Quyết định 500/QĐ-TCTL-VP

Quyết định 500/QĐ-TCTL-VP năm 2014 phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của Tổng cục Thủy lợi, giai đoạn 2015 - 2020

Nội dung toàn văn Quyết định 500/QĐ-TCTL-VP 2014 phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin 2015-2020


BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỔNG CỤC THỦY LỢI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 500/QĐ-TCTL-VP

Hà Nội, ngày 10 tháng 07 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA TỔNG CỤC THỦY LỢI, GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỦY LỢI

Căn cứ Quyết định số 03/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy lợi trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 380/QĐ-TCTL ngày 06/6/2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục thủy lợi ban hành Quy chế làm việc của Tổng cục;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Tổng cục,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của Tổng cục Thủy lợi, giai đoạn 2015 - 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Tổng cục, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TTr, TCT Hoàng Văn Thắng (để b/c);
- Lãnh đạo Tổng cục;
- Trung tâm TH&TK;
- Lưu: VT, VP(TH).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Văn Tỉnh

 

KẾ HOẠCH

ỨNG DỤNG CNTT CỦA TỔNG CỤC THỦY LỢI, GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 500/QĐ-TCTL ngày 10/7/2014 của Tổng cục trưởng, Tổng cục Thủy lợi)

Các từ viết tắt:

PTNT

Phát triển nông thôn.

TCTL

Tổng cục Thủy lợi.

CNTT

Công nghệ thông tin.

CNTT & TT

Công nghệ thông tin và Truyền thông.

CPĐT

Chính phủ điện tử.

CSDL

Cơ sở dữ liệu.

LAN

Mạng máy tính cục bộ (Local Area Network).

WAN

Mạng máy tính diện rộng (Wide Area Network)

NSNN

Ngân sách nhà nước.

CCHC

Cải cách hành chính.

PC

Máy tính cá nhân (Persenal Computer).

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

- Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11, ngày 29/11/2005;

- Luật CNTT số 67/2006/QH11, ngày 29/6/2006;

- Chỉ thị số 58-CT/TW, ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

- Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;

- Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 31/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT - TT Việt Nam đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020;

- Quyết định số 63/2009/QĐ-TTg ngày 13/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020;

- Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ Về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

- Chỉ thị số 87/2008/CT-BNN ngày 20/8/2008 của Bộ trưởng, Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý điều hành của Bộ Nông nghiệp và PTNT;

- Quyết định số 06/QĐ-BNN-KHCN ngày 04/01/2011 của Bộ trưởng Phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT của Bộ Nông nghiệp và PTNT, giai đoạn 2011-2015;

- Quyết định số 380/QĐ-TCTL ngày 06/6/2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi ban hành Quy chế làm việc của Tổng cục;

- Quyết định số 381/QĐ-TCTL ngày 06/6/2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý và quản lý văn bản, thông tin của Tổng cục Thủy lợi.

II. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TẠI CƠ QUAN TCTL

1. Hiện trạng về môi trường chính sách:

Thực hiện Kế hoạch ứng dụng CNTT của Bộ Nông nghiệp và PTNT, giai đoạn 2011-2015 được phê duyệt tại Quyết định số 06/QĐ-BNN-KHCN ngày 04/01/2011, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi đã ký, ban hành các quy chế, quy định liên quan đến công tác triển khai ứng dụng CNTT tại Tổng cục:

- Quy chế Quản lý, vận hành và khai thác thông tin trên Trang thông tin điện tử (website) Tổng cục Thủy lợi, ban hành kèm theo Quyết định số 163/QĐ-TCTL ngày 17/3/2011;

- Quy chế Quản lý, sử dụng hệ thống thư điện tử của Tổng cục Thủy lợi, ban hành kèm theo Quyết định số 200/QĐ-TCTL ngày 04/4/2011;

- Thành lập Ban Biên tập Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thủy lợi kèm theo Quyết định số 436/QĐ-TCTL ngày 28/6/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi;

- Quy chế làm việc của Tổng cục Thủy lợi, ban hành kèm theo Quyết định số 380/QĐ-TCTL ngày 06/6/2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi;

- Quy chế tiếp nhận, xử lý và quản lý văn bản, thông tin của Tổng cục Thủy lợi ban hành kèm theo Quyết định số 381/QĐ-TCTL ngày 06/6/2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi;

- Kế hoạch ứng dụng CNTT của Tổng cục Thủy lợi năm 2014 được phê duyệt tại Văn bản số 801/KH-TCTL ngày 26/7/2013.

2. Hiện trạng về hạ tầng kỹ thuật:

2.1. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật khối cơ quan VPTC

- Hiện tại, các cơ quan khối Văn phòng Tổng cục (các Vụ & VPTC) sử dụng chung một mạng LAN được kết nối Internet tốc độ cao, sử dụng đường truyền FTTH GigaNet Speed 4,96 Mbps/96 Mbps.

- Tổng số máy tính hiện có là 113 máy, gồm: 01 máy chủ cấu hình thấp; 109 PC và 03 máy tính xách tay không kể các máy đã quá cũ, hỏng, hết khấu hao).

- 100% cán bộ, công chức có nhu cầu sử dụng máy tính trong công việc được trang bị máy tính.

- Tổng cục hiện chưa có Trung tâm tích hợp dữ liệu; chưa được trang bị các thiết bị mạng cần thiết để kiểm tra, kiểm soát truy cập và đảm bảo an ninh thông tin. Máy chủ cài đặt Trang thông tin điện tử (Website) và hệ thống thư điện tử của Tổng cục đang đặt nhờ tại Trung tâm Tin học - Trường Đại học Thủy lợi; mọi vấn đề đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cho hệ thống Trung tâm trợ giúp.

2.2. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật các đơn vị: Cục Quản lý Đê điều và PCLB, các Viện, Trung tâm.

- Cục Quản lý Đê điều và PCLB, các Viện, Trung tâm đều có mạng LAN riêng, được kết nối Internet băng thông rộng ADSL tốc độ 8Mbps/2Mbps (8Mbps/512Kbps) hoặc FTTH 85 Mbps.

- Tổng số máy tính của các đơn vị là: 367 PC, 83 máy tính xách tay. Hầu hết các cán bộ, công chức, viên chức đều sử dụng máy tính trong công việc.

- Tất cả các đơn vị đều đã trang bị phần mềm diệt virus có bản quyền. Tuy nhiên chưa đơn vị nào có trung tâm tích hợp dữ liệu, hệ thống tường lửa, hệ thống phát hiện và phòng chống truy cập trái phép.

- Hầu hết các đơn vị chưa được trang bị hệ thống máy chủ và các thiết bị mạng chuyên dụng (Router, Switch layer 3, thiết bị cân bằng tải - Load balancing...).

2.3. Tổng hợp hiện trạng hạ tầng kỹ thuật CNTT của Tổng cục:

TT

Chỉ tiêu

Khối VPTC

Khối Cục, Viện, Trung tâm

1

Tỷ lệ trung bình máy tính/CBCNV

100%

100%

2

Tỷ lệ trung bình máy tính kết nối mạng LAN

100%

100%

3

Tỷ lệ trung bình máy tính kết nối Internet

100%

100%

4

Tỷ lệ trung bình băng thông kết nối Internet

96Mbps/96Mbps

47Mbps

3. Hiện trạng về ứng dụng:

3.1. Các ứng dụng dùng chung đã và đang triển khai

- Xây dựng, duy trì hoạt động trang thông tin điện tử (website) của Tổng cục:

Năm 2010, Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế - Tổng cục Thủy lợi đã chủ trì việc đầu tư xây dựng Trang thông tin điện tử (Website) của Tổng cục với đầy đủ các chuyên mục theo quy định tại Nghị định 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ.

Từ tháng 01/2011, Văn phòng Tổng cục tiếp nhận và thực hiện công việc quản lý, duy trì hoạt động của website trên cơ sở tổng hợp nguồn tin do các đơn vị trực thuộc cung cấp và thông tin được sưu tầm từ các trang thông tin điện tử thuộc các lĩnh vực ngành liên quan. Kịp thời cập nhật, đăng tải đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, hệ thống danh bạ thư điện tử của Tổng cục và của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục. Thường xuyên cập nhật thông tin và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Bộ, của Tổng cục. Đã đăng tải đầy đủ Bộ thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Thủy lợi và đạt mức độ 2 về dịch vụ công trực tuyến.

- Xây dựng hệ thống thư điện tử (email) riêng của Tổng cục với tên miền @wrd.gov.vn. Tuy nhiên hệ thống được xây dựng trên nền tảng dịch vụ thư điện tử miễn phí của Microsoft mà chưa mua bản quyền phần mềm; hệ thống email hiện được cài đặt tích hợp trên cùng một máy chủ với website của Tổng cục, được đặt nhờ và quản lý, vận hành bởi Trung tâm Tin học - trường Đại học Thủy lợi (miễn phí và không có các hợp đồng pháp lý).

- Tổng cục đã xây dựng phần mềm quản lý văn bản đi đến của Tổng cục. Tuy nhiên, thực hiện theo chỉ đạo của Bộ, Tổng cục hiện đang sử dụng phần mềm Văn phòng điện tử dùng chung khối cơ quan Bộ trong công tác quản lý văn bản, chỉ đạo điều hành của Tổng cục.

3.2. Các ứng dụng và CSDL chuyên ngành do các đơn vị chủ trì xây dựng:

- Ngoài Website của Tổng cục, các đơn vị đã xây dựng Website riêng, đăng tải tại các địa chỉ:

+ Website của Cục Quản lý Đê điều và phòng chống lụt bão: http://www.ccfsc.gov.vn;

+ Website của Trung tâm Tư vấn và chuyên gia công nghệ thủy lợi: http://cwrct.wrd. gov.vn;

+ Website của Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai: http://www.dmc.gov.vn;

+ Website của Viện Quy hoạch thủy lợi: http://www.iwarp.org.vn;

+ Website của Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam: http://www.siwrp.org.vn

- Nhiều ứng dụng CNTT đã được triển khai thực hiện để phục vụ công tác chuyên môn cũng như nhu cầu sử dụng của người dân và doanh nghiệp.

- Trung tâm Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai triển khai xây dựng và đưa vào vận hành Phần mềm E-Office với kinh phí đầu tư 200 triệu đồng. Hệ thống cảnh báo sớm - FEW 2 với nguồn vốn đầu tư 25.400 triệu đồng, bắt đầu triển khai từ năm 2013, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2015. Mô hình thủy lực một chiều dùng tính toán thủy lực (VRSAP) được mua từ các năm 1980-1990. Mô hình thiết kế kênh (CANAL DESIGN) với kinh phí đầu tư 30 triệu đồng được mua từ các năm 1990-1995. Mô hình thủy lực một chiều dùng tính toán thủy lực (MIKE11) được cấp từ năm 2008. Năm 2013 được đầu tư, triển khai sử dụng chương trình vẽ, số hóa bản đồ (ARCGIS) và chương trình vẽ bản đồ (MAPINFOR).

