Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC

Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC hướng dẫn thực hiện chính sách nội trú quy định tại Quyết định 53/2015/QĐ-TTg về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp

Nội dung toàn văn Thông tư 12/2016/TTLT-BLDTBXH-BGDDT-BTC hướng dẫn 53/2015/QĐ-TTg nội trú sinh viên cao đẳng


BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/2016/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC

Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2016

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NỘI TRÚ QUY ĐỊNH TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 53/2015/QĐ-TTG NGÀY 20 THÁNG 10 NĂM 2015 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH NỘI TRÚ ĐỐI VỚI HỌC SINH, SINH VIÊN HỌC CAO ĐẲNG, TRUNG CẤP

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Căn cứ Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp;

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện chính sách nội trú quy định tại Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp.

Điều 1. Phạm vi Điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này hướng dẫn thực hiện chính sách nội trú quy định tại Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp (sau đây gọi là Quyết định số 53). Chính sách nội trú bao gồm: Học bổng chính sách, các Khoản hỗ trợ mua đồ dùng, cá nhân, hỗ trợ trong dịp Tết Nguyên đán và hỗ trợ đi lại.

2. Thông tư này áp dụng cho các đối tượng khi tham gia chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp gồm:

a) Người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người khuyết tật;

b) Người tốt nghiệp trường phổ thông dân tộc nội trú;

c) Người dân tộc Kinh thuộc hộ nghèo, thuộc hộ cận nghèo hoặc là người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo.

3. Chun hộ nghèo, hộ cận nghèo thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo từng thời kỳ. Vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo được quy định cụ thể tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này. Quy định về người khuyết tật thực hiện theo quy định tại Luật Người khuyết tật, Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi Tiết, hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Người khuyết tật và các văn bản khác có liên quan.

Điều 2. Nguyên tắc thực hiện

Nguyên tắc thực hiện chính sách nội trú theo quy định tại Điều 4 Quyết định số 53 và một số nguyên tắc sau đây:

1. Trường hợp học sinh, sinh viên thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách cùng lúc thì chỉ được hưởng 01 (một) chính sách cao nhất hoặc học đồng thời ở nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì chỉ được hưởng chính sách ở 01 (một) cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc cùng lúc học nhiều ngành, nghề, nhiều trình độ trong cùng một cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì chỉ được hưởng chính sách 01 (một) lần trong toàn bộ thời gian học.

2. Đối với các chương trình đào tạo theo niên chế có thời gian học năm cuối không đủ 12 tháng thì học bổng chính sách được cấp theo số tháng thực học của năm học đó.

3. Đối với các chương trình đào tạo theo mô-đun, tín chỉ thì học bổng chính sách được cấp theo thời gian đào tạo quy đổi nhưng không vượt quá thời gian đào tạo của ngành, nghề học và trình độ đào tạo tương đương đối với chương trình đào tạo theo niên chế theo công thức dưới đây:

Học bổng chính sách theo mô-đun, tín chỉ trong Khoảng thời gian xác định để tính học bổng chính sách



=

Tổng số học bổng chính sách của chương trình đào tạo theo niên chế

X

Số mô-đun, tín chỉ học trong Khoảng thời gian xác định để tính học bổng chính sách

Tổng số mô-đun, tín chỉ

Trong đó:

Tổng số học bổng chính sách của chương trình đào tạo theo niên chế

=

Mức học bổng chính sách 01 tháng của 01 học sinh, sinh viên của chương trình đào tạo theo niên chế

X

Số tháng học của cả khóa học của chương trình đào tạo theo niên chế

Điều 3. Mức học bổng chính sách và các Khoản hỗ trợ khác

Mức học bổng chính sách và các Khoản hỗ trợ khác thực hiện theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 53.

Điều 4. Trình tự và hồ sơ cấp chính sách nội trú

1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày khai giảng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thông báo cho học sinh, sinh viên tham gia chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp về chính sách nội trú, thời gian nộp hồ sơ và hướng dẫn học sinh, sinh viên về hồ sơ như sau:

a) Đối với học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập: Gửi hồ sơ về cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập nơi học sinh, sinh viên đang tham gia khóa học;

b) Đối với học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Gửi hồ sơ về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, quận, thị xã, thành phtrực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện) nơi học sinh, sinh viên có hộ khẩu thường trú.

