Quyết định 48/2002/QĐ-UBBT

Quyết định 48/2002/QĐ-UBBT Ban hành quy định tạm thời về Tiêu chí làng nghề công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp Tỉnh Bình Thuận

Quyết định 48/2002/QĐ-UBBT Tiêu chí làng nghề công nghiệp tiểu thủ công nghiệp Bình Thuận đã được thay thế bởi Quyết định 776/QĐ-UBND 2007 bỏ 48/2002/QĐ-UBBT tiêu chí làng nghề tiểu thủ công nghiệp Bình Thuận và được áp dụng kể từ ngày 22/03/2007.

Nội dung toàn văn Quyết định 48/2002/QĐ-UBBT Tiêu chí làng nghề công nghiệp tiểu thủ công nghiệp Bình Thuận


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 48/2002/QĐ-UBBT

Phan Thiết, ngày 31 tháng 7 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ TIÊU CHÍ LÀNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP -TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH THUẬN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

- Căn cứ luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 21/6/1994.

-Xét đề nghị của Sở Công nghiệp Bình Thuận tại công văn số 319 CN/NVTH ngày 20/5/2002 về việc ban hành Quy định tạm thời về Tiêu chí làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Tỉnh Bình Thuận.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này bảng “Quy định tạm thời về tiêu chí làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Tỉnh Bình Thuận”.

Điều 2: Giao Giám đốc Sở Công nghiệp chủ trì phối hợp Giám đốc các Sở ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố hướng dẫn, phổ biến, tuyên truyền tổ chức đăng ký xét duyệt trình UBND Tỉnh công nhận danh hiệu làng nghề theo những quy định đã ban hành.

Điều 3: Các ông Chánh văn phòng HĐND và UBND Tỉnh, Giám đốc các Sở Công nghiệp, Kế hoạch & Đầu tư, Tài chính -Vật giá, Cục trưởng Cục Thuế Tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thành phố và Thủ trưởng các Sở, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3
- Bộ Công nghiệp
- Bộ NN & PTNT
- T/T Tỉnh ủy
- T/T HĐND Tỉnh
- Chủ tịch và các PCT.UBND Tỉnh
- T/T UBMTTQVN Tỉnh
- Sở Tư pháp
- Báo Bình Thuận
- Đài PTTH Tỉnh
- Lưu VP,CN

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Tấn Thành

 

QUY ĐỊNH TẠM THỜI

VỀ TIÊU CHÍ LÀNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số /2002/QĐ-UBBT ngày tháng năm 2002 của UBND Tỉnh Bình Thuận)

Nhằm vận động nhân dân các địa phương trong tỉnh xây dựng, phát triển làng nghề, bảo tồn và phát huy nghề truyền thống, du nhập ngành nghề mới về sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp( sau đây gọi là SXCN - TTCN) trên địa bàn tỉnh, thu hút nghệ nhân, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, tăng cường công tác quản lý nhà nước về SXCN - TTCN trên địa bàn và làm cơ sở để xây dựng, phát triển, xét công nhận làng nghề, UBND Tỉnh ban hành bản quy định tạm thời về tiêu chí làng nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp(sau đây gọi là CN - TTCN) trong tỉnh với các nội dung như sau:

Một số vấn đề chung:

1/ Trong qui định này, làng nghề CN-TTCN được hiểu là:

Làng nghề CN - TTCN thuộc hoạt động SXCN-TTCN, gắn với địa bàn dân cư gồm có hộ sản xuất, các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác có thể sản xuất tập trung hoặc phân tán trong các hộ gia đình, có nhiều trình độ công nghệ khác nhau nhưng chỉ sử dụng cùng loại nguyên liệu để sản xuất 1 sản phẩm hoặc 1 nhóm sản phẩm.

2/ Phân loại:

2.1/ Làng có nghề CN - TTCN: là thôn, làng, khu phố (gọi chung là làng) có nghề SXCN-TTCN nhưng lao động hoặc số hộ SXCN-TTCN chưa đạt chuẩn để công nhận theo mục II của bản quy định này. Đây là đối tượng cần lưu ý động viên, khuyến khích phát triển ngành nghề để trở thành làng nghề CN - TTCN.

