Thông tư liên tịch 06/1999/TTLT/BLĐTBXH-BTCTW

Thông tư liên tịch 06/1999/TTLT/BLĐTBXH-BTCTW hướng dẫn, giải thích về việc công nhận và giải quyết quyền lợi đối với người hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 do Bộ Lao động thương binh và xã hội - Ban tổ chức trung ương ban hành

Thông tư liên tịch 06/1999/TTLT/BLĐTBXH-BTCTW hướng dẫn giải thích công nhận quyền lợi người hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã được thay thế bởi Quyết định 11/2006/QĐ-BLĐTBXH công bố Danh mục văn bản pháp luật Bộ LĐTB&XH đến 31/12/2005 hết hiệu lực pháp luật và được áp dụng kể từ ngày 16/01/2007.

Nội dung toàn văn Thông tư liên tịch 06/1999/TTLT/BLĐTBXH-BTCTW hướng dẫn giải thích công nhận quyền lợi người hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945


BAN TỔ CHỨC TRUNG ƯƠNG ĐẢNG-BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 06/1999/TTLT/BLĐTBXH-BTCTW

Hà Nội , ngày 08 tháng 2 năm 1999

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - BAN TỔ CHỨC TRUNG ƯƠNG ĐẢNG SỐ 06/1999/TTLT/BLĐTBXH-BTCTW NGÀY 8 THÁNG 2 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN, GIẢI THÍCH VỀ VIỆC CÔNG NHẬN VÀ GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI ĐỐI VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945

Thực hiện Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng;

Liên tịch Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban Tổ chức Trung ương Dảng Cộng sản Việt Nam hướng dẫn, giải thích việc công nhận và giải quyết quyền lợi đối với người hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG

Theo quy định tại mục I, Chương II của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và hướng dẫn tại mục I, chương II của Nghị định số 28/CP ngày 29 thang 4 năm 1995 của Chính phủ thì những người hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 bao gồm:

1. Người hoạt động cách mạng từ ngày 31 tháng 12 năm 1944 về trước (dưới đây gọi tắt là người hoạt động cách mạng trước năm 1945 ).

2. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước ngày Tổng khởi nghĩa Tháng tám năm 1945 (duới đây gọi tắt là người hoạt động cách mang "Tiền khởi nghĩa").

II. CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Đối với người hoạt động cách mạng trước năm 1945:

Người hoạt động cách mạng trước năm 1945 là người tham gia các tổ chức cách mạng từ 31 tháng 12 năm 1944 trở về trước được các Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Thành uỷ; Các Ban Đảng, Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng các Bộ, ngành ở Trung ương và Đảng uỷ trực thuộc Trung ương xét ra quyết định công nhận theo quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương Đảng. Cụ thể là:

a. Những người đã được công nhận là cán bộ, đảng viên hoạt động lâu năm hoặc cán bộ hoạt động cách mang trước năm 1945 từ trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 (theo quy định tại Chỉ thị số 27/CT-TW ngày 24 tháng 12 năm 1977 của Ban Bí thư Trung ương; các Thông tri số 32/TT-TC ngày 14 tháng 10 năm 1960, số 07/TT-TC ngày 21 tháng 3 năm 1979, số 26/TT-TC-TW ngày 22 tháng 10 năm 1984, số 20/TT-TC-TW ngày 14 tháng 12 năm 1987; các công văn số 757/TC-TW ngày 25 tháng 7 năm 1988, số 969/TC-TW ngày 21 tháng 9 năm 1988, số 405/TC-TW ngày 4 tháng 6 năm 1990 và số 313/TC-TW ngày 01 tháng 7 năm 1992 của Ban Tổ chức Trung ương) thì nay được chuyển hưởng chế độ, chính sách quy định tại Điều 6, Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ.

b. Những người vì lý do nào đó chưa được công nhận là người hoạt động cách mạng trước năm 1945, nhưng đến nay có hồ sơ gốc theo quy định và có đủ căn cứ tin cậy thì được xem xết, công nhận. Thời hạn cuối cùng để giải quyết những trường hợp còn sót này là ngày 30 tháng 6 năm 1999 (theo quyết định của cấp có thẩm quyền công nhận).

- Điều kiện, tiêu chuẩn, thủ tục hồ sơ để nghiên cứu, xem xét xác nhận thực hiện theo đúng quy định của Ban Bí thư Trung ương Đảng và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương như đã nêu ở tiết a, điểm 1 trên đây.

- Người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận là người hoạt động cách mạng trước năm 1945 từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về sau được hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng theo thâm niên hoặc thời kỳ hoạt động và các chế độ ưu đãi khác kể từ ngày ký quyết định.

c. Người có hồ sơ gốc theo quy định, tại hồ sơ có khai mốc thời gian tham gia hoạt động cách mạng trước ngày 31 tháng 12 năm 1944, nhưng chưa có đủ điều kiện để xem xét công nhận là người hoạt dộng cách mạng trước năm 1945 thì được xem xét xác nhận người hoạt động cách mạng "tiền khởi nghĩa" theo quy định tại điểm 2 dưới đây.

2. Đối với người hoạt động cách mạng "tiền khởi nghĩa"

Người hoạt động cách mạng "tiền khởi nghĩa" là người đứng đầu tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã hoặc thoát ly hoạt động cách mạng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945.

Việc xem xét xác nhận người hoạt động cách mạng "tiền khởi nghĩa" là xem xét những người có thời gian bắt đầu hoạt động cách mạng trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước ngày Tổng khởi nghĩa; lúc đó thoát ly hoạt động hay không thoát ly, chỉ hoạt động ở cơ sở và sau đó phải tiếp tục tham gia một trong hai cuộc kháng chiến (trừ một số trường hợp do yêu cầu giảm chính, phục viên hoặc ốm yếu,... không có điều kiện tiếp tục hoạt động trong kháng chiến chống Pháp).

Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 được ghi nhận trong lịch sử của dân tộc ta là ngày 19 tháng 8 năm 1945. Tuy nhiên, để phù hợp với hoàn cảnh cụ thể từng địa phương trong Cách mạng tháng 8 năm 1945, khi xem xét xác nhận từng người thì được áp dụng ngày khởi nghĩa ở từng địa phương theo hướng dẫn số 770/TC-TW ngày 13 tháng 11 năm 1995 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng.

a. Người thoát ly hoạt động cách mạng:

- Người thoát ly hoạt động cách mạng trước ngày Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 là người đã tham gia trong các tổ chức cách mạng, lực lượng vũ trang từ cấp huyện, quận trở lên (hoặc các cấp hành chính tương đương lúc đó).

- Người thoát ly hoạt động cách mạng trước ngày Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thì không yêu cầu điều kiện là người đứng đầu các tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã.

- Người thoát ly hoạt động kháng chiến, công tác sau ngày Tổng khởi nghĩa hoặc sau ngày khởi nghĩa ở từng địa phương, nhưng trước ngày đó hoạt động cách mạng tại cơ sở thì thuộc diện xem xét, công nhận là người hoạt động cách mạng không thoát ly theo hướng dẫn tại tiết b dưới đây.

b. Người hoạt động cách mạng không thoát ly:

Người hoạt động cách mạng không thoát ly được xem xét, công nhận là người hoạt dộng cách mạng "Tiền khởi nghĩa" phải là người đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã.

- Tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã bao gồm tổ chức quần chúng cách mạng của một xã hoặc một tổ chức hành chính tương đương cấp xã quy định tại điều 8, Nghị định số 28/CP của Chính phủ.