2. Hồ sơ cấp chính sách nội trú, 01 bộ bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp chính sách nội trú:

Đối với học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

Đối với học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Bản sao Giấy khai sinh;

c) Đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, ngoài các giấy tờ quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này phải bổ sung giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính đđối chiếu);

d) Đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số là người khuyết tật, ngoài các giấy tờ quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này phải bổ sung Giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp hoặc Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật sống tại cộng đồng trong trường hợp chưa có giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu);

đ) Đối với học sinh, sinh viên người Kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo có hộ khẩu thường trú tại vùngĐiều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo ngoài các giấy tờ quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này phải bổ sung giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bn sao có mang bản chính đđối chiếu) và sổ hộ khẩu (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu);

e) Đối với học sinh, sinh viên người Kinh là người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo ngoài các giấy tờ quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này phải bổ sung giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp hoặc Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật sống tại cộng đồng trong trường hợp chưa có giấy xác nhận khuyết tật do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu) và sổ hộ khẩu (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu);

g) Đối với học sinh, sinh viên tốt nghiệp trường phổ thông dân tộc nội trú, ngoài các giấy tờ quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này phải bổ sung bằng tốt nghiệp hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu);

h) Đối với học sinh, sinh viên lại trường trong dịp Tết Nguyên đán, ngoài các giấy tờ quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này và giấy tờ quy định tại một trong các Điểm c, d, đ, e, g của Khoản này phải bổ sung Giy xác nhận ở lại trường trong dịp Tết Nguyên đán theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này đối với học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hoặc theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này đối với học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

3. Nộp hồ sơ và thẩm định hồ sơ:

a) Nộp hồ sơ

Học sinh, sinh viên thuộc diện hưởng chính sách nội trú nộp hồ sơ 01 lần vào đầu khóa học. Riêng giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo (Bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao có mang bản chính để đối chiếu), giấy xác nhận ở lại trường trong dịp Tết Nguyên đán phải nộp hàng năm.

Trường hợp trong quá trình học, học sinh, sinh viên thuộc đối tượng được hưởng chính sách không nộp hoặc nộp chậm hồ sơ đề nghị hưởng chính sách nội trú theo quy định thì không được hưởng chính sách nội trú. Việc chi trả chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên tính từ ngày Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, phòng Lao động, - Thương binh và Xã hội cấp huyện nhận được hồ sơ đến khi kết thúc khóa học và không được giải quyết truy lĩnh học bổng chính sách, các Khoản hỗ trợ trong dịp Tết Nguyên đán và hỗ trợ đi lại đối với thời gian đã học từ trước thời Điểm học sinh, sinh viên gửi hồ sơ đnghị hưởng chính sách nội trú theo quy định.

Đối với học sinh, sinh viên chưa thuộc đối tượng được hưởng chính sách nội trú theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Thông tư này, nếu trong thời gian tham gia khóa học, do các hoàn cảnh khách quan, chủ quan mà học sinh, sinh viên thuộc đối tượng được hưởng chính sách nội trú theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Thông tư này thì nộp hồ sơ bổ sung đối tượng hưởng chính sách làm căn cứ chi trả chính sách nội trú trong kỳ tiếp theo quy định tại Khoản 2 Điều này. Thi gian được hưởng theo hiệu lực của các giy tờ xác nhận đối tượng. Trường hợp các giấy tờ xác nhận có hiệu lực khác nhau thì thời Điểm hưởng theo giấy tờ xác nhận có hiệu lực sau cùng.

b) Thẩm định hồ sơ cấp chính sách nội trú

Đối với học sinh, sinh viên tham gia khóa học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập: Thủ trưởng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, căn cứ quy định tại Điều 1, Điều 2, Khoản 1 và Khoản 2 Điều này của Thông tư này tổ chức đối chiếu, thẩm định và chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ; tổng hợp, lập danh sách đối tượng được hưởng chính sách. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập có trách nhiệm thông báo cho người học được biết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ;

Đối với học sinh, sinh viên tham gia khóa học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoặc sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm xác nhận vào đơn đề nghị cấp chính sách nội trú cho học sinh, sinh viên theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị và hướng dẫn học sinh, sinh viên nộp hồ sơ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này về phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện (nơi học sinh, sinh viên có hộ khẩu thường trú) để đối chiếu, thẩm định, phê duyệt danh sách đối tượng được hưởng chính sách. Trường hợp hồ sơ không hp lệ, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện có trách nhiệm thông báo cho người học được biết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ. Thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung đã xác nhận trên đơn đề nghị cấp chính sách nội trú của học sinh, sinh viên.

Điều 5. Phương thức chi trả học bổng chính sách và các Khoản hỗ trợ khác

1. Đối với học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập nơi học sinh, sinh viên đang theo học chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện chi trả học bổng chính sách và các Khoản hỗ trợ khác trực tiếp bằng tiền mặt cho học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập đó.

2. Đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi học sinh, sinh viên có hộ khẩu thường trú chịu trách nhiệm quản lý, tổ chức thực hiện chi trả học bổng chính sách và các Khoản hỗ trợ khác trực tiếp bằng tiền mặt cho học sinh, sinh viên học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

3. Thời gian cấp học bổng chính sách và các Khoản hỗ trợ khác được thực hiện 2 lần trong năm học: Lần 01 cấp cho 06 tháng vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm; lần 02 cấp cho 06 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4 năm sau. Trường hợp học sinh, sinh viên chưa được nhận học bổng chính sách và các Khoản hỗ trợ khác theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong lần chi trả tiếp theo.

Điều 6. Quy định về dừng cấp học bổng chính sách và các Khoản hỗ trợ khác

1. Trong thời gian tham gia khóa học, nếu học sinh, sinh viên không còn thuộc đối tượng được hưởng chính sách nội trú theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Thông tư này thì học sinh, sinh viên sẽ không được hưởng chính sách nội trú tính từ thời Điểm có hiệu lực của các giấy tờ xác nhận không còn thuộc đối tượng được hưởng chính sách nội trú hoặc tính từ thời Điểm hết hiệu lực của các giấy tờ cũ xác nhận thuộc đối tượng được hưởng chính sách đã nộp cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hoặc phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.

2. Học sinh, sinh viên bị kỷ luật buộc thôi học hoặc nghỉ học do ốm đau, tai nạn hoặc các lý do khách quan khác không thể tiếp tục theo học. Thời gian không được hưởng chính sách nội trú tính từ ngày quyết định buộc thôi học hoặc quyết định nghỉ học có hiệu lực. Trường hợp học sinh, sinh viên đã nhận học bổng chính sách và các Khoản hỗ trợ khác thì Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện dừng thực hiện chi trả học bổng chính sách và các Khoản hỗ trợ khác vào kỳ học tiếp theo.

3. Học sinh, sinh viên trong thời gian bị đình chỉ học tập (có thời hạn), trừ trường hợp dừng học do ốm đau, tai nạn, học lại hoặc dừng học vì lý do khách quan được nhà trường xác nhận. Trường hợp học sinh, sinh viên đã nhận học bổng chính sách và các Khoản hỗ trợ khác thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện thực hiện khấu trừ số tiền học bổng chính sách (không khấu trừ tiền hỗ trợ khác) tương ứng với số tháng bị đình chỉ học tập vào kỳ học tiếp theo sau khi học sinh, sinh viên nhập học lại.

4. Học sinh, sinh viên trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ theo quyết định của cơ quan có thm quyền

a) Nếu được tuyên bố là không có tội và tiếp tục tham gia khóa học thì sẽ được tiếp tục hưởng học bổng chính sách và các Khoản hỗ trợ khác theo quy định. Việc thực hiện cấp chính sách nội trú thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều này;

b) Nếu được tuyên bố là không có tội và không tiếp tục tham gia khóa học thì sẽ bị dừng cấp chính sách nội trú từ thời Điểm quyết định nghỉ học đối với học sinh, sinh viên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực. Trường hợp học sinh, sinh viên đã nhận học bổng chính sách và các Khoản hỗ trợ khác thì việc dừng cấp chính sách nội trú theo quy định tại Khoản 2 Điều này;

c) Nếu bị kết luận là có tội thì học sinh, sinh viên sẽ bị dừng cấp chính sách nội trú từ thời Điểm quyết định của cơ quan có thẩm quyền có hiệu lực. Trường hợp học sinh, sinh viên đã nhận học bổng chính sách và các Khoản hỗ trợ khác thì việc dừng cấp chính sách nội trú theo quy định tại Khoản 2 Điều này.

5. Trong trường hợp học sinh, sinh viên nghỉ học theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này sẽ không được hưởng chính sách nội trú khi tham gia các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp khác.

6. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trách nhiệm gửi các quyết định đình chỉ học tập, quyết định buộc thôi học, quyết định nghỉ học của học sinh, sinh viên thuộc đối tượng được hưởng chính sách nội trú mà nhà trường đã xác nhận vào đơn đề nghị cấp chính sách nội trú đến phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi học sinh, sinh viên bị đình chỉ học tập, kỷ luật buộc thôi học, nghỉ học có hộ khẩu thường trú.

Điều 7. Nguồn kinh phí thực hiện

Nguồn kinh phí thực hiện chi trả chính sách nội trú theo quy định tại Thông tư này thực hiện theo quy định tại Điều 6 Quyết định số 53.

Riêng đối với năm 2016, các Bộ, ngành, quan Trung ương và địa phương chưa tự cân đối được ngân sách gửi báo cáo tổng hợp kinh phí học bổng chính sách và các Khoản hỗ trợ khác cho các đối tượng theo quy định tại Thông tư này về Bộ Tài chính để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, bổ sung dự toán kinh phí để triển khai thực hiện.

Điều 8. Lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí học bổng chính sách và các Khoản hỗ trợ khác

1. Lập dự toán

Hằng năm, căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhàc năm kế hoạch; Thông tư hướng dẫn ca Bộ Tài chính về việc xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch; căn cứ số lượng đối tượng thuộc diện được hưởng, chính sách nội trú, các cơ quan, đơn vị xây dựng dự toán nhu cầu kinh phí chi trchính sách nội trú, tổng hợp chung trong dự toán chi ngân sách nhà nước của cơ quan, đơn vị gửi cơ quan tài chính cùng cấp hoặc gửi cơ quan chủ quản thẩm định đtổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp cùng thời gian báo cáo dự toán ngân sách nhà nước năm kế hoạch. Cụ th như sau:

a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, căn cứ mức hỗ trợ và số lượng đối tượng được hưởng học bổng chính sách và các Khoản hỗ trợ khác đlập danh sách (Kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại Khoản 2, Điều 1 của Thông tư này), tổng hợp và xây dựng dự toán kinh phí theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan tài chính cùng cấp hoặc gửi cơ quan chủ quản thẩm định để tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp tng hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

b) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện, căn cứ mức hỗ trợ và số lượng đối tượng được hưởng học bổng chính sách và các Khoản hỗ trợ khác để lập danh sách (Kèm theo các hồ sơ xác nhận đối tượng theo quy định tại Khoản 2, Điều 1 của Thông tư này), tổng hợp và xây dựng dự toán kinh phí theo mẫu tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan tài chính cùng cấp thẩm định và tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm xây dựng, tổng hợp và quản lý kinh phí thực hiện chính sách nội trú cho đối tượng nêu tại Khoản 2, Điều 1 Thông tư này có trách nhiệm gửi dự toán kinh phí để thực hiện việc cấp học bổng chính sách và các Khoản hỗ trợ khác về cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan chủ quản thẩm định để tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp trước ngày 20 tháng 7 hằng năm để tổng hợp chung trong dự kiến nhu cầu dự toán chi ngân sách nhà nước của địa phương, của các bộ, ngành, cơ quan trung ương gửi Bộ Tài chính;

d) Dự toán kinh phí thực hiện chính sách nội trú được lập trên cơ sở dự kiến số đối tượng thuộc diện được hưởng chính sách nội trú tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp từ thời Điểm ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 năm kế hoạch.