2.2/ Làng nghề CN - TTCN: Làng có nghề CN - TTCN phát triển đến mức trở thành nguồn sống chính của nhiều hộ hoặc là nguồn thu nhập quan trọng của dân trong làng. Sản phẩm CN - TTCN của làng có tính cách chuyên biệt, được nhiều người biết đến.

2.3/ Làng nghề truyền thống: Là làng nghề CN - TTCN đã hình thành nhiều đời. Nếu làng nghề nhiều đời, nổi tiếng nhưng nay phát triển cầm chừng không ổn định, có khả năng mai một, chưa đạt chuẩn để công nhận làng nghề CN - TTCN và hiện có 20 hộ hay 50 lao động trở lên trong 1 làng cùng làm nghề truyền thống thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống CN - TTCN để có biện pháp hỗ trợ củng cố, khôi phục ngành nghề.

2.4/ Làng nghề mới: Làng nghề mới hình thành và phát triển. Nếu chưa đạt chuẩn để công nhận làng nghề CN - TTCN nhưng có từ 20 hộ hay 50 lao động trở lên trong 1 làng cùng làm nghề thì cũng được công nhận là làng nghề mới CN - TTCN để có biện pháp hỗ trợ, phát triển ngành nghề.

3/ Tên và biểu tượng của làng nghề:

Tên nghề của làng được gắn với tên làng, nếu chỉ có 1 nghề tồn tại và phát triển thì lấy nghề đó đặt tên cho nghề của làng. Nếu làng có nhiều nghề phát triển thì tên nghề của làng lấy tên nghề nào có giá trị sản xuất và thu nhập cao nhất để đặt tên nghề gắn với tên làng. Nếu nghề hoạt động trên địa bàn từ 2 thôn trở lên trong cùng xã thì tên nghề được gắn với tên xã.

Làng nghề có thể có biểu tượng (Logo) để các thành viên của làng nghề sử dụng làm tăng thêm vị thế cạnh tranh của sản phẩm cơ sở mình. Biểu tượng của làng nghề phải nêu được đặc trưng, hình tượng hóa nghề nghiệp của làng và tuân thủ các quy định hiện hành về biểu trưng, biểu tượng. Việc đặt tên nghề và xây dựng biểu tượng của làng nghề do nhân dân trong làng bàn bạc thống nhất và HĐND xã xem xét, thông qua UBND huyện, thành phố đề nghị UBND Tỉnh công nhận.

4/ Phạm vị áp dụng:

Phạm vi áp dụng là các địa phương có ngành nghề SXCN-TTCN trên địa bàn Tỉnh , bao gồm:

- Khai thác và chế biến khoáng sản;

- Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản;

- Sản xuất hàng tiêu dùng;

- Xử lý, chế biến nguyên vật liệu, dịch vụ sửa chữa, sản xuất công cụ phục vụ sản xuất kinh doanh;

- Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

4/ Thành viên:

Các làng nghề CN - TTCN có thành viên là các hộ sản xuất TTCN, các tổ chức kinh tế hợp tác (tổ, nhóm hợp tác, hợp tác xã), các DN (DNTN, Công ty cổ phần, Công ty TNHH, Công ty hợp danh).

II- Tiêu chí làng nghề CN - TTCN:

Các thôn, làng đạt các tiêu chí dưới đây thì được UBND tỉnh xét công nhận làng nghề CN - TTCN:

1.1/ Làng nghề CN - TTCN sản xuất sản phẩm không thuộc ngành nghề bị cấm bởi pháp luật, hoạt động sản xuất kinh doanh không vi phạm pháp luật.

1.2/ Số hộ hoặc lao động làm nghề CN - TTCN ở làng đạt từ 35% trở lên so với tổng số hộ, lao động của làng hoặc có ít nhất trên 40 hộ và trên 100 lao động có nghề.

