND |
Bắc Ninh, ngày 11 tháng 11 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CHỢ TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2020”
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư; Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số Điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.
Căn cứ Quyết định số 13/2006/QĐ-BXD ngày 19/4/2006 của Bộ Xây dựng về việc ban hành TCXDVN 361:2006 “Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế”; Quyết định số 3621/QĐ-BKHCN ngày 28/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ công bố tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9211:2012 “Chợ - Tiêu chuẩn thiết kế” ;
Căn cứ Thông tư số 06/2003/TT-BTM ngày 15/8/2003 của Bộ Thương mại hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Ban quản lý chợ; Thông tư số 07/2003/TT-BKH ngày 11/9/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn lập dự án quy hoạch phát triển và đầu tư xây dựng chợ; Thông tư số 67/2003/TT-BTC ngày 11/7/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho Ban quản lý chợ, doanh nghiệp kinh doanh, khai thác và quản lý chợ;
Căn cứ Quyết định số 252/QĐ-CT ngày 23.2.2004 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010; Quyết định số 270/QĐ-UBND ngày 5.3. 2012 của UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành thương mại tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020” với những nội dung chủ yếu sau:
1. Về quan điểm.
- Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến 2020 kế thừa Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 252/QĐ- CT ngày 23/2/2004 và Quyết định số 270/QĐ-UBND ngày 5/3/2012 của UBND tỉnh Bắc Ninh.
- Phát triển mạng lưới chợ phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, Quy hoạch phát triển ngành và Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư và xã hội hóa đầu tư phát triển chợ, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư xã hội, góp phần bình ổn thị trường.
2. Nguyên tắc.
Vị trí, địa điểm Quy hoạch đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Thuận lợi cho cung cấp hàng hoá và nhu cầu mua sắm của nhân dân.
- Có ghi vị trí địa danh để định hướng cho nhà đầu tư lựa chọn địa điểm.
3. Mục tiêu phát triển.
Xây dựng mạng lưới chợ có quy mô, cơ cấu hợp lý bao gồm chợ đầu mối cấp tỉnh, chợ trung tâm, chợ nông thôn; điều chỉnh di chuyển các chợ không đáp ứng nhu cầu kinh doanh hiện tại và định hướng phát triển trong tương lai, đồng thời xóa bỏ một số chợ ảnh hưởng đến an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và văn minh đô thị, bổ sung các vị trí cần thiết để xây chợ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, đẩy mạnh lưu thông hàng hóa và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
4. Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch.
* Số lượng: Phấn đấu đến năm 2020 toàn tỉnh có 129 chợ, gồm:
- Chợ truyền thống: 78 chợ
Nâng cấp cải tạo: 26 chợ; Xây mới: 02 chợ
- Điều chỉnh quy hoạch: 17 chợ
Mở rộng: 01 chợ; Di chuyển, Xây mới: 15 chợ; Giải tỏa: 01 (chợ Lim cũ)
- Bổ sung quy hoạch: 35chợ.
Mở rộng: 05 chợ; Xây mới: 25 chợ; đã Xây dựng: 05 chợ
*Quy mô gồm:
Chợ đầu mối nông sản, thực phẩm: 01.
Chợ hạng 1: 02; Chợ hạng 2: 13; Chợ hạng 3: 114.