- Người đứng đầu một tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã là Bí thư, Chủ tịch, Chủ nhiệm hoặc Uỷ viên được giao phụ trách (Bí thư nông dân cứu quốc xã, Chủ nhiệm Việt Minh xã, Bí thư thanh niên cứu quốc xã,...); Trường hợp trước ngày khởi nghĩa ở xã hoặc tổ chức hành chính tương đương nơi người hoạt cách mạng tham gia chưa hình thành tổ chức quần chúng cách mạng cấp xã mà chỉ có một đội, tổ, nhóm thì người đứng đầu là đội trưởng, tổ trưởng, nhóm trưởng (đội tự vệ chiến đấu, đội tuyên truyền giải phóng,...) hoặc người hoạt động cách mạng không thoát ly, được cán bộ cấp trên về tuyên truyền kết nạp vào Việt Minh rồi giao nhiệm vụ ở lại hoạt động gây cơ sở phát triển Hội viên, đoàn viên, xây dựng tổ chức quần chúng cách mạng ở tại thôn, xã,... hay được giao phụ trách liên thôn xã, khu vực,... và có ghi trong lý lịch cán bộ, hồ sơ đảng viên theo quy định.

- Người đứng đầu các hội quần chúng công khai trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước ngày Tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945 như: Hội tương tế, Hội ái hữu, Hội học sinh, Hội truyền bá quốc ngữ, tổ chức hướng đạo sinh, hội trống, hội kèn, hội bóng đá,... thì không thuộc quy định xem xét, công nhận là người hoạt động cách mạng tiền khởi nghĩa.

c. Thẩm quyền xác nhận người hoạt động cách mạng "Tiền khởi nghĩa ":

- Nếu sau ngày Tổng khởi nghĩa thắng lợi, người hoạt động cách mạng thoát ly hoạt động kháng chiến, công tác thuộc các Bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương quản lý, nay còn công tác hay đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động,... thì thực hiện theo quy định tại khoản 4, Điều 9 Nghị định số 28/CP được ban đảng, Đảng đoàn, Ban Cán sự Đảng, đảng uỷ Công an Trung ương (nếu cán bộ thuộc cơ quan Bộ Công an quản lý); Cục cán bộ - Tổng cục chính trị (nếu là quân nhân, Công nhân viên chức quốc phòng) xét cấp "giấy xác nhận".

Nếu sau ngày Tổng khởi nghĩa thắng lợi, người hoạt động cách mạng vẫn hoạt động ở cơ sở, không thoát ly hoặc là người thoát ly kháng chiến, công tác nhưng thuộc cấp uỷ, chính quyền địa phương quản lý, thì do Tỉnh uỷ, Thành uỷ xem xét cấp "giấy xác nhận" theo quy định tại khoản 2, khoản 3, Điều 9 Nghị định số 28/CP.

đ. Căn cứ để xác nhận người hoạt động cách mạng "Tiền khởi nghĩa":

Căn cứ để xác nhận người hoạt động cách mạng "Tiền khởi nghĩa" thực hiện theo quy định tại Điều 9, Nghị định số 28/CP, nay giải thích thêm như sau:

- Đối với người không thoát ly, chỉ hoạt động ở cơ sở nhưng là đảng viên thì căn cứ lý lịch dảng viên khai từ năm 1960 trở về trưóc, nếu lý lịch đảng viên này do tổ chức để thất lạc hoặc là người được kết nạp vào Đảng sau 1960 thì căn cứ lý lịch đảng viên khai theo Thông tri 297/TT- TW ngày 20 tháng 4 năm 1974 (viết từ năm 1975, 1976) để xem xét xác nhận.

- Đối với người không thoát ly, chỉ hoạt động ở cơ sở mà chưa là dảng viên thì phải được 2 người cùng hoạt động đã được công nhận là cán bộ hoạt động cách mạng trước năm 1945 hoăc đã được công nhận là người hoạt động cách mạng "Tiền khởi nghĩa" chứng nhận và phải được hội nghị cán bộ lão thành ở địa phương nơi người tham gia hoạt động cách mạng trước ngày khởi nghĩa thừa nhận.

- Người thoát ly hoạt động cách mạng có nhiều hồ sơ viết qua nhiều đợt (các hồ sơ này do cơ quan lưu giữ) thì chỉ dùng hồ sơ như đã quy định nói trên để làm cơ sở xem xét. Không yêu cầu cán bộ viết bổ sung lý lịch hoặc lấy giấy xác nhận mới để xem xét.

- Người thoát ly hoạt động cách mạng có lý lịch cán bộ hoặc dảng viên viết từ năm 1969 trở về trước khai: tham gia hoạt động cách mạng tháng Tám năm 1945 và ngay sau ngày Tổng khởi nghĩa khai là đứng đầu một tổ chức cách mạng (như đã nói ở tiết b, điểm 2 trên đây) thì được xem xét.

- Người thoát ly hoạt động cách mạng đã về nghỉ từ lâu, hồ sơ gốc bị thất lạc có nguyên nhân chính đáng (như do chiến tranh phá hoại, cháy, lũ lụt, mối xông hay do việc tách, nhập đơn vị...) được thủ trương cơ quan hoặc cấp uỷ địa phương xác nhận thì cần xêm xét cụ thể từng trường hợp, Để đảm bảo chính xác, công bằng, những trường hợp này cần phải xem xét chặt chẽ và phải được sự nhất trí của tập thể hội nghị cán bộ do Ban Tổ chức tỉnh, thành uỷ nơi người cán bộ hoạt động thời điểm trước Tổng khởi nghĩa năm 1945 chủ trì (Hoặc huyện uỷ, quận uỷ được tỉnh, thành uỷ uỷ nhiệm chủ trì) gồm đại diện tổ chức đảng, chính quyền, Ban nghiên cứu lịch sử Đảng ở xã, huyện và cán bộ lão thành trong xã hoặc trong huyện (có biên bản công nhận của hội nghị thì mới được xem xét trình Ban Đảng, Đảng Đoàn, Ban Cán sự Đảng, Đảng uỷ trực thuộc Trung ương, tỉnh uỷ, Thành uỷ quyết định).

- Riêng đối với cán bộ miềm Nam tập kết ra Bắc năm 1954, sau đó trở về làm nhiệm vụ ở chiến trường miền Nam trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, lý lịch đảng viên hoặc lý lịch cán bộ theo quy định gửi lại nhưng bị thất lạc thì được sử dụng lý lịch cán bộ hoặc đảng viên khai sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 (1975, 1976) để xem xét xác nhận.

3. Về chế độ tuất đối với người hoạt động cách mạng trước năm 1945 từ trần:

a. Người hoạt động cách mạng trước năm 1945 từ trần thì thân nhân được xem xét hưởng tiền tuất hoặc trợ cấp nuôi dưỡng theo quy định tại khoản 4, Điều 6, mục I, chương II, Nghị định 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ là: cha mẹ đẻ, vợ (chồng), con đẻ bị tật nguyền bẩm sinh hoặc bị tàn tật nặng từ nhỏ. Con đẻ bị tật nguyền hoặc bị tàn tật nặng từ nhỏ được hưởng tiền tuất hoặc trợ cấp nuôi dưỡng phải là những người con vì tật nguyền hoặc tàn tật không thể lao động tự kiếm sống, không có gia đình riêng.

b. Người được công nhận là người hoạt động cách mạng trước năm 1945 từ trần từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về sau, nêu thân nhân có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a trên đây thì được hưởng chế độ tuất hàng tháng hoặc trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng kể từ tháng người hoạt động cách mạng chết.

c. Người được công nhận là người hoạt động cách mạng trước năm 1945 đã từ trần trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì thân nhân có đủ điều kiện được hưởng chế độ tuất hàng tháng hoặc trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng kể từ ngày Giám đốc Sở Lao động Thương binh và xã hội ký quyết định trợ cấp.

Trường hợp thân nhân không còn lưu giữ giấy "Quyết định công nhận người hoạt động cách mạng trước năm 1945" dùng làm cơ sở giải quyết chế độ tuất thì theo thẩm quyền quản lý, các Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Thành uỷ, các Ban Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng các Bộ, ngành ở Trung ương, các Đảng uỷ trực thuộc Trung ương căn cứ vào hồ sơ lưu trữ để cấp "giấy chứng nhận" (2 bản), chuyển cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thân nhân người hoạt động cách mạng đang cư trú xem xét giải quyết chế độ (mẫu số 3 kèm theo).