- Các phần mềm quản lý tài chính (phần mềm kế toán);

- CSDL Quản lý công trình thủy lợi (đã đưa vào sử dụng ở dạng thủ công);

- Web GIS Quản lý đê (đã đưa vào sử dụng);

- Hệ thống thông tin giám sát hồ chứa (đã đưa vào sử dụng);

- Hệ thống cảnh báo sớm cho Việt Nam - VinAware (đã đưa vào sử dụng);

- Cơ sở dữ liệu các dự án thiên tai (đang xây dựng);

- CSDL về số liệu thủy văn (đang xây dựng);

- Hệ thống tổng hợp và đánh giá thiệt hại cho Việt Nam - DesInventar (đang xây dựng);

- Hệ thống quản lý đê trên nền GIS: xây dựng và đưa vào triển khai từ năm 2012, với kinh phí 2,5 tỷ đồng.

- Phần mềm hồ chứa, trạm khí tượng thủy văn (đang xây dựng).

4. Hiện trạng về nguồn nhân lực:

Tuy có sự chỉ đạo, quan tâm của lãnh đạo Tổng cục về ứng dụng CNTT trong Tổng cục, nhưng hạn chế về kinh phí đu tư CNTT, kinh phí đào tạo, tính tới nay tại Tổng cục vẫn chưa có khóa đào tạo CNTT nào cho cán bộ chuyên trách cũng như cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị.

Số cán bộ chuyên trách về CNTT trong các đơn vị còn hạn chế, nhiều đơn vị không có cán bộ chuyên trách, chủ yếu là kiêm nhiệm. Số cán bộ có trình độ chuyên sâu về CNTT tại Tổng cục rất ít, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển ứng dụng CNTT của Tổng cục.

5. Một số hạn chế, tồn tại

- Về nhận thức:

+ Hầu hết cán bộ, công chức, viên chức trong Tổng cục nói chung và trong khối cơ quan VPTC nói riêng có kiến thức cơ bản về CNTT; có khả năng sử dụng tốt máy tính phục vụ công tác chuyên môn song họ không được tập huấn, truyền thông một cách bài bản về hệ thống thông tin nên việc nhìn nhận về ứng dụng CNTT chưa thật đúng đắn trong đó có vấn đề về tự bảo mật thông tin trong quá trình truy cập mạng Internet.

+ Các hệ thống thông tin; các CSDL không được chia sẻ dùng chung...

- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT của Tổng cục còn thiếu và yếu:

+ Hệ thống mạng khối cơ quan Văn phòng Tổng cục được kế thừa, sử dụng lại của các cơ quan, đơn vị tiền thân của Tổng cục nên chắp vá, phân chia thành nhiều cấp dẫn tới tốc độ đường truyền suy giảm, tốc độ truy cập mạng chậm;

+ Chưa có hệ thống máy chủ;

+ Chưa có hệ thống tường lửa (Firewall) bảo vệ, kiểm soát truy cập;

+ Chưa có hệ thống thiết bị mạng chuyên dụng Switch, Router... (hiện chỉ có một số Swtich L2 thông thường);

- Các phần mềm hệ thống (WindowServer, Window for PC), phần mềm nền phát triển ứng dụng (Exchanger Server, SQL Server...), phần mềm văn phòng (Office) không có bản quyền dẫn tới thường xuyên bị lỗi. Các phần mềm ứng dụng trong hệ thống được thiết kế độc lập với nhau, thiếu sự liên kết, chia sẻ thông tin;

- Website của Tổng cục được xây dựng từ năm 2010 đến nay còn tồn tại nhiều nhược điểm cần khắc phục như: công nghệ xây dựng đã cũ, không có bản quyền phần mềm phát triển, không có khả năng phát triển mở rộng; giao diện xấu, không thân thiện; việc quản trị thông tin gặp nhiều khó khăn đặc biệt là không có khả năng tích hợp các phần mềm, các CSL khác đã được xây dựng và triển khai dịch vụ công mức độ cao theo quy định...

- Hệ thống thư điện tử đã được xây dựng, Quy chế sử dụng thư điện tử đã được ban hành nhưng một bộ phận cán bộ, công chức chưa sử dụng hoặc không sử dụng thường xuyên;

- Kinh phí đầu tư cho phát triển ứng dụng CNTT còn quá hạn hẹp, nhỏ giọt (kinh phí đầu tư cho CNTT năm 2013 của khối cơ quan VPTC là 200 triệu đồng; năm 2014 là 100 triệu đồng).

III. MỤC TIÊU ỨNG DỤNG CNTT, GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

1. Mục tiêu chung

- Ứng dụng CNTT trong các hoạt động của cơ quan Tổng cục Thủy lợi gắn với công tác CCHC nhằm mục đích nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành về lĩnh vực thủy lợi trên phạm vi toàn quốc; góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Nông nghiệp Việt Nam theo hướng hiệu quả, bền vững.

- Cung cấp thông tin dịch vụ hành chính công trực tuyến phục vụ tổ chức, doanh nghiệp và người dân đảm bảo thuận tiện, tiết kiệm, minh bạch và hiệu quả.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

2.1. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan Tổng cục

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành tại Tổng cục nhằm tăng hiệu quả hoạt động, giảm thiểu giấy tờ, rút ngắn thời gian xử lý công việc, góp phần công khai, minh bạch các hoạt động của Tổng cục. Mọi cán bộ, công chức, viên chức của Tổng cục cần chấp hành nghiêm chỉnh, nâng cao tinh thần tự giác áp dụng phần mềm Văn phòng điện tử dùng chung của Bộ trong công việc. Khai thác triệt để các ứng dụng, phần mềm chuyên ngành phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ; sử dụng thư điện tử, sử dụng mạng Internet để khai thác thông tin phục vụ hoạt động chuyên môn. Cụ thể:

- Đảm bảo trên 90% thông tin chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Tổng cục được đưa lên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thủy lợi;

- 100% các cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục sử dụng phần mềm “Văn phòng điện tử dùng chung” của Bộ trong giao dịch và xử lý hồ sơ công việc;

- 75% văn bản, tài liệu chính thức lưu chuyển giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục được trao đổi hoàn toàn dưới dạng điện tử;

- 100% cán bộ, công chức, viên chức (các vị trí công tác chuyên môn của các cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục sử dụng thành thạo hộp thư điện tử của Tổng cục, có khả năng khai thác thông tin trên mạng Internet phục vụ công tác;

- Xây dựng mới; chuẩn hóa, củng cố, nâng cấp các CSDL chuyên ngành đã và đang xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả công tác tổng hợp, tra cứu, hỗ trợ ra quyết định trong chỉ đạo, điều hành.

2.2. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân & doanh nghiệp

Xây dựng Cổng thông tin điện tử (Portal) của Tổng cục, đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin theo quy định tại Điều 28 của Luật CNTT. Công khai minh bạch các dịch vụ công trực tuyến trên cổng thông tin. Công khai 100% các thủ tục hành chính trên cổng thông tin để người dân và các doanh nghiệp có khả năng tìm kiếm, khai thác thông tin về lĩnh vực ngành của Tổng cục nhanh chóng, dễ dàng.

- 100% các thủ tục hành chính được công khai trên cổng thông tin điện tử, tiếp nhận và xử lý kịp thời các kiến nghị của công dân.

- Cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 (17/17 thủ tục hành chính).

- Xây dựng và cung cấp 2 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3.

IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Xây dựng, phát triển hạ tầng kỹ thuật

Để có thể triển khai các ứng dụng CNTT phục vụ chỉ đạo, điều hành của Tổng cục, đảm bảo các hệ thống thông tin hoạt động thông suốt, ổn định, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, yêu cầu đầu tiên đó là nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật mạng của Tổng cục nói chung và các đơn vị trực thuộc Tổng cục nói riêng.

1.1. Phát triển hạ tầng mạng khối cơ quan Văn phòng Tổng cục

1.1.1. Giải pháp xây dựng trung tâm dữ liệu:

Một hạ tầng mạng tốt phải đảm bảo có một trung tâm dữ liệu (Data Center) đạt chuẩn với hệ thống máy chủ đủ mạnh, hệ thống mạng LAN ổn định và đường truyền Internet tốc độ cao.

Để có một trung tâm tích hợp dữ liệu cho Tổng cục, cần đầu tư xây dựng một phòng máy chủ chuyên dụng đảm bảo đúng tiêu chuẩn về điện áp, vệ sinh công nghiệp:

Có hệ thống điện áp ổn định, có máy phát điện dự phòng và thiết bị lưu điện (UPS) đảm bảo hệ thống không bị ngắt điện đột ngột.

Có hệ thống phòng chống cháy, nổ; phòng, chống, cắt lọc sét.

Hệ thống thông gió, làm mát, chống ẩm đảm bảo duy trì hoạt động ổn định của trung tâm dữ liệu và nâng cao tuổi thọ của các thiết bị phần cứng.

- Đầu tư, trang bị hệ thống máy chủ đủ mạnh. Mỗi máy chủ chỉ cấu hình cho một ứng dụng duy nhất: Web Server, Database Server, FTP Server, SMTP Server (email sever), DNS Sever, DHCP Server. Có hệ thống sao lưu, dự phòng đảm bảo không bị ngắt kết nối hay mất dữ liệu khi xảy ra sự cố.

- Trang bị, xây dựng hệ thống bảo mật, an toàn an ninh thông tin: hệ thống Firewall, hệ thống chống truy cập trái phép.

- Trang bị, xây dựng hệ thống mạng: trang bị các thiết bị mạng chuyên dụng như Router, Switch Layer 2, Switch Layer 3, Load balancing.

Đối với cơ quan Tổng cục Thủy lợi, để có thể xây dựng một trung tâm dữ liệu tiêu chuẩn như nêu trên, cần một khoản kinh phí đầu tư rất lớn (khoảng 10 tỷ đồng) và đội ngũ cán bộ CNTT có năng lực chuyên sâu về quản trị mạng và an ninh mạng. Đây là một thách thức lớn đối với Tổng cục, đặc biệt là trong tình hình thắt chặt chi tiêu công như hiện nay.

Giải pháp thực hiện: Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội có rất nhiều công ty, tập đoàn lớn cung cấp các dịch vụ cho thuê, đặt chỗ máy chủ như FPT, Viettel, VDC, CMC,... Chi phí dịch vụ thuê chỗ đặt và quản trị máy chủ (03 máy trong 01 năm) khoảng 150.000.000 đồng. Với hiện trạng CNTT tại Tổng cục hiện nay, phương án thuê dịch vụ đặt máy chủ và quản trị hệ thống là phù hợp nhất:

- Thứ nhất: Tiết kiệm kinh phí; không phải đầu tư một khoản kinh phí lớn (nhiều tỷ đồng) trong điều kiện nguồn vốn đầu tư đang rất hạn chế, khó khăn; không phải đầu tư cơ sở vật chất (phòng máy) trong khi trụ sở làm việc của Tổng cục đang quá chật.