2. Phân bổ dự toán

Căn cứ quyết định giao dự toán ngân sách nhà nước của Thủ tướng Chính phủ:

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định phân bkinh phí thực hiện chi trả học bổng chính sách và các Khoản hỗ trợ khác cho học sinh, sinh viên của các Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc, học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đồng thời với thi Điểm phân bổ dự toán ngân sách nhà nước hàng năm trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục đào tạo địa phương theo chế độ quy định;

Các Bộ, ngành, cơ quan trung ương quyết định phân bkinh phí học bổng chính sách và các Khoản hỗ trợ khác cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trực thuộc đồng thời với thời Điểm phân bổ dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo chế độ quy định.

3. Quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí

Việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chi trả học bổng chính sách và các Khoản hỗ trợ khác thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách Nhà nước, các văn bản hướng dẫn thực hiện và Mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.

4. Hàng năm, Bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương có trách nhiệm báo cáo tổng hợp kinh phí của các Bộ, ngành, địa phương mình thc hiện chính sách nội trú theo mẫu tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này gửi Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo vào trước ngày 31 tháng 01 năm sau. Trên cơ sở báo cáo của các Bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương, Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

Điều 9. Tổ chức thực hiện

1. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, học sinh, sinh viên được tuyển mới học cao đẳng, trung cấp (cao đẳng nghề, cao đẳng, trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp) nếu thuộc đối tượng theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư này được hưởng các chính sách nội trú theo quy định tại Thông tư này.

2. Cơ quan thực hiện chi trả học bổng chính sách và các Khoản hỗ trợ khác cho học sinh, sinh viên có trách nhiệm thông báo công khai về thủ tục, thời gian chi trả học bổng chính sách và các Khoản hỗ trợ khác cho học sinh, sinh viên đthuận tiện cho học sinh, sinh viên được hưởng chính sách theo đúng quy định.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (theo sự phân công cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Nghị định 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết một số Điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp) chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp tình hình thực hiện chính sách nội trú theo quy định tại Quyết định số 53.

4. Trong quá trình thực hiện, trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu để áp dụng trong Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hay thay thế bằng văn bản mới thì sẽ được dẫn chiếu áp dụng theo các văn bản mới đó.

Điều 10. Điều Khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2016.

2. Thời Điểm thực hiện việc cấp học bổng chính sách và các Khoản hỗ trợ khác quy định tại Thông tư này được tính hưởng từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG





Huỳnh Quang Hải

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Nghĩa

KT. BỘ TRƯỞNG
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
THỨ TRƯỞNG




Huỳnh Văn Tí

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kim sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tnh, TP trực thuộc TW;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Sở LĐTBXH, Sở GD&ĐT, Sở Tài chính các tỉnh, Tp trực thuộc TƯ;
- Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật - Bộ Tư pháp;
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ, Bộ LĐTBXH, Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc Bộ LĐTBXH, Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính;
- Lưu VT: Bộ LĐTBXH, Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính.

 

Phụ lục I

(Ban hành kèm theo Thông liên tịch số 12/2016/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Tài chính)

DANH MỤC VĂN BẢN QUY ĐỊNH VÙNG CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN, VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ, BIÊN GIỚI, HẢI ĐẢO

1. Các xã thuộc huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và Quyết định số 1791/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung huyện Nậm Nhùn tỉnh Lai Châu; huyện Nầm Pồ, tỉnh Điện Biên vào danh Mục các huyện nghèo được hưởng các cơ chế, chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo.

2. Nghị định số 161/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ ban hành Quy chế khu vực biên giới biển (Danh sách xã, phường, thị trấn thuộc khu vực biên giới biển ban hành kèm theo).

3. Nghị định số 34/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ ban hành Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Danh sách xã, phường, thị trấn thuộc khu vực biên giới đất liền ban hành kèm theo).

4. Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Đầu tư (Vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được quy định tại Phụ lục II kèm theo).

5. Quyết định số 539/QĐ-TTg ngày 01 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2013 - 2015.

6. Quyết định số 204/QĐ-TTg ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2016.

7. Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng, chủ nhiệm Ủy ban dân tộc công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 - 2015.

8. Quyết định số 68/QĐ-UBDT ngày 19 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc công nhận bổ sung thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 - 2015.

9. Quyết định số 601/QĐ-UBDT ngày 29 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc công nhận bổ sung, Điều chỉnh thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi.

10. Quyết định số 75/QĐ-UBDT ngày 29 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2016.

11. Quyết định số 177/QĐ-UBDT ngày 19 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc phê duyệt bổ sung thôn đặc biệt khó khăn vào diện đầu tư của Chương trình 135 năm 2016.

Các văn bản khác của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc quy định mới về danh sách vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo (nếu có).

 

Phụ lục II

(Ban hành kèm theo Thông liên tịch số 12/2016/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP CHÍNH SÁCH NỘI TRÚ

(Dùng cho học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập)

Kính gửi: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập

Họ và tên:                                                                                        Dân tộc:

Ngày, tháng, năm sinh:

Nơi sinh:

Lớp:                              Khóa:                                     Khoa:

Mã số học sinh, sinh viên:

Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định tại Điều 2 Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp)

Căn cứ Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được Nhà trường xem xét để cấp chính sách nội trú theo quy định.

 


Xác nhận của Khoa
(Quản lý học sinh, sinh viên)

…….., ngày .... tháng .... năm …….
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Phụ lục III

(Ban hành kèm theo Thông liên tịch số 12/2016/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP CHÍNH SÁCH NỘI TRÚ

(Dùng cho học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)

Kính gửi:

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội (cấp huyện);
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

 

Họ và tên:                                                                                                Dân tộc:

Ngày, tháng, năm sinh:

Nơi sinh:

Lớp:                              Khóa:                                     Khoa:

Họ tên cha/mẹ học sinh, sinh viên:

Hộ khẩu thường trú (ghi đầy đủ):

Xã (Phường):………………………. Huyện (Quận): ……………………………

Tỉnh (Thành phố): …………………………………………………………………….

Mã số học sinh, sinh viên:

Thuộc đối tượng: (ghi rõ đối tượng được quy định tại Điều 2 Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp)

Căn cứ Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, tôi làm đơn này đề nghị được Nhà trường xác nhận, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội xem xét cấp chính sách nội trú theo quy định.

 

 

……….., ngày .... tháng .... năm…….
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Xác nhận của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đu tư nước ngoài

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp:  ………………………………………………….

Xác nhận anh/chị:  ………………………………………………………………

Hiện là học sinh, sinh viên năm thứ ………Học kỳ:  ………Năm học…………….. lớp…………. khoa ………khóa học …………thời gian khóa học…….. (năm) hệ đào tạo……………. của nhà trường.

Kỷ luật: …………………………..(ghi rõ mức độ kỷ luật nếu có).

Số mô-đun hoặc tín chỉ của toàn khóa học (đối với chương trình đào tạo theo mô-đun hoặc tín chỉ):……………………. trong đó số mô-đun hoặc tín chỉ theo từng năm học là:

- Số mô-đun hoặc tín chỉ 6 tháng đầu của năm học thứ I: …………….

- Số mô-đun hoặc tín chỉ 6 tháng sau của năm học thứ I: …………….

- Số mô-đun hoặc tín chỉ 6 tháng đu của năm học thứ II: …………….

- Số mô-đun hoặc tín chỉ 6 tháng sau của năm học thứ II: …………….

- Số mô-đun hoặc tín chỉ 6 tháng đầu của năm học thứ III: …………….