đ. Các Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm giải quyết khoản trợ cấp tiền tuất hàng tháng hoặc trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng đối với nhân thân người hoạt động cách mạng trước năm 1945 từ trần.

4. Người hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 hưởng trợ cấp, phụ cấp theo quy định tại Điều 6 hoặc Điều 10 Nghị định 28/CP của Chính phủ thì không đồng thời hưởng chế độ người có công giúp đỡ cách mạng quy định tại khoản 1, Điều 61 của Nghị định 28/CP và ngược lại.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Ban tổ chức Tỉnh uỷ, Thành uỷ phổ biến hướng dẫn thực hiện Thông tư này, đồng thời có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và tổ chức thực hiện chu đáo, đầy đủ các chế độ quy định, các trường hợp còn vướng mắc thì cần trao đổi để thống nhất cách giải quyết.

2. Hồ sơ công nhận người hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, các quyết định về trợ cấp, phụ cấp, về tiền tuất ưu đãi do các Sở lao động Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý, lưu trữ. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lưu giữ danh sách người hưởng ưu đãi theo quy định hiện hành.

3. Việc kiểm tra, giải quyết các khiếu nại tố cáo về việc công nhận, xác nhận không đúng quy định do có dấu hiệu sai phạm quy định tại Điều 72, Nghị định số 28/CP của Chính phủ do cấp uỷ có thẩm quyền công nhận, xác nhận người hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 xem xét quyết định.

4. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những nội dung quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Ban Tổ chức Trung ương để nghiên cứu giải quyết.

 

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

BAN TỔ CHỨC

Số 770 TC/TW

V/v: Xác định ngày khởi nghĩa tại các địa phương trong CM8/1945

Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 1995

Kính gửi: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Ban Tổ chức Trung ương chuyển đến các đồng chí danh sách các ngày khởi nghĩa tại các địa phương trong cách mạng tháng Tám năm 1945. Số liệu của Viện nghiên cứu Chủ nghĩa Mác -Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh và Viện Bảo tàng quân đội.

- Ngày 14-8/ 1945: Quảng Ngãi

- Ngày 18-8/ 1945: Bắc Giang - Hải Dương - Hà Tĩnh, Quảng Nam Đà Nẵng

- Ngày 19-8/ 1945: Hà Nội, Thái Bình, Phúc Yên, Khánh Hoà

- Ngày 20-8/ 1945: Thanh Hoá, Bắc Ninh, Ninh Bình, Thái Nguyên, Sơn Tây

- Ngày 21-8/ 1945: Yên Bái, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Nam Định, Nghệ An, Ninh Thuận, Tân An.

- Ngày 22-8/ 1945: Cao Bằng, Hưng Yên, Kiến An

- Ngày 23-8/ 1945: Hải Phòng, Hà Đông, Hoà Bình, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Lâm Viên, Gia Lai, Bạc Liêu, Thừa Thiên Huế.

- Ngày 24-8/ 1945: Hà Nam, Đắc Lắc, Ban Mê Thuật, Phú Yên, Gò Công, Mỹ

Tho, Sài Gòn

- Ngày 25-8/ 1945: Lạng Sơn, Phú Thọ, Kon Tum, Bình Thuận, Chợ Lớn, Gia

Định, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Sóc Trăng, Long Xuyên, Vĩnh Long, Bà Rịa,

Trà Vinh, Tây Ninh, Bến Tre, Sa Đéc.

- Ngày 26-8/ 1945: Sơn La, Châu Đốc, Cần Thơ, Quảng Ninh (Hòn Gai).

- Ngày 27-8/ 1945: Rạch Giá

- Ngày 28-8/ 1945: Đồng Nai Thượng, Hà Tiên

- Ngày 31-8/ 1945: Vĩnh Yên

Các tỉnh và địa phương còn lại thống nhất lấy ngày 19-8-1945 để làm căn cứ.

TL/ Ban Tổ chức Trung ương

Chánh Văn Phòng

Nguyễn Văn Hán đã ký

MẪU SỐ 1

TỈNH UỶ.....................

Số:............./QĐ-TU

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Ngày..... tháng.... năm 199....

QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN

CÁN BỘ HOẠT ĐỘNG CÁCH MANG TRƯỚC NĂM 1945

- Căn cứ vào Chỉ thị số 27/CT ngày 24 tháng 12 năm 1977 của Ban Bí thư Trung ương, Thông tri số 07/TT-TC ngày 21 tháng 3 năm 1979, số 26/TT ngày 22 tháng 10 năm 1984, số 20/TT-TC ngày 14 tháng 12 năm 1987 của Ban Tổ chức Trung ương;

- Xét đề nghị của..................................................................................................

BAN THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Công nhận đồng chí:............................ Sinh năm:

Quê quán:.................................................................................

Trú quán:..................................................................................

Ngày vào Đảng:............................ Ngày chính thức:...............

Nguyên là:..................................................... thuộc:................

................................ đã nghỉ hưu

Đồng chí............................... là cán bộ hoạt động cách mạng trước năm 1945, có thời gian tham gia hoạt động cách mạng từ tháng..... năm..... đến tháng..... năm.......

Được hưởng ( ) thâm niên kể từ ngày ký quyết định.

Điều 2: Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh và đồng chí có tên trên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

TM/ ban thường vụ

Nơi nhận:

- Như Điều 2

- Ban Tổ chức TƯ (b/c)

- Đ/chí....

- Lưu

Ghi chú:

- Mẫu này dùng để công nhận cán bộ hoạt động cách mạng trước năm 1945 diện thoát ly

- Mẫu này dùng thống nhất cho cả trường hợp người hoạt động cách mạng thuộc Ban Đảng, Đảng đoàn, Ban cán sự Đảng các Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và sửa tiêu đề cho phù hợp.

MẪU SỐ 2

TỈNH UỶ.....................

Số:............./QĐ-TU

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Ngày..... tháng.... năm 199....

QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN

CÁN BỘ HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG TRƯỚC NĂM 1945.

- Căn cứ vào Chỉ thị số 27/CT ngày 24 tháng 12 năm 1977 của Ban Bí thư Trung ương, Thông tri số 07/TT-TC ngày 21 tháng 3 năm 1979, số 26/TT ngày 22 tháng 10 năm 1984, số 20/TT-TC ngày 14 tháng 12 năm 1987 của Ban Tổ chức Trung ương;

- Theo đề nghị của Ban Tổ chức Tỉnh ủy..............................................

BAN THƯỜNG VỤ TỈNH UỶ QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Công nhận đồng chí sinh năm:

Quê quán:..........................................................................................

Trú quán:...........................................................................................

Ngày vào đảng: Ngày chính thức:

Nguyên là:..................................................... Thuộc:........................

............................................................................................................

Đồng chí......... là cán bộ hoạt động cách mạng trước năm 1945, có thời gian tham gia hoạt động cách mạng từ tháng... năm... đến tháng... năm... ở cơ sở.

Được hưởng chế độ ưu đãi đối với cán bộ hoạt động trước năm 1945 kể từ ngày ký quyết định này.

Điều 2: Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh và đồng chí có tên trên chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

TM/ Ban thường vụ

Nơi nhận:

- Như Điều 2

- Ban Tổ chức TƯ (b/c)

- Đ/chí.................

- Lưu

Ghi chú: - Mẫu này dùng để công nhận cán bộ hoạt động cách mạng trước năm 1945 diện không thoát ly

MẪU SỐ 3

TỈNH UỶ.....................

BAN TỔ CHỨC

Số:..../TC

V/v: Chứng nhận cán bộ lão thành cách mạng đã từ trần

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Ngày..... tháng.... năm 199....

GIẤY CHỨNG NHẬN

Ban Tổ chức Tỉnh uỷ:...................................... chứng nhận:

Đồng chí:.................................................... năm sinh:............................

Quê quán:................................................................................................

Quá trình hoạt động cách mạng đồng chí đã kinh qua các chức vụ:

.................................................................................................................

.................................................................................................................