- Thứ hai: Không phải chịu chi phí khấu hao thiết bị và sự xuống cấp, lạc hậu về công nghệ.

- Thứ ba: Tận dụng được tối đa nguồn lực của các đơn vị cung cấp dịch vụ như: cơ sở hạ tầng truyền thông; hạ tầng an ninh mạng; nguồn nhân lực chất lượng cao về CNTT.

- Thứ tư: Không cần thiết phải bổ sung cán bộ chuyên trách, chuyên sâu về CNTT, khắc phục được tình trạng khó khăn trong việc tuyển dụng cán bộ chuyên sâu về quản trị hệ thống, quản trị an ninh mạng về làm việc tại cơ quan hành chính nhà nước.

Như vậy, trong giai đoạn tới Tổng cục chỉ cần trang bị bổ sung 03 máy chủ mới cùng với máy chủ hiện có của Tổng cục đã cài đặt, cấu hình mỗi máy thực hiện một chức năng riêng, như: Mail Server, Web Server, máy chủ CSDL và một máy chủ dự phòng (Backup server).

(Khái quát cấu hình máy chủ nêu trong Phụ lục 02 kèm theo)

1.1.2. Nâng cấp hạ tầng mạng LAN khối cơ quan VPTC:

- Nâng cấp, cải tạo hệ thống đường truyền mạng nội bộ sao cho việc phân tầng mạng là thấp nhất (không phân tầng hoặc tối đa là 2 tầng).

- Trang bị bổ sung máy tính cá nhân cho cán bộ, công chức đảm bảo mỗi cán bộ, chuyên viên có 01 máy tính cá nhân kết nối mạng (mỗi năm bổ sung, thay thế khoảng 20 máy tính cá nhân đã quá cũ, hết khấu hao).

- Mua đầy đủ bản quyền của hệ điều hành máy tính, bản quyền các phần mềm office, phần mềm diệt virus.

1.2. Trang bị, nâng cấp hệ thống mạng LAN các cơ quan, đơn vị khác.

- Các cơ quan, đơn vị có tài khoản riêng chủ động lập kế hoạch, bố trí kinh phí nâng cấp mạng LAN của đơn vị mình đảm bảo tính đồng bộ về kỹ thuật đối với hệ thống mạng của Tổng cục; đảm bảo chia sẻ tài nguyên thuận tiện, an toàn, an ninh thông tin.

- Mua đầy đủ bản quyền của các phần mềm hệ thống, phần mềm văn phòng...

2. Xây dựng ứng dụng và CSDL

2.1. Xây dựng Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thủy lợi

Tổ chức triển khai xây dựng Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thủy Lợi phải xác định nhiệm vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu. Xác định Cổng thông tin điện tử là công cụ số một góp phần thúc đẩy cải cách hành chính; là công cụ thực hiện thủ tục hành chính công "một cửa" và "một cửa liên thông". Vì vậy việc xây dựng Cổng thông tin điện tử phải đạt được các mục tiêu chủ yếu sau đây:

- Mở ra giao diện giao tiếp giữa mạng thông tin của Tổng cục Thủy Lợi với mạng TSL chuyên dùng, đồng thời mở ra môi trường giao tiếp và giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước với nhau và với các doanh nghiệp cũng như mọi công dân. Xác định đây là bước tất yếu của quá trình xây dựng nền hành chính điện tử, tạo tiền đề, kinh nghiệm xây dựng nền kinh tế phát triển với hoạt động giao dịch thương mại điện tử (TMĐT).

- Đảm bảo hợp chuẩn giao tiếp, trao đổi và chia sẻ thông tin; coi trọng và đảm bảo vấn đề an ninh, an toàn dữ liệu.

- Cho phép tích hợp, trao đổi và khai thác nhiều nguồn dữ liệu từ các cơ quan sở, ban, ngành, các doanh nghiệp của Tổng cục Thủy lợi, đồng thời kết nối với mạng thông tin Chính phủ, nhằm:

+ Cung cấp thông tin giới thiệu về Tổng cục Thủy lợi, kêu gọi đầu tư, phát triển ngành, góp phần xúc tiến thương mại, thúc đẩy quá trình hội nhập trong nước và quốc tế.

+ Đáp ứng các nhu cầu về thông tin công cộng của mọi đối tượng nhân dân.

+ Thực hiện các giao tiếp và giao dịch điện tử với người dân, với doanh nghiệp thông qua hệ thống các dịch vụ công.

+ Tích hợp các hệ thống, CSDL của Tổng cục Thủy lợi (gồm có hệ thống các CSDL tổng hợp và Trang thông tin điện tử). Trong đó hệ thống CSDL có khả năng liên kết và chia sẻ với một số hệ thống CSDL của đã triển khai của các cơ quan, đơn vị trong Tổng cục và các Viện, Trường và trao đổi thông tin với hệ thống CSDL quốc gia.

+ Tạo ra cơ sở hạ tầng thông tin phong phú, nhất quán; từng bước xây dựng và đáp ứng hệ thống dịch vụ công.

+ Xây dựng, khai thác và phát triển Cổng thông tin điện tử theo các bước:

+ Bước 1. Cung cấp thông tin.

+ Bước 2. Giao tiếp.

+ Bước 3. Giao dịch để có thể từng bước cung cấp các dịch vụ công.

- Từng bước xây dựng các dịch vụ công với các giao diện tương tác cho phép doanh nghiệp, người dân giao dịch trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử; Cung cấp thông tin và các dịch vụ công cho người dân (G2C), cho doanh nghiệp (G2B); Cung cấp và trao đổi thông tin giữa CQNN (G2G).

Đảm bảo: 100% các thủ tục hành chính được công khai trên Cổng; hoàn thiện biểu mẫu và công bố 100% dịch vụ hành chính công mức độ 2; đảm bảo cung cấp và tích hợp ít nhất 02 dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3, tiến tới xây dựng và tích hợp các dịch vụ hành chính công mức độ 4.

- Làm đầu mối duy nhất (điểm truy cập “một cửa”) của Tổng cục Thủy lợi về thông tin, dịch vụ của cơ quan nhà nước.

- Thống nhất các nội dung thông tin và dịch vụ thông tin trên cổng, bảo đảm cổng đóng vai trò tích hợp và trao đổi thông tin giữa các hệ thống thông tin điện tử.

2.2. Nâng cấp hệ thống thư điện tử của Tổng cục Thủy lợi:

Ngay sau khi thành lập, Tổng cục đã triển khai xây dựng hệ thống thư điện tử với tên miền riêng [email protected] (do Trung tâm Tin học - Trường Đại học Thủy lợi phát triển miễn phí). Hiện tại, hệ thống thư của Tổng cục đã cấp phát và quản lý trên 450 địa chỉ thư cá nhân của cán bộ, công chức, viên chức thuộc Tổng cục.

- Ưu điểm của hệ thống:

+ Giao diện khá thân thiện bằng Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh do người dùng lựa chọn, khai báo;

+ Quản trị người sử dụng đơn giản, dễ dàng;

+ Hệ thống cho phép tùy chọn các thiết lập cá nhân;

+ Gửi và nhận thư nhanh chóng;

+ Cho phép gửi file đính kèm với dung lượng lớn.

- Những tồn tại, hạn chế:

+ Phần mềm nền phát triển hệ thống (Exchange Server) đang sử dụng phiên bản khuyến mại của Microsoft, chưa có bản quyền. Vì nguyên nhân này, trong thời gian gần đây khi Microsoft tiến hành nâng cấp dịch vụ thư điện tử có bản quyền, thì các dịch vụ đi kèm (hệ thống email không có bản quyền) gặp sự cố về lỗi đăng nhập; và một tài khoản email của Tổng cục đã gặp lỗi này.

+ Bố cục thư chưa thật tối ưu.

- Giải pháp nâng cấp, cải tiến hệ thống:

+ Cần mua bản quyền phần mềm.

+ Nâng cấp giao diện người dùng và giao diện quản trị hệ thống;

2.3. Triển khai sử dụng phần mềm Văn phòng điện tử dùng chung:

Thực hiện theo chương trình, kế hoạch của Bộ, triệt để sử dụng phần mềm Văn phòng điện tử dùng chung trong chỉ đạo, điều hành và xử lý văn bản tại Tổng cục. 100% cán bộ, công chức, viên chức đăng nhập và sử dụng phần mềm trong công việc.

2.4. Nâng cấp, hoàn thiện các Modul tác nghiệp, phục vụ chỉ đạo, điều hành:

Các modul bao gồm:

+ Modul lập lịch công tác;

+ Modul đăng ký sử dụng phòng họp trực tuyến;

+ Modul đăng ký sử dụng và điều xe trực tuyến;

+ Modul giao việc và quản lý tiến trình thực hiện...

2.5. Tin học hóa dịch vụ hành chính công trực tuyến

- Chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ thực hiện thủ tục hành chính;

- Tin học hóa 17/17 thủ tục hành chính hiện có và các thủ tục hành chính phát sinh để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục đạt mức độ 2.

2.6. Xây dựng hệ thống thông tin Thủy lợi

- Thiết kế CSDL các công trình, hệ thống thủy lợi;

- Xây dựng cấu trúc CSDL liên kết theo không gian và thời gian;

- Xây dựng các form mẫu thu thập dữ liệu;

- Xây dựng bộ công cụ quản lý, giám sát và hỗ trợ ra quyết định vận hành các công trình, hệ thống công trình thủy lợi Việt Nam;

- Trang bị phần cứng cho hệ thống (hạ tầng mạng, máy chủ, thiết bị truyền dẫn, máy tính,…).

- Thu thập, xử lý dữ liệu và cập nhật, lưu trữ vào phần mềm;

- Xây dựng mạng lưới trạm thu thập dữ liệu (bao gồm trang thiết bị).

- Thu thập thông tin, dữ liệu và tổ chức cập nhật, vận hành thử nghiệm đối với 03 hệ thống công trình thủy lợi điển hình: Bắc Nam Hà, Krông Buk Hạ và Quản Lộ - Phụng Hiệp.

4. Đào tạo nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT

4.1. Đào tạo nhân lực chuyên trách về CNTT

- Sắp xếp, bố trí, tuyển dụng bổ sung biên chế cán bộ chuyên trách về CNTT. Đảm bảo mỗi đơn vị như Cục Quản lý đê điều và PCLB, các Viện, các Trung tâm, mỗi đơn vị có ít nhất 01 chuyên viên CNTT có trình độ đại học chuyên ngành CNTT trở lên; bổ sung thêm ít nhất 01 chuyên viên CNTT cho Văn phòng Tổng cục.

- Có kế hoạch đào tạ chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT để thực hiện thành công các dự án ứng dụng CNTT trong hoạt động của Tổng cục; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý về công nghệ thông tin, vừa nắm vững các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ vừa am hiểu về CNTT và có khả năng tổ chức có hiệu quả các hoạt động ứng dụng CNTT của ngành.

- Các nội dung đào tạo bao gồm:

+ Đào tạo kiến thức quản trị mạng, quản trị hệ thống, kiến thức an ninh, bảo mật cho đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT theo chuẩn của hãng CISCO (CCNA, CCNP...) và Microsoft (MCSA, MCSE, MCP...).

+ Đào tạo cán bộ quản lý dự án, giám sát triển khai dự án CNTT.

4.2. Phổ cập kiến thức về ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức

- Hàng năm, tiến hành đào tạo và đào tạo lại cho khoảng 25 - 30% cán bộ, công chức, viên chức của Tổng cục về các kỹ năng ứng dụng CNTT và những thành tựu mới của công nghệ liên quan tới lĩnh vực Thủy lợi. 100% cán bộ, công chức, viên chức đều được đào tạo các kỹ năng sử dụng và khai thác những tiện ích mới của các phần mềm ứng dụng trong Tổng cục.

- Nội dung đào tạo, tập huấn:

+ Phổ biến kiến thức cơ bản về tin học; tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; ứng dụng nâng cao về CNTT để soạn thảo văn bản hành chính.

+ Tập huấn, đào tạo về kỹ năng khai thác thông tin trên mạng Internet; kỹ thuật phòng, tránh Virus; kỹ thuật đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên mạng.

+ Tập huấn, đào tạo về kỹ năng thu thập, khai thác thông tin; kỹ năng biên tập thông tin để đăng tải lên Cổng thông tin điện tử và các Trang thông tin điện tử (mỗi cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục từ 3 - 5 người).

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Tổng cục trong việc triển khai ứng dụng CNTT trong chỉ đạo, điều hành của Tổng cục; tổ chức thành lập, kiện toàn BCĐ triển khai ứng dụng CNTT của Tổng cục; rà soát, hoàn thiện các quy chế hoạt động có liên quan đến CNTT.

2. Kết hợp chặt chẽ, lồng ghép có hiệu quả việc triển khai thực hiện Kế hoạch này với Kế hoạch CCHC của Tổng cục; coi triển khai ứng dụng CNTT là công cụ đắc lực cho công tác CCHC.

3. Cần bố trí đủ kinh phí theo đúng lộ trình thực hiện đã đề ra trong Kế hoạch để đảm bảo tránh các rủi ro có thể xảy ra. Huy động các nguồn vốn khác nhau ở trong và ngoài nước để phát triển hạ tầng công nghệ, ưu tiên triển khai các dự án trọng điểm về ứng dụng CNTT trong; tích cực tìm kiếm nguồn vốn ODA (hỗ trợ phát triển chính thức và hợp tác với nước ngoài để thực hiện các dự án lớn, triển khai trên diện rộng với mục tiêu dùng chung hạ tầng và CSDL. Đầu tư đồng bộ cho phần cứng, phần mềm, CSDL và đào tạo sử dụng.

4. Thực hiện thống nhất các tiêu chuẩn, quy chuẩn về ứng dụng CNTT quốc gia; tuân thủ tuyệt đối sự chỉ đạo, điều hành của Bộ về CNTT.

5. Tăng cường năng lực nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao cho Văn phòng Tổng cục và một số cơ quan, đơn vị trực thuộc Tổng cục như Cục Quản lý đê điều và PCLB, các Viện và các Trung tâm; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong Tổng cục.

6. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức về lợi ích của việc ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Tổng cục.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch là: 84.947.369.000 đồng. Bằng chữ: Tám mươi tư tỷ, chín trăm bốn mươi bảy triệu, ba trăm sáu mươi chín nghìn đồng.

(Chi tiết nêu trong Phụ lục 01 kèm theo)

- Kinh phí thực hiện các dự án, các nhiệm vụ nêu trong Kế hoạch này chỉ mang tính khái toán; kinh phí cụ thể thực hiện các dự án/nhiệm vụ chỉ được xác định cụ thể khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành của nhà nước.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của Văn phòng Tổng cục

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn, kiểm tra và đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; sơ kết tình hình thực hiện hàng năm, đề xuất các giải pháp cụ thể để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện, trình lãnh đạo Tổng cục.

- Chủ trì tổng hợp, lập kế hoạch triển khai ứng dụng CNTT hàng năm của Tổng cục, của khối cơ quan Văn phòng Tổng cục trình Tổng cục trưởng phê duyệt;

- Chủ trì nghiên cứu sự phù hợp, tính tương thích và quy định các chuẩn về cơ sở dữ liệu, chuẩn về công nghệ, về Cổng thông tin điện tử, về các hệ thống thông tin ... để đảm bảo sự hoạt động thông suốt của hệ thống; đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị triển khai các ứng dụng CNTT theo đúng chuẩn; Chủ trì đề xuất, xây dựng và triển khai các dự án về hạ tầng cơ sở và các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng theo đúng các chuẩn dữ liệu, chuẩn thông tin hiện hành của nhà nước;

- Chủ trì triển khai thực hiện dự án “Xây dựng Cổng thông tin điện tử của Tổng cục”, dự án “Nâng cấp hệ thống thư điện tử và các dự án có tính chất ứng dụng dùng chung phục vụ quản lý, điều hành của Tổng cục;

- Đề xuất các biểu mẫu điện tử dùng để thu thập, tổng hợp thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị trong toàn ngành;

- Cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo sử dụng công nghệ thông tin.

- Xây dựng và trình Tổng cục trưởng ban hành các văn bản, các quy chế, quy định nhằm thúc đẩy ứng dụng CNTT trong phạm vi quản lý của Tổng cục;

- Chủ trì tham mưu kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực đội ngũ chuyên trách về CNTT để đáp ứng được yêu cầu ứng dụng CNTT của Tổng cục.

2. Trách nhiệm của Vụ Kế hoạch - Tài chính:

Trên cơ sở Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2015 - 2020 và kế hoạch hàng năm của Tổng cục, của các cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục, Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì triển khai chính sách huy động các nguồn vốn trong nước và nước ngoài cho ứng dụng và phát triển CNTT; cân đối, tham mưu trình Tổng cục trưởng cấp phát kinh phí đã được cân đối trong dự toán chi ngân sách hàng năm cho các dự án thành phần trong Kế hoạch; hướng dẫn các đơn vị liên quan giải ngân đúng tiến độ và tuân theo các quy định của pháp luật.

3. Trách nhiệm của Vụ Khoa học công nghệ và HTQT

- Phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Tổng cục và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư nước ngoài cho việc triển khai các dự án ứng dụng CNTT. Đặc biệt quan tâm đến các hợp phần về Nâng cao thể chế, chính sách phát triển thủy lợi thuộc các dự án ODA…

- Tham mưu, đề xuất trình Tổng cục trưởng xem xét, quyết định danh mục các đề tài, nhiệm vụ khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực CNTT gắn với sự chỉ đạo, điều hành của Tổng cục.

4. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị khác

- Chủ trì tham mưu, đề xuất, trình Tổng cục trưởng các chương trình, dự án ứng dụng CNTT hoặc các dự án chuyên ngành có gắn với ứng dụng CNTT thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình;

- Tổ chức triển khai các ứng dụng CNTT đảm bảo đúng chuẩn, theo hướng thiết kế mở và dùng chung CSDL ...

VIII. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2015 - 2020 được thực hiện sẽ là một động lực thúc đẩy sự phát triển của Tổng cục Thủy lợi nói riêng và của Ngành nói chung. Về phương diện quản lý nhà nước sẽ giúp Tổng cục có một bộ công cụ mạnh mẽ, hiệu quả trong việc hỗ trợ, ra quyết định điều hành nhờ ứng dụng CNTT; Xây dựng được một hệ thống, bộ CSDL quản lý tập trung, hiện đại đảm bảo sự thuận tiện trong chỉ đạo, điều hành.

Việc thực hiện đúng, đầy đủ các dự án, nhiệm vụ trong Kế hoạch sẽ từng bước hình thành một hạ tầng kỹ thuật tốt; một hệ thống hoàn chỉnh khắc phục được hiện tượng cát cứ thông tin như hiện nay.

Công tác quản lý, điều hành của Tổng cục sẽ được chuẩn hóa, tin học hóa nhờ các ứng dụng CNTT đặc biệt sẽ hỗ trợ tốt nhất cho công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai - lĩnh vực nhạy cảm và cần có các quyết sách tức thời. Việc triển khai toàn diện Kế hoạch sẽ giúp giảm thiểu giấy tờ, giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà, tạo thuận tiện cho công tác của các cấp, của người dân và doanh nghiệp.

Về hiệu quả kinh tế, việc triển khai đầy đủ Kế hoạch này sẽ giúp giảm thiểu sự chồng chéo về đầu tư, giảm bớt các chi phí không cần thiết góp phần nâng cao hiệu quả điều hành, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí./.


PHỤ LỤC 01

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ ỨNG DỤNG CNTT, GIAI ĐOẠN 2015-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số             /QĐ-TCTL, ngày       /7/2014 của Tổng cục trưởng, Tổng cục Thủy lợi)

Đơn vị tính: 1000 đồng VN

TT

Tên dự án / Nhiệm vụ triển khai

Thời gian thực hiện

Tổng mức đầu tư

Nguồn vốn

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

A

Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT:

 

 

 

 

 

1

Mua sắm bổ sung máy tính cá nhân hàng năm (20 máy/năm) x 6 năm:

2015 - 2020

1,320,000

NSNN

Văn phòng Tổng cục

 

2

Thuê bao đường truyền Internet phục vụ công tác khối cơ quan VPTC tại nhà A6B (66 triệu đồng / năm x 6 năm):

2015 - 2020

396,000.0

NSNN

Văn phòng Tổng cục

 

3

Thuê bao đường truyền Internet phục vụ công tác khối cơ quan VPTC tại 54/102 Trường Chinh (66 tr đồng/năm x 6 năm):

2015 - 2020

396,000.0

NSNN

Văn phòng Tổng cục

 

4

Thuê bao đường truyền Internet phục vụ công tác của Cục QL Đê điều & PCLB (22 triệu đồng / năm x 6 năm):

2015 - 2020

132,000.0

NSNN

Cục QLĐĐ & PCLB

 

5

Thuê bao đường truyền Internet phục vụ công tác của Trung tâm Tư vấn & CGCN (33 triệu đồng / năm x 6 năm):

2015 - 2020

198,000.0

NSNN

Trung tâm Tư vấn

 

6

Thuê bao đường truyền Internet phục vụ công tác của Trung tâm Phòng tránh & GNTT (30 triệu đồng / năm x 6 năm):

2015 - 2020

180,000.0

NSNN

Trung tâm PT&GNTT

 

7

Mua máy chủ cấu hình, cài đặt các ứng dụng dùng chung của Tổng cục:

2014 - 2017

612,800.0

NSNN

Văn phòng Tổng cục

 

 

Mua 01 máy chủ (M1) có cấu hình trung bình khá để cài đặt dữ liệu thư điện tử và dữ liệu Cổng thông tin điện tử của Tổng cục:

2014

98,000.0

 

 

 

 

Mua 02 máy chủ (M2) có cấu hình mạnh để cài đặt phần mềm Cổng thông tin điện tử và PM thư điện tử của Tổng cục:

2016

514,800.0

 

 

 

 

Cộng A:

 

3,234,800.0

 

 

 

B

Xây dựng các CSDL & ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Tổng cục Thủy lợi:

 

I

Xây dựng Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thủy lợi:

2015 - 2017

2,202,218.0

NSNN

Văn phòng Tổng cục

 

1

- Chi phí xây dựng phần mềm Cổng:

 

1,792,218.0

 

 

 

2

- Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng Cổng:

 

150,000.0

 

 

 

3

- Chi phí đào tạo, vận hành, sử dụng Cổng:

 

35,000.0

 

 

 

4

- Chi phí chuyển đổi dữ liệu từ Website sang Cổng thông tin:

 

15,000.0

 

 

 

5

- Chi phí quản lý dự án:

 

60,000.0

 

 

 

6

- Chi phí dự phòng:

 

150,000.0

 

 

 

II

Nâng cấp hệ thống thư điện tử Tổng cục Thủy lợi

2015

50,000.0

NSNN

Văn phòng Tổng cục

 

III

Xây dựng hệ thống thông tin Thủy lợi

2014 - 2017

72,634,107.0

GIZ tài trợ

Vụ Quản lý CTTL

Vụ KHCN + VPTC

1

- Chi phí xây dựng phần mềm:

 

6,588,192.7

 

 

 

2

- Chi phí đào tạo sử dụng phần mềm:

 

110,134.3

 

 

 

3

- Chi phí xây dựng hạ tầng thiết bị:

 

5,040,000.0

 

 

 

4

- Chi phí thu thập, cập nhật thông tin tĩnh cho 110 hệ thống:

 

33,198,000.0

 

 

 

5

- Chi phí thu thập, cập nhật thông tin động cho 107 hệ thống:

 

1,605,000.0

 

 

 

6

- Chi phí xây dựngCSDL động cho hệ thống CTTL Bắc Nam Hà:

 

6,555,360.0

 

 

 

7

- Chi phí xây dựngCSDL động cho hệ thống CTTL Krông Buk hạ:

 

5,576,160.0

 

 

 

8

- Chi phí xây dựngCSDL động cho hệ thống CTTL Quản lộ - PH:

 

7,358,160.0

 

 

 

9

- Chi phí dự phòng:

 

6,603,100.0

 

 

 

IV

Xây dựng PM thu thập thông tin điều hành hệ thống thủy lợi

2014 - 2017

2,400,000.0

NSNN

Vụ Quản lý CTTL

(đã cấp 2014: 300 tr.đ)

 

Cộng B:

 

77,286,325.0

 

 

 

C

Mua phần mềm bản quyền:

 

 

 

 

 

1

Mua phần mềm WindowsServer:

2015 - 2017

64,350.0

NSNN

Văn phòng Tổng cục

 

 

- Mua 03 bộ WindowsServer loại WinSvrStd 2012R2 SNGL OLP NL 2Proc cài đặt cho các máy: 01 máy chủ cài đặt thư điện tử; 01 máy chủ cài đặt Cổng thông tin điện tử và 01 máy chủ cài đặt CSDL thư điện tử + CSDL Cổng thông tin

 

 

 

 

 

2

Mua phần mềm Exchange Server:

2015 - 2020

435,160.0

NSNN

Văn phòng Tổng cục

 

 

- Mua 230 licenses Exchange Server loại ExchgStdCAL 2013 SNGL OLP NL UsrCAL để phát triển phần mềm thư điện tử, phục vụ cho 230 cán bộ, công chức, viên chức trực thuộc Tổng cục có sử dụng hệ thống thư điện tử của Tổng cục.

 

 

 

 

 

3

Mua phần mềm SharePointServer:

2016

165,264.0

NSNN

Văn phòng Tổng cục

 

 

- Mua 01 bộ phần mềm bản quyền SharePoint Server loại SharePointSvr 2013 SNGL OLP NL230 để phát triển phần mềm Cổng thông tin điện tử của Tổng cục.

 

 

 

 

 

4

Mua phần mềm CSDL:

2016

334,202.0

NSNN

Văn phòng Tổng cục

 

 

- Mua 01 bộ phần mềm bản quyềnSQLServer loại SQLSvr EntCore 2014 SNGL OLP 2Lic NL CoreLic Qlfd để cài đặt dữ liệu thư điện tử và dữ liệu Cổng thông tin điện tử của Tổng cục.

 

 

 

 

 

5

Mua phần mềm tích hợp các CSDL và các phần mềm khác:

2016

538,000.0

NSNN

Văn phòng Tổng cục

 

 

- Mua 01 bộ phần mềm bản quyền Biztalk Server loại BztlkSvrEnt 2013R2 SNGL OLP 2Lic NL CoreLic Qlfd để tích hợp các CSDL, các hệ thống thông tin của Tổng cục.

 

 

 

 

 

6

Mua phần mềm hệ thống Windows cài đặt cho máy PC (khối VPT

2015 - 2020

455,400.0

NSNN

Văn phòng Tổng cục

 

 

- Mua 100 licenses bản quyền Window loại WinPro 8.1 SNGL OLP NL Legalization GetGenuine để cài đặt cho các máy tính cá nhân PC của cán bộ, công chức khối cơ quan VPTC (Đã mua năm 2014: 16 licenses).

 

 

 

 

 

7

Mua phần mềm hệ thống Windows cài đặt cho máy PC (TTTT)

2015 - 2020

54,868.0

NSNN

Trung tâm PT&GNTT

 

 

- Mua 29 licenses bản quyền Window loại WinPro 8.1 SNGL OLP NL Legalization GetGenuine để cài đặt cho các máy tính cá nhân PC của cán bộ, CCVC Trung tâm Phòng tránh và GNTT.

 

 

 

 

 

 

Cộng C:

 

2,047,244.0

 

 

 

D

Đào tạo nguồn nhân lực CNTT:

 

 

 

 

 

1

Đào tạo kiến thức quản trị mạng, quản trị hệ thống, kiến thức an ninh, bảo mật cho đội ngũ cán bộ chuyên trách CNTT theo chuẩn của hãng CISCO (CCNA, CCNP...) và Microsoft (MCSA, MCSE, MCP...): Mỗi năm cử từ 2 - 3 cán bộ CNTT tham dự các lớp đào tạo chuyên sâu; đảm bảo đến năm 2020, Tổng cục có đội ngũ IT đủ mạnh, nắm vững kiến thức quản trị hệ thống; kiến thức về an toàn, an ninh thông tin...

2015 - 2020

300,000.0

NSNN

Văn phòng Tổng cục

 

2

Hàng năm, tiến hành đào tạo và đào tạo lại cho khoảng 25 - 30% cán bộ, công chức, viên chức của Tổng cục về các kỹ năng ứng dụng CNTT: Mỗi năm tổ chức từ 2 - 3 lớp tập huấn…

2015 - 2020

150,000.0

NSNN

Văn phòng Tổng cục

 

 

Cộng D:

 

450,000.0

 

 

 

E

Các nhiệm vụ thực hiện hàng năm (Duy trì đường truyền Internet, mua phần mềm diệt Virus và duy trì thông tin):

1

Chi phí mua phần mềm diệt Virus bảo vệ 115 máy tính cá nhân của CBCC khối cơ quan VPTC (115 licenses x 300.000 đồng/licenses x 6 năm):

2015 - 2020

207,000.0

NSNN

Văn phòng Tổng cục

 

2

Chi phí duy trì thông tin cho Cổng thông tin điện tử của Tổng cục (100 triệu đồng / năm x  6 năm):

2015 - 2020

600,000.0

NSNN

Văn phòng Tổng cục

 

3

Chi phí thuê đặt chỗ máy chủ; thuê dịch vụ Quản trị kỹ thuật và đảm bảo an toàn, an ninh mạng… (3 máy x 75 tr.đ/máy/năm x 4 năm)

2017 - 2020

900,000.0

NSNN

Văn phòng Tổng cục

 

4

Chi phí mua phần mềm diệt Virus bảo vệ máy tính cá nhân của CBCC Cục QL Đê điều & PCLB (17 Tr đồng/năm x 6 năm):

2015 - 2020

102,000.0

NSNN

Cục QLĐĐ & PCLB

 

5

Chi phí mua phần mềm diệt Virus bảo vệ máy tính cá nhân của Trung tâm Tư vấn & CGCN (20 Tr đồng/năm x 6 năm):

2015 - 2020

120,000.0

NSNN

Trung tâm Tư vấn

 

 

Cộng E:

 

1,929,000.0

 

 

 

 

Tổng cộng (A + B + C + D + E):

84,947,369.0

 

 

 

 

TỔNG HỢP KINH PHÍ TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG CNTT, NĂM 2015

do Văn phòng Tổng cục Thủy lợi quản lý, thực hiện

(Đơn vtính: Nghìn đồng)

TT

Tên nhiệm vụ / hạng mục công việc

Thực hiện năm 2015

Ghi chú

Nội dung thực hiện

Kinh phí

1

Xây dựng Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thủy lợi

 

925,000.0

 

1.1

- Công tác chuẩn bị đầu tư:

+ Lập báo cáo nghiên cứu khả thi;

+ Lập báo cáo thiết kết thi công, tổng dự toán;

+ Tổ chức thẩm định;

+ Tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công…

150,000.0

 

1.2

- Lập trình, xây dựng phần mềm Cổng:

+ Phân tích, thiết kế hệ thống;

+ Phân tích, thiết kế CSDL;

+ Triển khai lập trình, xây dựng PM Cổng…

750,000.0

 

1.3

- Chi phí quản lý, tổ chức triển khai...:

+ Chi phí nhân công quản lý dự án;

+ Chi phí tổ chức hội thảo …

25,000.0

 

2

Nâng cấp hệ thống thư điện tử của Tổng cục:

 

145,000.0

 

2.1

- Lập trình, nâng cấp phần mềm thư điện tử:

 

50,000.0

 

2.2

- Mua phần mềm Exchange Server có bản quyền:

+ Tạm mua 50 licensex ExchgStdCAL 2013 SNGL OLP NL UsrCAL để đảm bảo 50 người truy cập đồng thời vào hệ thống thư điện tử.

95,000.0

 

3

Thuê bao đường truyền Internet (10 tháng)

 

132,000.0

 

3.1

- Thuê bao đường truyền tại nhà A6B:

(Thuê bao 10 tháng, để hưởng, sử dụng 12 tháng)

66,000.0

 

3.2

- Thuê bao đường truyền tại 54/102 Trường chính:

66,000.0

 

4

Chi phí cung cấp thông tin, duy trWebsite:

 

100,000.0

 

5

Mua phần mềm diệt Virus bảo vệ hệ thống máy tính:

+ Mua 115 licenses Bkavpro cài đặt cho 115 máy tính cá nhân PC.

30,000.0

 

6

Mua phần mềm Hệ điều hành Windows:

+ Mua  bổ sung 25 licenses Windows (đã mua năm 2014: 16 licenses)

+ Loại phần mềm: WinPro 8.1 SNGL OLP NL Legalization GetGenuine

115,000.0

 

Cộng:

1,447,000.0

 

Một tbốn trăm bốn mươi bẩy triệu đng.

 


PHỤ LỤC 02

CẤU HÌNH MÁY CHỦ DỮ LIỆU VÀ MÁY CHỦ DỊCH VỤ
(
Ban hành kèm theo Quyết định số    /QĐ-TCTL ngày   /7/2014 của Tổng cục trưởng, Tổng cục Thủy lợi)

TT

Cấu hình cơ bản

Số lượng

Ghi chú

1

Máy chủ cài đặt dữ liệu (Máy chủ M1).

01

 

 

Rack/2U/Intel® Xeon® Processor E5-2650 (20Mb Cache, 2.00 GHz, 8.00 GT/s Intel® QPI) / 1 x 8GB PC3-10600 DDR3-1333 2Rx4 LP /Graphic Memory 16MB / Network 4 x 1GB (Std) Ethernet port / Power 750W HS 1/2 / RAID M5110e 0, 1, 10, 5, 50 std with 1GB Flash / Optical disk DVD RW / 2 Hard disk 300GB 10K SAS 2.5", No Monitor.

 

 

2

Máy chủ cài đặt dịch vụ (Máy chủ M2): Cài đặt phần mềm Cổng thông tin điện tử và phần mềm thư điện tử.

02

 

 

Rack/2U / TPM Motherboard Quantity 1/Intel® Xeon® Processor E5-2650, 2.00GHz, 20M Cache / 8.0GT/s QPI. Turbo. 8C. 95W Quantity 1/Ex-factory Delivery Quantity 1/No Delivery Charges Quantity 1/2.5-Inch Chassis Quantity 1/Risers with up to 6. x8 PCIe Slots + 1. x16 PCIe Slot Quantity 1 / Ship Mod (APCC) Quantity 1 / Electronic System Documentation and OpenManage DVD Kit for R720 Quantity 1 / Bezel Quantity 1 / DIMM Blanks for Systems with 2 Processors Quantity 1 / Performance Optimized Quantity 1 1600 MHz RDIMMS Quantity 1 / 8GB RdIMM. 1600Mhz. Low Volt. Dual Rank. X 4 Bandwidth Quantity 4 / 300GB 10K RPM.6Gbps SAS 2,5’’ Hot Plug Hard Drive Quantity 4 2.5" Chassis with up to 8 Hard Drives Quantity 1 PERC H710 Integrated RAID Controller. 512MB NV Cache. Mini-Type Quantity 1 / Heat Sink Quantity 2 PLDS DS-8D3SH 12.7 tray DVD ROM Quantity 1 Dual. Hot-plug. Redundant Power Supply (1+1). 750W Quantity 1 Integration Information Quantity 1SI EMEA MOD INFO DELL READY Quantity 1 SI.MOD.INFO.CSR.ELIGIBLE Quantity 1Prosupport Label for Indo.Vn & Ph Quantity 1 / No Monitor / Jumper Cord 12A 4M C13/C14 (APCC countries except ANZ) Quantity 2 / Broadcom 5720 QP 1Gb Network Daughter Card Quantity 1 / No Operating System Quantity 1 / For SADMG Countries only - No Installation Service Required Quantity 1 / Technical Support - Indo. Vn. Ph & Bru Quantity 1 / SI.MOD.INFO.FIDA OR BYPASS Quantity 1 SI.MOD.INFO.MIAS.POSTBURN Quantity 1 SI.MOD.INFO.MIAS.AP Quantity 1 / Optional DAPC(Dell Active Power Controller) Power Savings BIOS Setting Quantity 1

 

 

 

PHỤ LỤC 03

ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT: XÂY DỰNG CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỔNG CỤC THỦY LỢI

I. CĂN CỨ THỰC HIỆN

1. Cơ sở pháp lý:

- Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11ngày 29/11/2005;

- Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006;

- Chỉ thị số 58/CT-TW ngày 17/10/2000 về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

- Nghị quyết số 30C/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương tình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020;

- Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

- Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

- Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông;

- Quyết định số 1605/QĐ-TTg ngày 27/8/2010 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 – 2015;

- Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ Quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;

- Nghị quyết số 13-NQ/TƯ ngày 16/01/2012 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;

- Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 08/06/2012 của Chính phủ về việc ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/T.Ư ngày 16/01/2012 của Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020;

- Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ Về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

- Quyết định số 2955/QĐ-BNN-KHCN ngày 02/12/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT phê duyệt Chiến lược phát triển CNTT phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020;

- Quyết định số 06/QĐ-BNN-KHCN ngày 04/01/2011 của Bộ Nông nghiệp & PTNT Phê duyệt Kế hoạch ứng CNTT của Bộ Nông nghiệp và PTNT, giai đoạn 2011-2015;

- Chỉ thị số 2793/CT-BNN-TH ngày 27/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT Về việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác quản lý điều hành của Bộ Nông nghiệp & PTNT giai đoạn 2011-2015.

2. Cơ sở thực tiễn:

- Căn cứ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thủy lợi trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành kèm theo Quyết định số 03/2010/QĐ-TTg ngày 25/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ;

- Căn cứ Chiến lược phát triển CNTT phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT, giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 kèm theo Quyết định số 2955/QĐ-BNN-KHCN ngày 02/12/2011 của Bộ trưởng, Bộ Nông nghiệp & PTNT và Kế hoạch ứng CNTT của Bộ Nông nghiệp và PTNT, giai đoạn 2011-2015 ban hành kèm theo Quyết định số 06/QĐ-BNN-KHCN ngày 04/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT;

- Căn cứ thực trạng ứng dụng CNTT của Tổng cục Thủy lợi;

- Căn cứ tình hình thực tế trong hoạt động, điều hành của Tổng cục, đặc biệt là trong điều kiện “Biến đổi khí hậu, nước biển dâng” ngày càng diễn biến phức tạp mang tính toàn cầu…

II. MỤC TIÊU ĐẦU TƯ

Tổ chức triển khai xây dựng Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thủy Lợi phải xác định nhiệm vụ phục vụ người dân, doanh nghiệp là nhiệm vụ hàng đầu. Xác định Cổng thông tin điện tử là công cụ số một góp phần thúc đẩy cải cách hành chính; là công cụ thực hiện thủ tục hành chính công "một cửa" và "một cửa liên thông". Vì vậy việc xây dựng Cổng thông tin điện tử phải đạt được các mục tiêu chủ yếu sau đây:

- Mở ra giao diện giao tiếp giữa mạng thông tin của Tổng cục Thủy Lợi với mạng TSL chuyên dùng, đồng thời mở ra môi trường giao tiếp và giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước với nhau và với các doanh nghiệp cũng như mọi công dân. Xác định đây là bước tất yếu của quá trình xây dựng nền hành chính điện tử, tạo tiền đề, kinh nghiệm xây dựng nền kinh tế phát triển với hoạt động giao dịch thương mại điện tử (TMĐT).

- Đảm bảo hợp chuẩn giao tiếp, trao đổi và chia sẻ thông tin; coi trọng và đảm bảo vấn đề an ninh, an toàn dữ liệu.

- Cho phép tích hợp, trao đổi và khai thác nhiều nguồn dữ liệu từ các cơ quan sở, ban, ngành, các doanh nghiệp của Tổng cục Thủy Lợi, đồng thời kết nối với mạng thông tin Chính phủ, nhằm:

+ Cung cấp thông tin giới thiệu về Tổng cục Thủy Lợi, kêu gọi đầu tư, phát triển ngành, góp phần xúc tiến thương mại, thúc đẩy quá trình hội nhập trong nước và quốc tế.

+ Đáp ứng các nhu cầu về thông tin công cộng của mọi đối tượng nhân dân.

+ Thực hiện các giao tiếp và giao dịch điện tử với người dân, với doanh nghiệp thông qua hệ thống các dịch vụ công.

+ Tích hợp các hệ thống, CSDL của Tổng cục Thủy Lợi (gồm có hệ thống các CSDL tổng hợp và Trang thông tin điện tử). Trong đó hệ thống CSDL có khả năng liên kết và chia sẻ với một số hệ thống CSDL của đã triển khai của các cơ quan, đơn vị trong Tổng cục và các Viện, Trường và trao đổi thông tin với hệ thống CSDL quốc gia.

+ Tạo ra cơ sở hạ tầng thông tin phong phú, nhất quán; từng bước xây dựng và đáp ứng hệ thống dịch vụ công.

- Xây dựng, khai thác và phát triển Cổng thông tin điện tử theo các bước:

+ Bước 1. Cung cấp thông tin.

+ Bước 2. Giao tiếp.

+ Bước 3. Giao dịch để có thể từng bước cung cấp các dịch vụ công.

- Từng bước xây dựng các dịch vụ công với các giao diện tương tác cho phép doanh nghiệp, người dân giao dịch trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử; Cung cấp thông tin và các dịch vụ công cho người dân (G2C), cho doanh nghiệp (G2B);  Cung cấp và trao đổi thông tin giữa các CQNN (G2G).

Đảm bảo: 100% các thủ tục hành chính được công khai hoa trên Cổng; hoàn thiện biểu mẫu và công bố 100% dịch vụ hành chính công mức độ 2; đảm bảo cung cấp và tích hợp ít nhất 02 dịch vụ hành chính công trực tuyến mức độ 3, tiến tới xây dựng và tích hợp các dịch vụ hành chính công mức độ 4.

- Làm đầu mối duy nhất (điểm truy cập “một cửa”) của Tổng cục Thủy Lợi về thông tin, dịch vụ của cơ quan nhà nước.

- Thống nhất các nội dung thông tin và dịch vụ thông tin trên cổng, bảo đảm cổng đóng vai trò tích hợp và trao đổi thông tin giữa các hệ thống thông tin điện tử.

III. QUY MÔ ĐẦU TƯ

- Xây dựng phần mềm Cổng thông tin điện tử (phần tiếng Việt):

+ Thiết kế giao diện và cấu trúc thông tin

+ Xây dựng hệ thống CMS: Xây dựng quản trị người dùng; Module quản trị dòng công việc; Module phân loại; Module cơ chế cá nhân hóa; Xây dựng hệ thống an ninh bảo mật; Xây dựng hệ thống cân bằng tải; Module xuất bản thông tin qua RSS hoặc webservice; Xây dựng module tìm kiếm hỗ trợ tìm kiếm toàn văn.

+ Thiết kế, xây dựng các dịch vụ cộng tác;

+ Xây dựng chuyên trang cung cấp hệ thống thủ tục hành chính công…

- Xây dựng phần mềm Cổng thông tin điện tử (phần tiếng Anh).

- Xây dựng Modul tích hợp hệ thống các phần mềm và CSDL;

- Chuyển đổi dữ liệu từ Trang thông tin điện tử đã có;

- Tổ chức đào tạo, tập huấn vận hành Cổng…

IV. YÊU CẦU VỀ LỰA CHỌN KỸ THUẬT VÀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ

1. Yêu cầu chung của hệ thống

Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ các công việc của Tổng cục Thủy Lợi  và tình hình thực tế, giải pháp kỹ thuật xây cổng thông tin điện tử phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

Tính khả thi: Giải pháp đưa ra phải giải quyết được các yêu cầu đang đặt ra, phù hợp với điều kiện thực tế của Tổng cục Thủy Lợi. Giải pháp chọn lựa phải đảm bảo tính khả thi của dự án sao cho hệ thống sau khi đầu tư lại phải dễ dàng trong việc triển khai cũng như vận hành sau này.

Tính hiện đại: Các giải pháp đưa ra dựa trên các công nghệ mới hiện đại và đang được sử dụng phổ biến.

Tính tương thích cao: phải tương thích với các mô hình khác đang được sử dụng rộng rãi.

Tính bảo mật: Ngoài các thông tin được đăng tải rộng rãi thì các giải pháp phần mềm phải đảm bảo tính an toàn và nguyên vẹn cho thông tin. Các giải pháp về bảo mật đối với hệ thống phải đảm bảo hệ thống không bị đánh cắp dữ liệu hay bị phá hoại. Sử dụng các cơ chế phân quyền người sử dụng, cũng như các thiết bị như tường lửa và các thiết bị khác để đảm bảo an toàn cho trang thông tin và hệ thống.

Tính mở: Giải pháp đưa ra phải dễ dàng kết nối cũng như tích hợp thêm các giải pháp khác khi cần thiết.

Tính linh động: hệ thống cần phải linh động để đáp ứng được các thay đổi dựa trên yêu cầu từ phía người sử dụng cũng như các yêu cầu phát sinh từ hệ thống.

Tính toàn vẹn: giải pháp phải có các cơ chế sao lưu phục hồi khi hệ thống có lỗi để tránh việc mất mát dữ liệu của Cổng thông tin điện tử.

2. Yêu cầu về công nghệ

Bảo đảm khả năng trao đổi thông tin với Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, và của các Tổng cục Thủy Lợi, thành phố trong tương lai.

Tuân thủ các chuẩn trao đổi thông tin và các yêu cầu về công nghệ và thiết kế của Chính phủ. Cho phép người dùng truy cập Cổng thông tin điện tử thông qua nhiều loại trình duyệt web (web browser).

Dễ dàng mở rộng hệ thống khi có nhu cầu như nhu cầu tích hợp thêm các nguồn thông tin mới ...

Hiệu năng thực hiện cao (theo nghĩa sử dụng tài nguyên, tốc độ đáp ứng yêu cầu của người khai thác thông tin, ...).

Sử dụng giao diện tiếng Việt với bộ mã tiếng Việt TCVN 6909:2001.

Vận hành trong môi trường mạng WAN, đưa ra Internet phục vụ người dân.

Phải có khả năng chạy được trên môi trường nền cả Windows 2000/2003/2008 server hoặc trên môi trường Linux.

3. Yêu cầu về chức năng đối với phần mềm cổng lõi

Cá nhân hoá: Cho phép thiết lập các thông tin khác nhau cho các đối tượng khác nhau theo các yêu cầu khác nhau của người dùng

Đăng nhập một lần, xác thực và phân quyền

+ Cơ chế đăng nhập một lần, cho phép người sử dụng khi đăng nhập vào Cổng thông tin, người sử dụng có thể truy cập được bất kỳ ứng dụng nào trên Cổng thông tin mà người sử dụng được cấp phép mà không phải đăng nhập lại khi chuyển từ ứng dụng này sang ứng dụng khác.

+ Người sử dụng không cần đăng ký nhiều tài khoản khi sử dụng những ứng dụng có sẵn tích hợp trên Cổng thông tin, mà chỉ đăng ký duy nhất một tài khoản trên Cổng thông tin.

Quản lý cổng và trang thông tin

+ Cung cấp khả năng khai báo và điều chỉnh các module nghiệp vụ hỗ trợ hoạt động bên trong Cổng thông tin.

+ Cho phép cài đặt/gỡ bỏ các khối chức năng trong khi hệ thống đang hoạt động; các mẫu giao diện; các loại ngôn ngữ; các kiểu hiển thị nội dung; quyền quản trị hệ thống linh hoạt.

+ Cho phép định nghĩa các quy trình xử lý công việc và xuất bản thông tin; Mỗi module chức năng cho phép cài đặt trên nhiều trang.

+ Hỗ trợ khả năng định nghĩa và phân quyền theo vai trò.

+ Hỗ trợ khả năng tìm kiếm Việt/Anh theo chuẩn unicode TCVN 6909:2001 và tìm kiếm nâng cao.

+ Hỗ trợ khả năng bảo mật cao. Có cơ chế chống lại các loại tấn công phổ biến trên mạng như SQL Injection, Flood, DDoS...

+ Có cơ chế quản lý bộ đệm (caching) để tăng tốc độ xử lý, nâng cao hiệu suất xử lý và giảm tải máy chủ ứng dụng; có cơ chế dự phòng cho hệ thống máy chủ ứng dụng và dự phòng cho máy chủ CSDL (khả năng cài đặt máy chủ dịch vụ và máy chủ sao lưu theo mô hình hệ thống cluster đảm bảo cơ chế cân bằng tải, sao lưu dữ liệu tức thời giữa các máy chủ dịch vụ và máy chủ sao lưu).

Quản lý cấu hình

+ Cung cấp khả năng khai báo và điều chỉnh các module nghiệp vụ hỗ trợ hoạt động bên trong Cổng thông tin.

+ Cho phép cài đặt/gỡ bỏ các khối chức năng trong khi hệ thống đang hoạt động; các mẫu giao diện; các loại ngôn ngữ; các kiểu hiển thị nội dung; quyền quản trị hệ thống linh hoạt.

+ Cho phép định nghĩa các quy trình xử lý công việc và xuất bản thông tin; Mỗi module chức năng cho phép cài đặt trên nhiều trang.

+ Hỗ trợ khả năng định nghĩa và phân quyền theo vai trò.

+ Hỗ trợ khả năng tìm kiếm Việt/Anh theo chuẩn unicode TCVN 6909:2001 và tìm kiếm nâng cao.

+ Hỗ trợ khả năng bảo mật cao. Có cơ chế chống lại các loại tấn công phổ biến trên mạng như SQL Injection, Flood, DDoS...

+ Có cơ chế quản lý bộ đệm (caching) để tăng tốc độ xử lý, nâng cao hiệu suất xử lý và giảm tải máy chủ ứng dụng; có cơ chế dự phòng cho hệ thống máy chủ ứng dụng và dự phòng cho máy chủ CSDL (khả năng cài đặt máy chủ dịch vụ và máy chủ sao lưu theo mô hình hệ thống cluster đảm bảo cơ chế cân bằng tải, sao lưu dữ liệu tức thời giữa các máy chủ dịch vụ và máy chủ sao lưu).

Tích hợp các kênh thông tin

+ Tích hợp được nhiều kênh thông tin từ các nguồn khác nhau lên cổng thông tin sử dụng các cơ chế tương tác định chuẩn.

+ Thông qua chức năng tích hợp để cung cấp các chức năng khác phục vụ hoạt động xây dựng cổng, tích hợp các thành phần thông tin để tổ hợp thành các màn hình hiển thị thông tin, quy định các khu vực thông tin sẽ hiển thị trên mẫu trang.

Ví dụ: định chuẩn cho chức năng tích hợp là Portlet, WSRP (đối với môi trường Java) hay WebPart (đối với môi trường Windows.Net).

Chức năng tìm kiếm thông tin: Cho phép tìm kiếm thông tin trong từng miền và trong toàn bộ cổng thông tin, các cổng thành phần và các dịch vụ.

Quản trị người dùng: Chức năng Quản trị người dùng cho phép người dùng đăng ký tài khoản hoặc quản trị cấp tài khoản cho người dùng, lưu trữ các thông tin dưới dạng hồ sơ người dùng, cấp quyền sử dụng theo vai trò và báo cáo hoạt động của từng người dùng

Thu thập và xuất bản thông tin

+ Thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó được chuẩn hóa và lưu trữ vào CSDL để sử dụng lại cho các dịch vụ khác. Quá trình thu thập và bóc tách thông tin với các định dạng đã được qui chuẩn.

+ Đồng thời cho phép xuất bản thông tin theo chuẩn RSS 2.0, khuyến nghị áp dụng chuẩn ATOM 1.0 cho các dịch vụ ứng dụng trong hệ thống. Các dịch vụ ứng dụng tự động xuất bản thông tin với các tiêu chí khác nhau dựa trên XML một cách thống nhất.

Sao lưu và phục hồi dữ liệu: Cung cấp công cụ cho người quản trị thực hiện sao lưu định kỳ, sao lưu đột xuất và cho phép phục hồi dữ liệu theo phiên bản đã được lưu trữ khi cần thiết hoặc khi có sự cố xảy ra

Nhật ký theo dõi: Lưu các sự kiện (event log) diễn ra trong toàn bộ hệ thống để phục vụ theo dõi, giám sát và có phương án xử lý nhanh nhất khi hệ thống gặp sự cố

An toàn, bảo mật: Thực hiện các cơ chế xác thực, cấp phép truy cập trên cổng thông tin, đồng thời hỗ trợ cơ chế trao đổi thông tin, dữ liệu được mã hóa đảm bảo an toàn cho hệ thống cổng thông tin trong quá trình khai thác, vận hành. Các chuẩn áp dụng SSL 3.0 và HTTPS

Hiển thị thông tin theo các loại thiết bị: Cung cấp khả năng tự động hiển thị thông tin theo các loại thiết bị khác nhau như PDA, Pocket PC, PC, tuân thủ theo các chuẩn HTML v4.01, XHTML v1.1, XSL v1.1 và WML 2.0

Quản trị và biên tập nội dung (CMS): Quản trị các nội dung thông tin theo các phân loại khác nhau (category) để phân loại thông tin và bài viết trên cổng, đồng thời cho phép định nghĩa một quy trình biên tập và xuất bản nội dung thông tin (CMS) để công bố thông tin trên cổng

Cung cấp các dịch vụ ứng dụng (dịch vụ công, dịch vụ cộng tác): Sẵn sàng cung cấp các dịch vụ ứng dụng thông qua tính mở của hệ thống. Các dịch vụ ứng dụng là các dịch vụ hành chính công, được phát triển theo nhu cầu, và cần thiết cung cấp thông qua cổng thông tin với vai trò là điểm truy cập “một cửa”, “một cửa liên thông”

Cung cấp các kênh dịch vụ thông tin: Các kênh dịch vụ thông tin được tích hợp trực tiếp trên cổng thông tin. Ví dụ thông báo, quảng cáo, thư viện đa phương tiện, liên kết, trưng cầu ý kiến, diễn đàn, hỏi đáp …

4. Yêu cầu về chức năng:

- Chức năng quản trị hệ thống: cho phép bộ phận quản trị Cổng thông tin giao tiếp điện tử cập nhật và duyệt các nội dung thông tin; cho phép các đơn vị thành viên của Cổng thông tin giao tiếp điện tử chuyển giao thông tin, dữ liệu hay ứng dụng lên Cổng thông tin giao tiếp điện tử.

- Chức năng biên tập thông tin: Cho phép thực hiện biên tập và xuất bản thông tin với qui trình nghiệp vụ đã đề xuất ở phần Qui trình nghiệp vụ.

- Chức năng cập nhật dữ liệu từ xa: dùng cho các biên tập viên và các đơn vị cập nhật các nội dung thông tin.

- Chức năng in ấn: dễ dàng in các nội dung từ Cổng thông tin điện tử.

- Chức năng tìm kiếm và tra cứu: môi trường và công cụ tìm kiếm trên Cổng thông tin điện tử cho các nội dung thông tin có cấu trúc cũng như phi cấu trúc trong CSDL, trên các trang Web, trong các kho thông tin được tích hợp vào Cổng thông tin giao tiếp điện tử. Có khả năng tích hợp các công cụ tìm kiếm mạnh trên Internet để bổ sung vào chức năng tìm kiếm tra cứu của Cổng thông tin giao tiếp điện tử.

- Chức năng giới thiệu, hướng dẫn sử dụng: Giới thiệu, hướng dẫn sử dụng cần phải đi kèm (built-in) với sản phẩm phần mềm lõi này.

- Chức năng quản lý thông tin phản hồi: Chức năng này cho phép người sử dụng góp ý cho ban biên tập, bộ phận quản trị, hoặc các nội dung khác liên quan đến Cổng thông tin giao tiếp điện tử này.

Lưu nhật ký theo dõi hoạt động của hệ thống (Event logging).

Tạo ra các trang thứ cấp nếu được phát triển bởi dự án này.

5. Yêu cầu về an toàn bảo mật thông tin

Ngăn chặn truy cập trái phép, ngăn chặn làm thay đổi trái phép nội dung thông tin của Cổng thông tin điện tử.

Có khả năng cân bằng tải, tích hợp các giải pháp bảo mật, firewall.

Sao lưu dữ liệu định kỳ và đột xuất.

Phục hồi hệ thống nhanh chóng khi có sự cố.

6. Yêu cầu về giao diện

Mọi kênh thông tin trên Cổng thông tin điện tử đơn giản, đẹp và tạo ấn tượng cho người xem, có xét đến tính đặc trưng của Tổng cục Thủy Lợi.

Bố cục trình bày dễ xem và dễ sử dụng.

Giao diện (hệ thống menu, hệ thống trợ giúp, v.v...) nhất quán, dễ dùng, thuận tiện cho người sử dụng.

Giao diện có thể thay đổi được dễ dàng bằng công cụ.

7. Yêu cầu chức năng về tích hợp hệ thống

Tích hợp với phần mềm quản lý lưu trữ:

Hỗ trợ cập nhật trạng thái, vị trí, đối tượng quản lý về hồ sơ gốc, văn bản giấy (hardcopy) liên quan đến quá trình xử lý thủ tục hành chính.

Lưu vết quá trình dịch chuyển vị trí hồ sơ gốc.

Tích hợp với phần mềm quản lý văn bản điều hành

Tích hợp với hệ thống quản lý văn bản và điều hành của cơ quan để tiếp nhận yêu cầu từ cơ quan hành chính nhà nước khác và luân chuyển hồ sơ giữa các đơn vị trong cơ quan.

8. Tích hợp với Cổng thông tin

Tích hợp với trang tin điện tử/cổng thông tin điện tử đảm bảo cung cấp các thông tin theo quy định tại Thông tư số 26/2009/TT-BTTTT ngày 31/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc cung cấp thông tin và đảm bảo khả năng truy nhập thuận tiện đối với trang thông tin điện tử của Nhà nước và bổ sung các thông tin trong mục Thông tin về thủ tục hành chính bao gồm:

Thông tin tác nghiệp hồ sơ cần xử lý

Thông tin công khai tình trạng xử lý các hồ sơ theo kỳ: số hồ sơ xử lý đúng hạn, số hồ sơ quá hạn, …

Tra cứu, hướng dẫn về thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân

Thông tin chi tiết quá trình xử lý một hồ sơ như: Trạng thái hồ sơ; hồ sơ đang ở bộ phận nào; hồ sơ đã qua các bước xử lý nào; bộ phận nào gây trễ, cán bộ nào trực tiếp xử lý (nếu có); hồ sơ sắp đến hết hạn trả

Tra cứu tình trạng hồ sơ, kết quả giải quyết hồ sơ của tổ chức, cá nhân.

Gửi/nhận hồ sơ liên thông: Nhận hồ sơ liên thông từ các cơ quan hành chính/hệ thống khác thực hiện theo quy trình văn thư đối với công văn đến:

Tiếp nhận yêu cầu dưới hình thức một công văn đến.

Trường hợp tiếp nhận hồ sơ mới: chuyển chức năng TN&TKQ theo quy trình văn thư.

Trường hợp phối hợp xử lý ngoài hệ thống: chuyển chức năng đợi kết quả xử lý theo quy trình văn thư.

Gửi hồ sơ liên thông đến các cơ quan hành chính/hệ thống khác thực hiện theo quy trình văn thư đối với công văn đi.

Tích hợp khác: Hỗ trợ tích hợp với hệ thống khác thông qua XML, Webservices.

VI. MÔ HÌNH HỆ THỐNG

Hệ thống được xây dựng trên nền tảng hạ tầng mạng của Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thủy Lợi và kênh thông tin ra bên ngoài là hệ thống cổng thông tin giao tiếp hoạt động tại địa chỉ http://www.wrd.gov.vn

Mô hình hoạt động dự kiến như sau:

Hệ thống bao gồm: Cổng thông tin giao tiếp điện tử  và các ứng dụng được tích hợp với Cổng thông tin giao tiếp điện tử.

VI. THỜI GIAN THỰC HIỆN: 03 năm, từ 2015 đến hết 2017.

VII. KHÁI TOÁN TỔNG MỨC ĐẦU TƯ

- Căn cứ lập dự toán:

+ Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về việc đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước

+ Tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành thông tin và truyền thông;

+ Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

+ Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 của Bộ xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

+ Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ xây dựng về việc công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình.

+ Thông tư số 33/2007/TT-BTC ngày 09/04/2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Quyết toán Dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn Nhà nước

+ Nghị định số 28/2010/NĐ-CP ngày 25/03/2010 của Chính phủ về quy định mức lương tối thiểu chung

+ Thông tư số 79/2005/TT-BTC ngày 15/09/2005 của Bộ tài chính về Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước

+ Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước;

+ Nghị định số 22/2011/NĐ-CP ngày ngày 04 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu chung;

+ Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT-BTC-BTTTT ngày 26 tháng 5 năm 2008 của Bộ Tài chính và Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí chi ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

+ Thông tư liên tịch số 44/2007/TTLT-BTC-BKHCN ngày 7 tháng 5 năm 2007 của liên Bộ Tài chính và Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí đối với các đề tài, dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước;

+ Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

+ Thông tư số 137/2007/TT-BTC ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn mức chi tạo lập tin điện tử thuộc Công nghệ thông tin;

+ Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập;

+ Thông tư số 109/2000/TT-BTC ngày 13 tháng 11 năm 2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp và sử dụng lệ phí thẩm định đầu tư;

+ Thông tư số 06/2011/TT-BTTTT ngày 28/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về lập và quản lý chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin;

+ Quyết định số 376/QĐ-BTTTT ngày 18/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc đính chính thông tư số 06/2011/TT-BTTTT ngày 28/02/2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về lập và quản lý chi phí đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin;

+ Quyết định số 993/QĐ-TTg ngày 01/7/2011 của Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông công bố Định mức tạm thời về chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;

+ Công văn số 2589/BTTTT-ƯDCNTT ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xác định chi phí phát triển, nâng cấp phần mềm nội bộ;

- Tổng mức đầu tư khoảng: 2.202.000.000 đồng, Bằng chữ: Hai tỷ, hai trăm lẻ hai triệu đồng (kinh phí trên không bao gồm mua bản quyền phần mềm phát triển và thiết bị, máy chủ). Trong đó

+ Chi phí xây dựng phần mềm Cổng: 1.792.218.000,0

+ Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng Cổng: 150.000.000,0

+ Chi phí đào tạo, vận hành, sử dụng Cổng: 35.000.000,0

+ Chi phí chuyển đổi dữ liệu từ Website sang Cổng thông tin: 15.000.000,0

+ Chi phí quản lý dự án: 60.000.000,0

+ Chi phí dự phòng: 150.000.000,0

- Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 500/QĐ-TCTL-VP

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu500/QĐ-TCTL-VP
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành10/07/2014
Ngày hiệu lực10/07/2014
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Công nghệ thông tin
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật10 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 500/QĐ-TCTL-VP

Lược đồ Quyết định 500/QĐ-TCTL-VP 2014 phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin 2015-2020


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 500/QĐ-TCTL-VP 2014 phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin 2015-2020
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu500/QĐ-TCTL-VP
                Cơ quan ban hànhTổng cục Thủy lợi
                Người kýNguyễn Văn Tỉnh
                Ngày ban hành10/07/2014
                Ngày hiệu lực10/07/2014
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Công nghệ thông tin
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật10 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Quyết định 500/QĐ-TCTL-VP 2014 phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin 2015-2020

                    Lịch sử hiệu lực Quyết định 500/QĐ-TCTL-VP 2014 phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin 2015-2020

                    • 10/07/2014

                      Văn bản được ban hành

                      Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                    • 10/07/2014

                      Văn bản có hiệu lực

                      Trạng thái: Có hiệu lực