Thông báo 34/TB-VPCP

Thông báo 34/TB-VPCP kết luận của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP, Trưởng Đoàn kiểm tra công tác phòng, chống tội phạm, trật tự an toàn xã hội tại thành phố Hải Phòng do Văn phòng Chính phủ ban hành

Nội dung toàn văn Thông báo 34/TB-VPCP kết luận của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc Ủy viên


VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2013

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA ĐỒNG CHÍ NGUYỄN XUÂN PHÚC, ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ, TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO 138/CP, TRƯỞNG ĐOÀN KIỂM TRA CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM, TRẬT TỰ AN TOÀN XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Ngày 06 tháng 01 năm 2013, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo 138/CP đã tiến hành kiểm tra công tác phòng, chống tội phạm, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) năm 2012 tại thành phố Hải Phòng. Tham gia Đoàn kiểm tra có đại diện lãnh đạo Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm và Văn phòng thường trực phòng, chống tội phạm và ma túy (Bộ Công an), Cục Cảnh sát biển Việt Nam (Bộ Quốc phòng). Đoàn kiểm tra đã làm việc với Công an quận Ngô Quyền và Thành ủy, Ủy ban nhân dân (UBND), Ban Chỉ đạo 138 thành phố Hải Phòng. Sau khi nghe báo cáo về tình hình, kết quả công tác phòng, chống tội phạm, TTATXH tại thành phố, ý kiến của các đại biểu tham dự, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết luận như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Về kết quả đạt được

Trong năm 2012, dưới sự lãnh đạo, điều hành quyết liệt của Thành ủy, UBND thành phố, sự tham gia tích cực của các Ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là vai trò nòng cốt của lực lượng Công an, tình hình an ninh, trật tự (ANTT) của thành phố Hải Phòng bảo đảm ổn định, góp phần tích cực phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Cụ thể là:

Thành ủy và UBND thành phố đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 48-CT/TW và Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư, Nghị quyết số 09/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 282/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm. Đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân vào công tác phòng, chống tội phạm, giữ gìn ANTT. Mở nhiều đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, trong đó tập trung đánh mạnh, đánh trúng, triệt phá các băng, nhóm tội phạm hình sự nguy hiểm, tội phạm về ma túy… Hải Phòng cũng là địa phương đi đầu triển khai các cơ sở điều trị Methadone và đã phát huy hiệu quả tích cực. Kết quả không để tội phạm lộng hành và đã làm giảm tội phạm (so với năm 2011 giảm 64 vụ: 776/840, bằng 7,62%); hạn chế các vụ trọng án, nâng cao tỷ lệ điều tra khám phá án (đạt trên 84%, riêng án giết người đạt 100%), hạn chế các nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, niềm tin nhân dân tăng cao.

Các cấp, các ngành, đoàn thể đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phát hiện, tố giác tội phạm, cung cấp cho lực lượng Công an hàng trăm tin báo, tố giác về ANTT; hàng chục ngàn hộ dân ký cam kết không tàng trữ, đốt pháo nổ, thả đèn trời; tự giác giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, tích cực tham gia tuần tra tại các địa bàn phức tạp. Đặc biệt, thành phố đã xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình hiệu quả về phong trào toàn dân bảo vệ ANTT, như mô hình “3 giảm, 2 không”; “Cựu chiến binh tham gia bảo vệ ANTT ở tổ dân phố”; mô hình “3 quản, 4 giữ” tại huyện Kiến Thụy; mô hình “5 không” tại quận Hồng Bàng; “Doanh nghiệp an toàn về ANTT”, “Toàn dân tham gia phòng, chống bạo lực học đường”.v.v…

Sau 01 năm triển khai thực hiện công tác chuyển hóa địa bàn tại một số xã, phường trọng điểm về ANTT, bước đầu đã tạo sự chuyển biến tích cực, tình hình TTATXH được ổn định, tội phạm được kéo giảm.