.................................................................................................................

và có............... thâm niên hoạt động cách mạng trước năm 1945.

Đồng chí...................... đã từ trần ngày....... tháng..... năm 19...

Thân nhân gồm có:

Vợ:.........................................................................................................

Mức trợ cấp tuất công nhân viên chức do Bảo hiểm xã hội đang thực hiện:

............./ đồng/tháng.

Con: (chỉ xác định con bị tàn tật từ nhỏ hoặc bị tật nguyền bẩm sinh):

....................................................................................................................

Chỗ ở hiện nay:...........................................................................................

Ban Tổ chức tỉnh uỷ đề nghị các cơ quan có liên quan thực hiện chính sách đối với thân nhân đồng chí.................... theo quy định tại Nghi định 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ.

Ban Tổ chức Tỉnh uỷ

Nơi nhận:

-

-

-

*

Ghi chú: Mẫu giấy chứng nhận này được dùng thống nhất cho cả trường hợp người hoạt động cách mạng thuộc Ban Đảng, Đảng đoàn, Ban Cán sự Đảng các Bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương và sửa tiêu đề cho phù hợp.

MẪU SỐ 4

TỈNH UỶ, THÀNH UỶ.........

Số:............./

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Ngày..... tháng.... năm 199....

GIẤY XÁC NHẬN NGƯỜI HOẠY ĐỘNG CÁCH MẠNG TỪ

NGÀY 1-1-1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY TỔNG KHỞI NGHĨA

THÁNG 8 NĂM 1945

(thuộc tỉnh, thành phố quản lý)

Tỉnh uỷ, (thành uỷ).........................................................

XÁC NHẬN

1. Đồng chí:..............................................................................

Sinh:..........................................................................................

Nguyên quán:............................................................................

Hiện cư trú tại:..........................................................................

..................................................................................................

Nghỉ hưu: Ngày...... tháng..... năm 199.....................................

Chức vụ khi nghỉ hưu:...............................................................

Cơ quan, đơn vị khi nghỉ hưu:..................................................

2. Căn cứ: lý lịch cán bộ (đảng viên) kê khai năm...... đang lưu giữ tại..............

Đồng chí...... đã có thời gian hoạt động cách mạng từ ngày.... tháng... năm 1945.

Chức vụ hoạt động cách mạng thời gian từ 1-1-1945 đến trước Tổng khởi nghĩa........................................................................................................

3. Căn cứ Điều 9, Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ, đồng chí.......................................... được hưởng phụ cấp thâm niên ưu đãi "Tiền khởi nghiã" theo quy định tại Điều 10 của Nghị định.

T/M Ban thường vụ Tỉnh uỷ (Thành uỷ)

 

MẪU SỐ 5

BAN.............................

Số:............./

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Ngày..... tháng.... năm 199....

GIẤY XÁC NHẬN NGƯỜI THOÁT LY HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG TỪ 1-1-1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY TỔNG KHỞI NGHĨA

THÁNG 8 NĂM 1945

(thuộc Bộ, Ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương quản lý)

Ban Đảng (Đảng Đoàn, Ban cán sự Đảng:..........................................................

.............................................................................................................................

XÁC NHẬN

1. Đồng chí:...........................................................................

Sinh:.......................................................................................

Nguyên quán:........................................................................

Hiện cư trú tại:.......................................................................

..............................................................................................

Nghỉ hưu: Ngày......... tháng............ năm 199.....................

Chức vụ khi nghỉ hưu:...........................................................

Cơ quan, đơn vị khi nghỉ hưu:...............................................

2. Căn cứ: Lý lịch cán bộ (đảng viên) kê khai năm.......... đang lưu giữ tại.........

Đồng chí:.... đã có thời gian hoạt động cách mạng từ ngày.... tháng... năm 1945.

Chức vụ hoạt động cách mạng thời gian từ 1-1-1945 đến trước Tổng khởi nghĩa:........................................................................................

3. Căn cứ Điều 9, Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ, đồng chí...................................... được hưởng phụ cấp thâm niên ưu đãi "tiền khởi nghĩa" theo quy định tại Điều 10 của Nghị định.

