Thông tư 02/TT-UB

Thông tư 02/TT-UB-1980 hướng dẫn Chỉ thị 316-TTg -1979 về việc đẩy mạnh giải quyết vật tư, thiết bị tồn kho ứ đọng trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Thông tư 02/TT-UB hướng dẫn thi hành Chỉ thị 316-TTg đẩy mạnh giải quyết vật tư, thiết bị tồn kho ứ đọng đã được thay thế bởi Quyết định 4340/QĐ-UB-NC bãi bỏ văn bản pháp luật hết hiệu lực do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành từ 02/7/1976 đến 31/12/1996 và được áp dụng kể từ ngày 21/08/1998.

Nội dung toàn văn Thông tư 02/TT-UB hướng dẫn thi hành Chỉ thị 316-TTg đẩy mạnh giải quyết vật tư, thiết bị tồn kho ứ đọng


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 02/TT-UB

TP.Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 01 năm 1980

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VIỆC THI HÀNH CHỈ THỊ 316-TTg NGÀY 19-9-1979 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRONG PHẠM VI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngày 19 tháng 9 năm 1979 Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị 316-TTg về việc đẩy mạnh giải quyết vật tư, thiết bị tồn kho ứ đọng.

Do tình hình sản xuất của thành phố chưa ổn định, đang trong thời kỳ cải tạo, một số thiết bị máy móc có thể phải ngưng hoạt động một thời gian, nhưng không phải dư thừa. Nguồn vật tư đa dạng, nhiều đơn vị quản lý việc thống kê, phân loại chưa hoàn chỉnh. Nhiều cơ sở mới tiếp nhận cải tạo, thành phố chưa nắm vững được nhu cầu vật tư cũng như tồn kho vật tư của đơn vị.

Trong bối cảnh như trên, thành phố vẫn phải thi hành nghiêm chỉnh của Thủ tướng Chính phủ; nếu không chuẩn bị tốt, có thể gặp nhiều sai sót lệch lạc ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất cũng như đời sống nhân dân.

Ủy ban nhân dân thành phố thấy cần hướng dẫn cụ thể cho cơ sở, ban, ngành, quận, huyện vận dụng chỉ thị 316-TTg trong hoàn cảnh cụ thể của mình như sau:

1. Qua công tác kiểm kê 0 giờ ngày 1-1-1980, công tác kiểm tra, thuyết minh báo cáo vật tư, thiết bị tồn kho và vật tư, thiết bị dư thừa theo tinh thần thông tư 22/TT-UB (26-12-1979) và thông tư 01/TT-UB (19-1-1980), các sở, ban, ngành, quận, huyện phải nắm thật vững chắc số lượng vật tư, thiết bị hiện có cho đến các cơ sở của mình để có kế hoạch điều hòa một cách hợp lý nội bộ phục vụ trực tiếp cho kế hoạch sản xuất trong năm 1980 của đơn vị mình và khẩn trương báo cáo về Ban kiểm tra vật tư thành phố. Ủy Ban Kế hoạch và Ủy Ban Nhân dân thành phố nắm và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp chung và kịp thời báo cáo số dư thừa cho Trung ương.

2. Tất cả các đơn vị cơ sở có vật tư, thiết bị tồn kho hoặc dư thừa ứ đọng phải báo cáo đầy đủ, trung thực lên các cơ quan chủ quản cấp trên để giải quyết, hết sức tránh cách làm qua loa, đại khái. Chống tư tưởng bản vị cục bộ muốn giữ vật tư thiết bị ở đơn vị mình nhưng không phải để sử dụng ngay cho sản xuất. Úy ban Nhân dân sẽ có biện pháp khen thưởng thích đáng các đơn vị làm tốt và sẽ xử lý đúng mức đối với các đơn vị có những biểu hiện xấu nói trên.

3. Báo cáo về vật tư, thiết bị tồn kho hoặc dư thừa, ứ đọng của các đơn vị vừa phải gởi cho cấp chủ quản trên mình, vừa phải gởi cho Ban Kiểm tra vật tư, Ủy ban Kế hoạch, Ủy ban Nhân dân thành phố để đôn đốc nhắc nhở và điều phối trong trường hợp cần thiết. Ngày gửi báo cáo được tính từ lúc cấp chủ quản và Ban Kiểm tra vật tư thành phố xác nhận đã nhận được báo cáo đạt yêu cầu đảm bảo đủ điều kiện để giải quyết. Trường hợp báo cáo chưa đạt yêu cầu, cấp chủ quản và Ban Kiểm tra vật tư cần hướng dẫn cụ thể và đề nghị đơn vị làm lại.