Tổng hợp mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh đến năm 2020
TT |
Địa bàn |
Hiện trạng chợ |
Bổ sung quy hoạch |
Tổng số |
Phân hạng |
|||||
Số chợ |
Chợ truyền thống |
Điều chỉnh quy hoạch |
Hạng 1 |
Hạng 2 |
Hạng 3 |
|||||
Số chợ |
Dẹp bỏ |
|||||||||
(1) |
(2) |
(3)=(4)+ (5) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8)= (3)+ (7)-(6) |
(9) |
(10) |
(11) |
1 |
TP Bắc Ninh |
14 |
12 |
2 |
|
9 |
23 |
1 |
2 |
20 |
2 |
Yên Phong |
11 |
11 |
|
|
4 |
15 |
|
1 |
14 |
3 |
Quế Võ |
11 |
11 |
|
|
3 |
14 |
|
1 |
13 |
4 |
Tiên Du |
9 |
6 |
3 |
1 |
10 |
18 |
1 |
|
17 |
5 |
Từ Sơn |
20 |
14 |
6 |
|
2 |
22 |
|
3 |
19 |
6 |
Thuận Thành |
12 |
12 |
|
|
5 |
17 |
|
2 |
15 |
7 |
Gia Bình |
9 |
7 |
2 |
|
2 |
11 |
|
2 |
9 |
8 |
Lương Tài |
9 |
5 |
4 |
|
|
9 |
|
2 |
7 |
|
Cộng |
95 |
78 |
17 |
1 |
35 |
129 |
2 |
13 |
114 |
5. Giải pháp chủ yếu.
5.1. Công bố công khai Quy hoạch sau khi được phê duyệt để mọi công dân, doanh nghiệp, các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận nghiên cứu và đầu tư.
5.2. Đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư cho phát triển chợ.
- Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vốn xây dựng chợ trên địa bàn, ưu tiên các dự án đầu tư khai thác và quản lý chợ
- Tiếp tục tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và thực hiện chính sách hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng chợ từ ngân sách địa phương.
5.3. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về chợ:
- Ban hành Quy định quản lý và phát triển chợ trên địa bàn; hướng dẫn xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nội quy chợ, phương án bố trí sắp xếp ngành hàng kinh doanh trong chợ;
- Rà soát, sửa đổi Quyết định thu phí chợ cho phù hợp với tình hình thực tế, nghiên cứu quy định về giao, nhận khoán quản lý chợ do cấp xã quản lý.
- Giao UBND cấp huyện chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan chỉ đạo UBND cấp xã kiên quyết dẹp bỏ các tụ điểm mua bán lấn chiếm vỉa hè lòng đường, gây cản trở giao thông, ô nhiễm môi trường để tập trung mua bán trong chợ đã được quy hoạch.
5.4. Tăng cường công tác quản lý của chính quyền các cấp, xây dựng mạng lưới chợ theo hướng văn minh thương mại; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho công tác quản lý chợ.
5.5. Lồng ghép thực hiện tốt các Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
6. Tổ chức thực hiện.
6.1. Sở Công Thương: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương liên quan chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện Quy hoạch này gồm:
- Tổ chức công bố Quy hoạch, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch.
- Phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính hướng dẫn UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch phát triển chợ có sự hỗ trợ từ ngân sách tỉnh và ngân sách Trung ương.
- Tổng hợp những vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện quy hoạch trình UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
6.2. Các Sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế theo chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Công thương và Ủy ban Nhân dân cấp huyện triển khai thực hiện quy hoạch.
6.3. UBND các huyện, thành phố, thị xã: Phối hợp với các Sở, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền và triển khai thực hiện quy hoạch trên địa bàn; thu hút đầu tư, bố trí quỹ đất, tổ chức đầu tư xây dựng chợ theo quy hoạch.
- Chủ động phối hợp với các Sở, ngành chức năng hỗ trợ về trình tự, thủ tục đầu tư; hàng năm lập kế hoạch nâng cấp cải tạo chợ gửi Sở Công thương tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, quyết định hỗ trợ kinh phí từ ngân sách tỉnh;
- Chỉ đạo Phòng Công thương (Phòng Kinh tế), các cơ quan chuyên môn và nhà đầu tư triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, giải quyết các vướng mắc, hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện dự án đúng tiến độ;
- Chỉ đạo UBND cấp xã quản lý các chợ trên địa bàn theo phân cấp quản lý; xây dựng lộ trình dẹp bỏ những tụ điểm họp chợ không phù hợp với quy hoạch.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các đơn vị thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và thị xã; các cơ quan, đơn vị có liên quan và các tổ chức cá nhân căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
TM. UBND
TỈNH |