- Số mô-đun hoặc tín chỉ 6 tháng sau của năm học thứ III: …………….

Đề nghị phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét cấp chính sách nội trú cho anh/chị theo quy định.

 

 

……….., ngày .... tháng .... năm…….
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu)

 

Phụ lục IV

(Kèm theo Thông liên tịch số 12/2016/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN VÀ CẤP HỖ TRỢ

(Dùng cho học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập)

Kính gửi:

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Phòng Công tác học sinh, sinh viên (hoặc Phòng Đào tạo).

 

Họ và tên: …………………………………………….Dân tộc: …………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh: …………………………………………………………………………….

Nơi sinh: ……………………………………………………………………………………………..

Lp: …………………………….Khóa: ……………………Khoa: ……………………………….

Mã số học sinh, sinh viên: …………………………………………………………………………

ĐNhà trường cấp tiền hỗ trợ ở lại trường trong dịp Tết Nguyên đán năm………….. theo quy định tại Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp. Tôi làm đơn này đề nghị Phòng Công tác học sinh, sinh viên (hoặc Phòng Đào tạo) xác nhận là tôi “ở lại trường trong dịp Tết Nguyên đán năm…………….. ” với lý do1: ……………………………………

…………………………………………………………………………………………………………

 

Xác nhận của Phòng Công tác học sinh sinh viên (hoặc Phòng Đào tạo)
(Quản lý học sinh, sinh viên ở lại trường trong dịp Tết Nguyên đán)

……….., ngày .... tháng .... năm…….
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

_______________

1 Đề nghị ghi rõ các lý do mang tính khách quan liên quan đến việc học tập, thực tập hoặc sc khỏe cần phải ở lại trường trong dịp Tết Nguyên đán

 

Phụ lục V

(Kèm theo Thông liên tịch số 12/2016/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Tài chính)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN VÀ CẤP HỖ TRỢ

(Dùng cho học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)

Kính gửi:

- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Cơ sở Giáo dục nghề nghiệp.

 

Họ và tên: …………………………………………….Dân tộc: ………………………………

Ngày, tháng, năm sinh: ………………………………………………………………………..

Nơi sinh: …………………………………………………………………………………………

Lp: …………………………….Khóa: ……………………Khoa: ……………………………

Hộ khẩu thường trú (ghi đầy đủ): ……………………………………………………………..

Thôn (Bản...)…………………………: Xã (Phường): ………………………………………..

Huyện (Quận): ……………………….Tỉnh (Thành phố): ……………………………………

Mã số học sinh, sinh viên: ……………………………………………………………………..

Để Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp tiền hỗ trợ ở lại trường trong dịp Tết Nguyên đán năm………….. theo quy định tại Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp. Tôi làm đơn này đề nghị nhà trường xác nhận là tôi “ở lại trường trong dịp Tết Nguyên đán năm…………….. ” với lý do2: ………………………..……………………………

…………………………………………………………………………………………………………

 

……….., ngày .... tháng .... năm…….
Xác nhận của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoặc có vốn đầu tư nước ngoài
(Ký, đóng dấu)

……….., ngày .... tháng .... năm…….
Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

_______________

2 Đề nghị ghi rõ các lý do mang tính khách quan liên quan đến việc học tập, thực tập hoặc sức khỏe cần phải ở lại trường trong dịp Tết Nguyên đán

 

Phụ lục VI

(Ban hành kèm theo Thông liên tịch số 12/2016/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Tài chính)

CƠ QUAN CHỦ QUẢN

Đơn vị thực hiện

 

DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NỘI TRÚ
Năm …...

Thực hiện Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ

Đơn vị tính: đồng

TT

Họ và tên đối tượng chính sách

Loại đối tượng chính sách

Hỗ trợ đmua đồ dùng cá nhân và đi lại

Hỗ trợ ở lại trường trong dịp tết nguyên đán

S tháng hưng hc bổng/năm

Mức học bổng chính sách/tháng

Kinh phí hỗ trợ

 

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)=(2)+(3)+(4)*(5)

 

Tổng s

 

 

 

 

 

 

1

Sinh viên A

 

 

 

 

 

 

2

Sinh viên B

 

 

 

 

 

 

3

...

 

 

 

 

 

 

 

 

…….., ngày .... tháng .... năm…….
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu)

 

Phụ lục VII

(Ban hành kèm theo Thông liên tịch số 12/2016/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưng Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Bộ Tài chính)

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN

BÁO CÁO TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ CỦA (BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG) THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH NỘI TRÚ
Năm ...

Thực hiện Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ

Đơn vị tính: đng

TT

Loại đối tượng được hưởng chính sách

Số lưng đối tượng được hưng chính sách

Hỗ trợ để mua đồ dùng cá nhân và đi lại

Hỗ trợ lại trường trong dịp tết nguyên đán

Số tháng hưng học bổng chính sách/năm

Mức học bổng chính sách/ tháng

Kinh phí hỗ trợ

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6) = (1)*[(2)+(3)+(4)*(5)]

I

Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, thuộc hộ cận nghèo, người khuyết tật

 

 

 

 

 

 

1

Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo

 

 

 

 

 

 

2

Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc hộ cận nghèo

 

 

 

 

 

 

3

Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số người khuyết tật

 

 

 

 

 

 

II

Học sinh, sinh viên tốt nghiệp trường phổ thông dân tộc nội trú, học sinh, sinh viên người dân tộc kinh là người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo

 

 

 

 

 

 

1

Học sinh, sinh viên tốt nghiệp trường phổ thông dân tộc nội trú

 

 

 

 

 

 

2

Học sinh, sinh viên người dân tộc kinh là người khuyết tật có hộ khẩu thường trú tại vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo

 

 

 

 

 

 

III

Học sinh, sinh viên người dân tộc kinh thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo có hộ khẩu thường trú tại vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo

 

 

 

 

 

 

1

Học sinh, sinh viên người dân tộc kinh thuộc hộ nghèo có hộ khẩu thường trú tại vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo

 

 

 

 

 

 

2

Học sinh, sinh viên người dân tộc kinh thuộc hộ cận nghèo có hộ khẩu thường trú tại vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

……….., ngày .... tháng .... năm…….
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 12/2016/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC

Loại văn bảnThông tư liên tịch
Số hiệu12/2016/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành16/06/2016
Ngày hiệu lực01/08/2016
Ngày công báo01/08/2016
Số công báoTừ số 799 đến số 800
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Giáo dục
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật8 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 12/2016/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC

Lược đồ Thông tư 12/2016/TTLT-BLDTBXH-BGDDT-BTC hướng dẫn 53/2015/QĐ-TTg nội trú sinh viên cao đẳng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản bị đính chính

        Văn bản đính chính

          Văn bản bị thay thế

            Văn bản hiện thời

            Thông tư 12/2016/TTLT-BLDTBXH-BGDDT-BTC hướng dẫn 53/2015/QĐ-TTg nội trú sinh viên cao đẳng
            Loại văn bảnThông tư liên tịch
            Số hiệu12/2016/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BTC
            Cơ quan ban hànhBộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
            Người kýHuỳnh Văn Tí, Nguyễn Thị Nghĩa, Huỳnh Quang Hải
            Ngày ban hành16/06/2016
            Ngày hiệu lực01/08/2016
            Ngày công báo01/08/2016
            Số công báoTừ số 799 đến số 800
            Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Giáo dục
            Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
            Cập nhật8 năm trước

            Văn bản thay thế

              Văn bản được dẫn chiếu

              Văn bản hướng dẫn

                Văn bản được hợp nhất

                  Văn bản gốc Thông tư 12/2016/TTLT-BLDTBXH-BGDDT-BTC hướng dẫn 53/2015/QĐ-TTg nội trú sinh viên cao đẳng

                  Lịch sử hiệu lực Thông tư 12/2016/TTLT-BLDTBXH-BGDDT-BTC hướng dẫn 53/2015/QĐ-TTg nội trú sinh viên cao đẳng