4. Ban Kiểm tra vật tư và Ủy ban Kế hoạch thành phố phải bố trí bộ phận thường trực giải quyết nhanh chóng các nguồn vật tư thiết bị dư thừa, ứ đọng mà các đơn vị cơ sở đã có ý kiến đề nghị điều đi. Những loại vật tư hiếm, quý, những loại có số lượng lớn cần cho nhiều nhu cầu khác nhau, sau khi Ban Kiểm tra vật tư và Ủy ban Kế hoạch trao đổi thống nhất cần tranh thủ báo cáo Thường trực Ủy ban Nhân dân thành phố xin ý kiến chỉ đạo.

5. Các cơ quan làm nhiệm vụ cung ứng vật tư, thiết bị có số lượng vật tư, thiết bị có số lượng vật tư, thiết bị dự trữ quá lớn vượt khả năng nguồn vốn kinh doanh sẽ được tính toán cụ thể và cấp vốn dự trữ ngoài các loại dụ trữ bình thưởng của đơn vị mình), Ủy ban Nhân dân thành phố giao cho Công ty Vật tư tổng hợp, Sở Tài chánh, Ngân hàng thành phố cùng Ủy ban kế hoạch thành phố chuẩn bị kế hoạch dự trữ này trình Thường trực trong vòng tháng 2-19 0.

6. Việc trao đổi vật tư thiết bị với các tỉnh, các cơ quan Trung ương trong mọi trường hợp nhất thiết phải có ý kiến của Ủy ban Nhân dân thành phố hoặc Ủy ban Kế hoạch thành phố được ủy nhiệm. Không được tự ý tháo gỡ các loại thiết bị trong dây chuyền sản xuất của đơn vị, mặc dù trước mắt một số thiết bị tạm thời không sử dụng đến.

7. Đối với thiết bị vật tư kém, mất phẩm chất, không đồng bộ, các đơn vị quản lý cần tìm cách tân trang, sữa chữa hoặc cải tiến để sử dụng trực tiếp cho kế hoạch sản xuất của mình. Trường hợp đã đủ điều kiện để bán đi, trước hết phải giới thiệu cho cơ sở quốc doanh thuộc các sở có quản lý công nghiệp. Nếu các đơn vị quốc doanh trên từ chối mới bán cho khu vực tập thể. Trường hợp thật hợp lý phải nhường cho sở hữu tập thể mới phát huy công suất thiết bị cũng có thể được, nhưng phải qua ý kiến các sở chủ quản. Đối với các cơ quan cung ứng khi có các loại vật tư, thiết bị kém phẩm chất được phép tự tổ chức tân trang hoặc tổ chức thuê cơ sở ngoài tân trang để đưa vào kế hoạch cung ứng, nhưng phải có kế hoạch và cơ sở quản lý chặt chẽ.

8. Những thiết bị khấu hao cơ bản chưa hết nay do công nghệ sản xuất thay đổi mà xí nghiệp không dùng nữa khi muốn nhượng bán nhất thiết phải có ý kiến đề nghị của Sở chủ quản được sự thỏa thuận của Ủy ban Kế hoạch trình cho Ủy ban Nhân dân duyệt.

9. Ngoài một số điểm hướng dẫn đã nêu trên, các đơn vị cần nghiên cứu kỹ các điều mục khác trong chỉ thị như đối tượng thực hiện, giá cả thanh toán, v.v… để việc thực hiện được chính xác.

Cần nắm vững tinh thần chủ yếu kiểm tra vật tư là để điều hòa sử dụng hợp lý các nguồn vật tư, đẩy mạnh sản xuất đạt chỉ tiêu, tăng giá trị tổng sản lượng 15% so với năm 1979, và tăng cường quản lý tài sản Nhà nước.

Không nên để nhân vì điều động kỳ này gây thêm phiền phức và tạo sơ hở cho vật tư thất thoát.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Thành Công

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 02/TT-UB

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu02/TT-UB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành29/01/1980
Ngày hiệu lực29/01/1980
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 21/08/1998
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 02/TT-UB

Lược đồ Thông tư 02/TT-UB hướng dẫn thi hành Chỉ thị 316-TTg đẩy mạnh giải quyết vật tư, thiết bị tồn kho ứ đọng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Thông tư 02/TT-UB hướng dẫn thi hành Chỉ thị 316-TTg đẩy mạnh giải quyết vật tư, thiết bị tồn kho ứ đọng
                Loại văn bảnThông tư
                Số hiệu02/TT-UB
                Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
                Người kýVõ Thành Công
                Ngày ban hành29/01/1980
                Ngày hiệu lực29/01/1980
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 21/08/1998
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản được căn cứ

                      Văn bản hợp nhất

                        Văn bản gốc Thông tư 02/TT-UB hướng dẫn thi hành Chỉ thị 316-TTg đẩy mạnh giải quyết vật tư, thiết bị tồn kho ứ đọng

                        Lịch sử hiệu lực Thông tư 02/TT-UB hướng dẫn thi hành Chỉ thị 316-TTg đẩy mạnh giải quyết vật tư, thiết bị tồn kho ứ đọng