Hải Phòng là trung tâm lớn về giao thông của cả nước, nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương, tình hình trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố đã đạt kết quả khả quan, giảm trên cả 3 tiêu chí về số vụ (giảm 14%), số người chết (giảm 17%), số người bị thương (giảm 40%).

2. Về tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

- Tình hình tội phạm tuy giảm, nhưng diễn biến rất phức tạp, tính chất, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, táo tợn và nghiêm trọng hơn. An ninh kinh tế, an ninh nông thôn, đình công, lãn công; khiếu kiện liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng, tranh chấp đất đai; tội phạm sử dụng công nghệ cao, vũ khí quân dụng, vũ khí tự tạo… tiềm ẩn nhiều phức tạp. Một số vụ, việc giải quyết chưa bảo đảm đúng pháp luật dẫn đến hậu quả phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phong trào toàn dân tham gia bảo vệ ANTT và uy tín của cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ lãnh đạo địa phương.

- Công tác quản lý các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT, thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ chưa thực sự hiệu quả; tình trạng mua bán, sản xuất, tàng trữ trái phép vật liệu nổ, súng tự chế, súng bắn đạn hoa cải vẫn xảy ra.

- Hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy qua đường bưu điện, đường biển; tình trạng thanh, thiếu niên tổ chức sử dụng ma túy tổng hợp đang gia tăng nhưng chưa được ngăn chặn hiệu quả. Nhiều đối tượng hình sự có xu hướng chuyển sang hoạt động phạm tội về ma túy hoặc núp dưới danh nghĩa doanh nghiệp để bảo kê, hoạt động phạm tội.

- Tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường như nhập khẩu phế liệu, đưa các chất thải vào Việt Nam; buôn lậu khai thác trái phép tài nguyên, khoáng sản; các vi phạm quy định về bảo vệ động vật quý hiếm; buôn bán gỗ trái phép diễn ra nghiêm trọng, tác động xấu đến nền kinh tế, hủy hoại môi trường, sinh thái trên địa bàn.

Về nguyên nhân:

- Công tác quản lý nhà nước về ANTT của thành phố còn một số bất cập, chưa theo kịp với quy mô, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Nhận thức về nhiệm vụ phòng, chống tội phạm của các cấp, các ngành, đoàn thể có lúc, có nơi chưa quyết liệt, đồng bộ và còn coi đó là nhiệm vụ riêng của lực lượng Công an.

- Vai trò của các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể trong phát hiện và giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân chưa kịp thời, triệt để; hiệu quả phòng ngừa tội phạm do nguyên nhân xã hội chưa cao.

- Công tác chuyển hóa địa bàn phức tạp về ANTT chưa được quan tâm đúng mức, chưa kịp thời tổng kết để nhân rộng trên địa bàn.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI

Năm 2013 và những năm tiếp theo, tình hình kinh tế sẽ có chuyển biến tích cực hơn, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề xã hội nảy sinh, gây khó khăn, thách thức đối với công tác phòng, chống tội phạm. Các thế lực thù địch tiếp tục gia tăng hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước ta; tình hình đình công, lãn công, tranh chấp, khiếu kiện còn diễn biến phức tạp. Tội phạm hình sự đang có xu hướng trẻ hóa, liều lĩnh, manh động; tội phạm có tổ chức, tội phạm khủng bố, rửa tiền, mua bán người, sử dụng công nghệ cao, tội phạm có yếu tố nước ngoài gia tăng. Bên cạnh đó, việc xuất hiện nhiều tụ điểm ăn chơi trá hình cũng là môi trường thuận lợi cho tội phạm hoạt động và dễ phát sinh tội phạm… Để bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, TTATXH trên địa bàn thành phố, đề nghị Thành ủy, UBND và Ban Chỉ đạo 138 thành phố tập trung thực hiện có hiệu quả một số công tác trọng tâm sau:

1. Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 48-CT/TW, Nghị quyết số 37/2012/QH13 và các chương trình, kế hoạch, nghị quyết, chỉ thị chuyên đề khác liên quan đến phòng, chống tội phạm, đảm bảo TTATXH. Coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp; xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cấp ủy Đảng, chính quyền và Công an đối với công tác này. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo TTATXH.

2. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về ANTT, nhất là trên các địa bàn, lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, dễ phát sinh tội phạm; đẩy mạnh tuần tra, kiểm soát hành chính và phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương, các lực lượng Công an, Hải quan, Biên phòng, Cảnh sát biển và các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự trong phòng ngừa, điều tra, xử lý tội phạm.

3. Tăng cường các hình thức, nội dung tuyên truyền về phòng, chống tội phạm, phù hợp với từng địa bàn, đối tượng. Tổ chức ký cam kết giữa các hộ gia đình, trường học, cơ quan, doanh nghiệp, khu dân cư... không có tội phạm.

4. Dự báo chính xác, nắm bắt kịp thời tình hình tội phạm để có kế hoạch đấu tranh, phòng chống hiệu quả; quan tâm giải quyết các mâu thuẫn ngay từ cơ sở, thường xuyên mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm.

5. Tổ chức tổng kết việc thực hiện thí điểm công tác đấu tranh chuyển hóa địa bàn phức tạp về ANTT, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm để nhân rộng trên phạm vi thành phố. Gắn công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo TTATXH với việc xây dựng và thực hiện các phong trào; phối hợp tốt giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong phòng, chống tội phạm; phát động rộng rãi phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc.

6. Coi trọng phát triển kinh tế - xã hội, nhất là tại các địa bàn trọng điểm, địa bàn khó khăn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

7. Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác phòng, chống tội phạm, đảm bảo TTATXH. Nghiên cứu vận dụng mô hình 141 của Công an thành phố Hà Nội, tăng cường lực lượng Cảnh sát cơ động trong tuần tra, đấu tranh phòng, chống tội phạm.

8. Triển khai tốt đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm và bảo đảm an toàn giao thông, giữ vững an ninh chính trị, TTATXH để nhân dân bình yên, vui đón Tết Nguyên đán Quý Tỵ.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo Thành ủy, UBND thành phố Hải Phòng và các cơ quan liên quan biết, phối hợp thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Thường trực Ban Bí thư (để b/c);
- TTg, các PTTg (để báo cáo);
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí Thư;
- Thành ủy, UBND, Công an TP Hải Phòng;
- Thành viên Ban Chỉ đạo 138/CP;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ: Công an, Quốc phòng, Tài chính, Giao thông vận tải;
- Tổng cục VI (Bộ Công an);
- Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính);
- Cục Cảnh sát biển Việt Nam (Bộ Quốc phòng);
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg,
các Vụ: TH, V.III, PL, KGVX, Cổng TTĐT;
- Lưu: VT, NC (3b). s. 66

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Nguyễn Quang Thắng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 34/TB-VPCP

Loại văn bảnThông báo
Số hiệu34/TB-VPCP
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành17/01/2013
Ngày hiệu lực17/01/2013
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Trách nhiệm hình sự
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật11 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 34/TB-VPCP

Lược đồ Thông báo 34/TB-VPCP kết luận của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc Ủy viên


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông báo 34/TB-VPCP kết luận của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc Ủy viên
                Loại văn bảnThông báo
                Số hiệu34/TB-VPCP
                Cơ quan ban hànhVăn phòng Chính phủ
                Người kýNguyễn Quang Thắng
                Ngày ban hành17/01/2013
                Ngày hiệu lực17/01/2013
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Trách nhiệm hình sự
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật11 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được căn cứ

                    Văn bản hợp nhất

                      Văn bản gốc Thông báo 34/TB-VPCP kết luận của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc Ủy viên

                      Lịch sử hiệu lực Thông báo 34/TB-VPCP kết luận của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc Ủy viên

                      • 17/01/2013

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 17/01/2013

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực