Quyết định 89/2006/QĐ-UBND thành lập Tổ công tác Tiếp nhận, xử lý vướng mắc, kiến nghị cá nhân, tổ chức doanh nghiệp thủ tục hành chính đã được thay thế bởi Quyết định 189/2006/QĐ-UBND kiện toàn Tổ công tác Tiếp nhận, xử lý vướng mắc, kiến nghị cá nhân, tổ chức doanh nghiệp thủ tục hành chính và được áp dụng kể từ ngày 25/10/2006.
Nội dung toàn văn Quyết định 89/2006/QĐ-UBND thành lập Tổ công tác Tiếp nhận, xử lý vướng mắc, kiến nghị cá nhân, tổ chức doanh nghiệp thủ tục hành chính
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 89/2006/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 02 tháng 06 năm 2006 |
QUYẾT ĐỊNH
THÀNH LẬP TỔ CÔNG TÁC TIẾP NHẬN, XỬ LÝ CÁC VƯỚNG MẮC, KIẾN NGHỊ CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VÀ DOANH NGHIỆP VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 38/CP ngày 04 tháng 5 năm 1994 của chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức;
Căn cứ Quyết định số 23/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Tổ công tác liên ngành xử lý các vướng mắc và kiến nghị của doanh nghiệp về thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 22/2006/QĐ-TTg ngày 24 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao nhiệm vụ xử lý các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thành lập Tổ công tác Tiếp nhận, xử lý các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính Thành phố Hà Nội gồm các ông, bà sau đây:
1. Ông Nguyễn Thế Quang – Phó Chủ tịch UBND Thành phố: Tổ trưởng;
2. Bà Nguyễn Thị Vinh – Phó Giám đốc Sở Nội vụ: Tổ phó;
3. Ông Đặng Văn Khanh – Giám đốc Sở Tư pháp: Tổ viên;
4. Bà Nguyễn Thị Hồng Hà – Chánh Văn phòng UBND Thành phố: Tổ viên;
5. Ông Đặng Văn Trác – Phó Chánh Thanh tra Thành phố: Tổ viên.
Điều 2. Tổ công tác có nhiệm vụ, quyền hạn giúp UBND Thành phố trong việc tiếp nhận, xử lý các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính:
1. Giúp UBND Thành phố tiếp nhận và xử lý những vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền xem xét, giải quyết của UBND Thành phố.
2. Yêu cầu và đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện xử lý kịp thời, dứt điểm, đúng thời hạn, đúng thẩm quyền những vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính;
3. Phát hiện và yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện xử lý bãi bỏ những thủ tục hành chính mà cơ quan, đơn vị đã tùy tiện đặt thêm gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế;
4. Chủ động làm việc với các cơ quan, đơn vị nhà nước thuộc UBND Thành phố quản lý và các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi xem xét, giải quyết các vấn đề liên quan về thủ tục hành chính;
5. Tổ chức nghiên cứu những vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính để kiến nghị UBND Thành phố xem xét, sửa đổi, bãi bỏ hoặc kiến nghị trung ương bãi bỏ những thủ tục hành chính không còn phù hợp;
6. Định kỳ tổng hợp tình hình giúp UBND Thành phố báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trước ngày 20 tháng cuối mỗi quý, về tình hình, kết quả tiếp nhận, xử lý các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính tại thành phố Hà Nội.
Điều 3. Giao Văn phòng UBND Thành phố tiếp nhận đơn, hồ sơ phản ảnh vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp về thủ tục hành chính và phối hợp với Sở Nội vụ giúp Tổ công tác xem xét, giải quyết kịp thời.
Điều 4. Giao Sở Nội vụ làm cơ quan thường trực Tổ công tác, có trách nhiệm giúp Tổ công tác xử lý vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp về thủ tục hành chính; tổng hợp tình hình, soạn thảo văn bản, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo chỉ đạo của Tổ công tác.
Điều 5. Các thành viên Tổ công tác cử cán bộ, công chức thuộc cơ quan mình quản lý làm nhiệm vụ giúp việc Tổ công tác và phối hợp hoạt động theo sự điều hành chung của cơ quan thường trực Tổ công tác là Sở nội vụ.
Điều 6. Giám đốc các sở, Trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện có trách nhiệm:
1. Giải quyết kịp thời các yêu cầu, kiến nghị của Tổ công tác Thành phố về tiếp nhận, xử lý các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền;
2. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị cán bộ, công chức thuộc quyền trong việc tiếp nhận, xử lý các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền;
3. Giải quyết kịp thời, dứt điểm, đúng thời hạn các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính;
4. Xử lý nghiêm những cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý có hành vi nhũng nhiều, gây khó khăn, chậm trễ trong việc thực hiện thủ tục hành chính đối với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp;
5. Tổ chức nghiên cứu những vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp về thủ tục hành chính để kiến nghị UBND Thành phố xem xét, sửa đổi, bãi bỏ những thủ tục hành chính không còn phù hợp.
6. Định kỳ vào ngày 15 tháng cuối quý tổng hợp báo cáo UBND Thành phố (qua Sở Nội vụ) tình hình, kết quả tiếp nhận, xử lý các vướng mắc, kiến nghị của cá nhân, tổ chứcv à doanh nghiệp về thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền.
Điều 7. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc các Sở, trưởng các ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện và các ông, bà có tên ở điều 1 chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |