Thông tư 33/1998/TT-BTC

Thông tư 33/1998/TT-BTC hướng dẫn hạch toán trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán tại doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành

Thông tư 33/1998/TT-BTC hướng dẫn hạch toán trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ thu khó đòi giảm giá chứng khoán doanh nghiệp Nhà nước đã được thay thế bởi Quyết định 15/2006/QĐ-BTC Chế độ Kế toán doanh nghiệp và được áp dụng kể từ ngày 25/04/2006.

Nội dung toàn văn Thông tư 33/1998/TT-BTC hướng dẫn hạch toán trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ thu khó đòi giảm giá chứng khoán doanh nghiệp Nhà nước


BỘ TÀI CHÍNH
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 33/1998/TT-BTC

Hà Nội, ngày 17 tháng 3 năm 1998

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 33/1998/TT-BTC NGÀY 17 THÁNG 3 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN HẠCH TOÁN TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO, DỰ PHÒNG NỢ PHẢI THU KHÓ ĐÒI, DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ CHỨNG KHOÁN TẠI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC.

Tiếp theo Thông tư số 64 TC/TCDN ngày 15/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Tài chính "Hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá đầu tư tài chính tại doanh nghiệp Nhà nước", Bộ Tài chính hướng dẫn phương pháp hạch toán việc trích lập, hoàn nhập và xử lý các khoản dự phòng trong doanh nghiệp như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Thời điểm trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá chứng khoán được thực hiện vào thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm.

2. Số dự phòng đã trích lập tính vào chi phí ở cuối niên độ trước, đến cuối niên độ sau phải được hoàn nhập toàn bộ. Đối với khoản dự phòng giảm giá vật tư, hàng hoá tồn kho và dự phòng các khoản phải thu khó đòi được hoàn nhập vào thu nhập bất thường; Khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán được hoàn nhập vào thu nhập hoạt động tài chính.

3. Đối tượng, điều kiện, mức trích lập dự phòng và xoá nợ các khoản nợ không thu hồi được thực hiện theo các quy định tại Thông tư 64 TC/TCDN ngày 15 tháng 9 năm 1997 của Bộ Tài chính.

II. PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VIỆC TRÍCH LẬP VÀ HOÀN NHẬP CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG.

1. Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

- Cuối niên độ kế toán, doanh nghiệp căn cứ vào tình hình giảm giá số lượng tồn kho thực tế của từng loại vật tư, hàng hoá, kế toán tính, xác định mức trích lập dự phòng cho niên độ kế toán sau, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

- Cuối niên độ kế toán sau, kế toán tiến hành hạch toán hoàn nhập toàn bộ khoản dự phòng đã lập cuối niên độ kế toán trước vào thu nhập bất thường, ghi:

Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 721 - Các khoản thu nhập bất thường.

Đồng thời tính xác định mức trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho mới phải lập cho niên độ kế toán sau, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

2. Hạch toán dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán

- Cuối niên độ kế toán, doanh nghiệp căn cứ vào tình hình giảm giá chứng khoán và các loại chứng khoán hiện có, kế toán tính, xác định mức lập dự phòng giảm giá chứng khoán cho niên độ kế toán sau, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí hoạt động tài chính

Có TK 129 - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn

Có TK 229 - Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn

- Cuối niên độ kế toán sau, kế toán tiến hành hạch toán hoàn nhập toàn bộ khoản dự phòng đã lập cuối niên độ kế toán trước vào thu nhập hoạt động tài chính, ghi:

Nợ TK 129 - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn

Nợ TK 229 - Dự phòng giám giá đầu tư dài hạn

Có TK 711 - Thu nhập hoạt động tài chính.

Đồng thời tính xác định mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán mới cho năm sau, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí hoạt động tài chính

Có TK 129 - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn Có TK 229 - Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn.

3. Hạch toán dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi

3.1. Hạch toán trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi:

- Cuối niên độ kế toán, doanh nghiệp căn cứ vào các khoản thu khó đòi, dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, kế toán tính xác định mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

- Cuối niên độ kế toán sau, kế toán hoàn nhập các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã lập cuối niên độ kế toán trước vào thu nhập bất thường, ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

Có TK 721 - Các khoản thu nhập bất thường

Đồng thời tính xác định mức trích lập dự phòng mới các khoản phải thu khó đòi cho niên độ kế toán sau, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

3.2. Hạch toán xử lý xoá nợ các khoản nợ phải thu khó đòi.

- Việc xử lý xoá nợ các khoản nợ phải thu khó đòi không có khả năng đòi được, phải căn cứ vào quy định của chế độ tài chính hiện hành. Khi có quyết định cho phép xoá nợ, kế toán ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có TK 138 - Phải thu khác

....................................

Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý

Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi đã xử lý cho xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ thu hồi được, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

Có TK 721 - Thu nhập bất thường

Đồng thời ghi đơn bên Có TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý.

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Thông tư này có hiệu lực sau khi ký 15 ngày. Mọi quy định trái với quy định của Thông tư này đều bãi bỏ.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các doanh nghiệp kịp thời phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, hướng dẫn giải quyết.

 

 

Vũ Mộng Giao

(Đã Ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 33/1998/TT-BTC

Loại văn bảnThông tư
Số hiệu33/1998/TT-BTC
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành17/03/1998
Ngày hiệu lực01/04/1998
Ngày công báo10/06/1998
Số công báoSố 16
Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Kế toán - Kiểm toán
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 25/06/2006
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 33/1998/TT-BTC

Lược đồ Thông tư 33/1998/TT-BTC hướng dẫn hạch toán trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ thu khó đòi giảm giá chứng khoán doanh nghiệp Nhà nước


Văn bản bị đính chính

    Văn bản được hướng dẫn

      Văn bản đính chính

        Văn bản bị thay thế

          Văn bản hiện thời

          Thông tư 33/1998/TT-BTC hướng dẫn hạch toán trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ thu khó đòi giảm giá chứng khoán doanh nghiệp Nhà nước
          Loại văn bảnThông tư
          Số hiệu33/1998/TT-BTC
          Cơ quan ban hànhBộ Tài chính
          Người kýVũ Mộng Giao
          Ngày ban hành17/03/1998
          Ngày hiệu lực01/04/1998
          Ngày công báo10/06/1998
          Số công báoSố 16
          Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Kế toán - Kiểm toán
          Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 25/06/2006
          Cập nhật7 năm trước

          Văn bản được căn cứ

            Văn bản hợp nhất

              Văn bản gốc Thông tư 33/1998/TT-BTC hướng dẫn hạch toán trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ thu khó đòi giảm giá chứng khoán doanh nghiệp Nhà nước

              Lịch sử hiệu lực Thông tư 33/1998/TT-BTC hướng dẫn hạch toán trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ thu khó đòi giảm giá chứng khoán doanh nghiệp Nhà nước