1.3/ Giá trị sản xuất hoặc thu nhập từ SXCN-TTCN ở làng chiếm tỷ trọng trên 35% so với tổng giá trị sản xuất, thu nhập của làng trong năm.

1.4/ Các hộ và lao động SXCN-TTCN trong làng chấp hành tốt các chủ trương, chính sách và pháp luật hiện hành, phát triển SXKD gắn với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của địa phương.

1.5/ Quá trình SXCN-TTCN phải đảm bảo vệ sinh môi trường và giữ gìn cảnh quan trong khu vực thôn làng và khu vực lân cận.

1.6/ Làng nghề truyền thống nếu không đạt tại điểm 1.2 và 1.3 nhưng xét thấy có triển vọng phát triển thì cũng được xét công nhận làng nghề CN - TTCN.

III/ Tổ chức xét duyệt, công nhận làng nghề:

1/ Việc xét duyệt, công nhận làng nghề CN - TTCN phải đảm bảo trình tự sau đây:

1.1/ Các địa phương có nghề SXCN - TTCN phát triển, nếu đạt được các tiêu chí quy định ở mục II trên đây thì được đề nghị xét công nhận là làng nghề CN- TTCN.

1.2/ UBND xã, phường, thị trấn có văn bản đề nghị, được UBND huyện, thành phố đồng ý, gửi hồ sơ trực tiếp về Sở Công nghiệp để thống nhất với các Sở, ngành có liên quan và trình UBND Tỉnh xét tặng giấy công nhận làng nghề CN - TTCN.

2/ Xét công nhận làng có nghề CN-TTCN, làng nghề truyền thống và làng nghề mới:

2.1/ Các làng nghề không đạt tiêu chí quy định tại mục II trên đây thì UBND xã có văn bản đề nghị, UBND huyện, thành phố chủ trì cùng với Sở Công nghiệp và các ngành liên quan xem xét, UBND huyện, thành phố có quyết định công nhận.

2.2/ Làng nghề truyền thống, làng nghề mới, làng có nghề CN - TTCN phải có đăng ký xây dựng phấn đấu trở thành làng nghề CN - TTCN và được tổ chức theo dõi hoạt động.

IV- Trách nhiệm, quyền lợi của làng nghề CN-TTCN, làng có nghề CN- TTCN, làng nghề mới, làng nghề truyền thống:

1/ Về trách nhiệm của làng nghề CN - TTCN:

- Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân, các nghệ nhân, thợ giỏi xây dựng, phát triển ngành nghề, làng nghề gắn với xây dựng các tổ chức kinh tế hợp tác SXCN-TTCN trong làng, làng văn hóa và các phong trào xã hội khác, góp phần xây dựng kinh tế địa phương ngày càng phát triển, hoàn thành tốt các nghĩa vụ với nhà nước.

- Thường xuyên nghiên cứu cải tiến thiết bị, công nghệ sản xuất; đa dạng hóa mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, để tăng sức cạnh tranh trên thị trường của sản phẩm.

- Nộp các khoản thu ngân sách đầy đủ và kịp thời theo chính sách khuyến khích phát triển làng nghề.

- Đảm bảo vệ sinh môi trường và gìn giữ cảnh quan phạm vi hoạt động để duy trì sự tồn tại và phát triển của làng nghề.

- Tham gia tích cực các cuộc điều tra, các yêu cầu báo cáo về hoạt động của cơ sở, hộ sản xuất do các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện.

- Sau khi được công nhận nếu 3 năm liền không đạt các tiêu chí quy định ở mục II, UBND xã phường, thị trấn báo cáo UBND huyện, thành phố và Sở Công nghiệp báo cáo UBND tỉnh dừng công nhận làng nghề CN - TCN.

2/ Quyền lợi của làng nghề CN - TTCN:

- Ngoài việc được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư SXCN - TTCN vùng nông thôn, làng nghề CN - TTCN còn được hưởng các chế độ ưu đãi làng nghề nông thôn theo quy định hiện hành.

- Được ưu tiên trong thực hiện chính sách khuyến công về vay vốn kinh doanh, giải quyết đất đai, hỗ trợ xúc tiến bán hàng, hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ đào tạo hoạt động theo dự án được duyệt.

- Được nhà nước bảo hộ quyền sở hữu bản quyền công nghiệp đã đăng ký, được hỗ trợ nhận chuyển giao công nghệ từ nguồn vốn ngân sách.

- Hàng năm được tham gia đăng ký và xét thưởng trong phong trào thi đua SXCN-TTCN của tỉnh.

- Các nghệ nhân có tay nghề cao, đóng góp lớn cho phát triển làng nghề, phổ biến nghề được nhà nước xem xét khen thưởng, tặng các danh hiệu vinh dự.

3/ Đối với làng có nghề CN - TTCN, làng nghề truyền thống, làng nghề mới sau khi được UBND huyện, thành phố công nhận:

- Phải lập kế hoạch, chương trình phấn đấu để đạt tiêu chí công nhận làng nghề CN- TTCN.

- Được nhà nước đầu tư kinh phí để dạy nghề, truyền nghề và cấy nghề, đồng thời nhà nước hỗ trợ 1 phần kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng thúc đẩy ngành nghề phát triển để đạt tiêu chí công nhận làng nghề CN - TTCN .

V- Tổ chức thực hiện:

1/Giám đốc Sở Công nghiệp, Giám đốc các Sở, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, bố trí cán bộ theo dõi hoạt động làng nghề và hướng dẫn cụ thể việc triển khai thực hiện bản quy định này.

2/Giám đốc Sở Công nghiệp phối hợp với Ban Tổ chức chính quyền tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Hội đồng xét duyệt và công nghận làng nghề và qui chế hoạt động của Hội đồng; hướng dẫn UBND các huyện, thành phố thành lập Hội đồng cuả điạ phương

3/ UBND các huyện thành phố gắn việc khôi phục và phát triển làng nghề với qui hoạch kinh tế xã hội của địa phương để có kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng

4/ Sở Công nghiệp phối hợp với các sở ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách cụ thể hỗ trợ khôi phục và phát triển làng nghề; hàng năm phối hợp với UBND các huyện, thành phố, UBND xã, phường, thị trấn có làng nghề CN - TTCN tổ chức tổng kết đánh giá việc khôi phục, đầu tư phát triển làng nghề, rút kinh nghiệm bổ sung hoàn thiện quy định về tiêu chí làng nghề; làm cơ sở cho việc định hướng phát triển làng nghề CN -TTCN trong tỉnh ở thời kỳ tiếp theo .

 5/UBND xã, phường, thị trấn phân công cán bộ, theo dõi, quản lý làng nghề; tập hợp các thông tin kiến nghị của chủ cơ sở, người làm nghề, giải thích chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước trong việc phát triển làng nghề, quyền lợi và trách nhiệm của doanh nghiệp, hộ sản xuất trong làng nghề đối với chính quyền và nhân dân sở tại cho mọi người biết.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 48/2002/QĐ-UBBT

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu48/2002/QĐ-UBBT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành31/07/2002
Ngày hiệu lực31/07/2002
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thương mại
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 12/12/2007
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 48/2002/QĐ-UBBT

Lược đồ Quyết định 48/2002/QĐ-UBBT Tiêu chí làng nghề công nghiệp tiểu thủ công nghiệp Bình Thuận


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 48/2002/QĐ-UBBT Tiêu chí làng nghề công nghiệp tiểu thủ công nghiệp Bình Thuận
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu48/2002/QĐ-UBBT
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Thuận
                Người kýHuỳnh Tấn Thành
                Ngày ban hành31/07/2002
                Ngày hiệu lực31/07/2002
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thương mại
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 12/12/2007
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 48/2002/QĐ-UBBT Tiêu chí làng nghề công nghiệp tiểu thủ công nghiệp Bình Thuận

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 48/2002/QĐ-UBBT Tiêu chí làng nghề công nghiệp tiểu thủ công nghiệp Bình Thuận