T/M Ban Đảng (Đảng Đoàn, Ban cán sự Đảng Bộ.....)

 

MẪU SỐ 6

TỈNH UỶ, THÀNH UỶ.........

Số:............./

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Ngày..... tháng.... năm 199....

GIẤY XÁC NHẬN NGƯỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG TỪ 1-1-1945 ĐẾN TRƯỚC NGÀY TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG 8 NĂM 1945 Ở CƠ SỞ

Tỉnh uỷ,(thành uỷ)...............................................................................

XÁC NHẬN

Đồng chí:..............................................................................................

Sinh:......................................................................................................

Nguyên quán:........................................................................................

Hiện cư trú tại:.......................................................................................

...............................................................................................................

Nguyên là cán bộ công tác cơ sở tại xã (phường):.................................

huyện (quận)............................................. tỉnh......................................

thuộc tỉnh.............................................. quản lý, đã về nghỉ hưu năm....

- Căn cứ:

1. Lý lịch cán bộ hoặc đảng viên (nếu có), hoặc bản khai quá trình hoạt động cách mạng từ đầu năm 1945 đến khi nghỉ việc ở địa phương được cấp uỷ và chính quyền địa phương xác nhận.

2. Giấy chứng nhận của 2 cán bộ đã được công nhận là cán bộ hoạt động Cách mạng trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 (người đã tổ chức kết nạp giao việc hoặc cùng hoạt động.Theo quy định tại tiết 2 Điều 9 của Nghị định số 28/CP).

Đồng chí:........................................ được công nhận là cán bộ hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng 8 năm 1945.

3. Biên bản hội nghị cán bộ lão thành (nơi người cán bộ khai hoạt động năm 1945) ngày.... tháng... năm... 199 (theo quy định tại tiết 2 Điều 9 của Nghị định số 28/CP).

Đồng chí:................................ có thời gian tham gia hoạt động cách mạng từ ngày.... tháng..... năm 1945.

Chức vụ hoạt động cách mạng thời gian từ 1-1-1945 đến trước Tổng khởi nghĩa:..............................................................................

- Căn cứ Điều 8 và Điều 9 tại Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ, đồng chí....................................... được hưởng phụ cấp thâm niên ưu đãi "tiền khởi nghĩa" theo quy định tại Điều 10 của Nghị định.

T/M Ban Thường vụ tỉnh uỷ (thành uỷ)

Lê Quang Thưởng

(Đã ký)

Nguyễn Đình Liêu

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 06/1999/TTLT/BLĐTBXH-BTCTW

Loại văn bảnThông tư liên tịch
Số hiệu06/1999/TTLT/BLĐTBXH-BTCTW
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành08/02/1999
Ngày hiệu lực23/02/1999
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 16/01/2007
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 06/1999/TTLT/BLĐTBXH-BTCTW

Lược đồ Thông tư liên tịch 06/1999/TTLT/BLĐTBXH-BTCTW hướng dẫn giải thích công nhận quyền lợi người hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị thay thế

          Văn bản hiện thời

          Thông tư liên tịch 06/1999/TTLT/BLĐTBXH-BTCTW hướng dẫn giải thích công nhận quyền lợi người hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
          Loại văn bảnThông tư liên tịch
          Số hiệu06/1999/TTLT/BLĐTBXH-BTCTW
          Cơ quan ban hànhBộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Tổ chức Trung ương Đảng
          Người kýNguyễn Đình Liêu, Lê Quang Thưởng
          Ngày ban hành08/02/1999
          Ngày hiệu lực23/02/1999
          Ngày công báo...
          Số công báo
          Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội
          Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 16/01/2007
          Cập nhật7 năm trước

          Văn bản được dẫn chiếu

            Văn bản hướng dẫn

              Văn bản được hợp nhất

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Thông tư liên tịch 06/1999/TTLT/BLĐTBXH-BTCTW hướng dẫn giải thích công nhận quyền lợi người hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

                    Lịch sử hiệu lực Thông tư liên tịch 06/1999/TTLT/BLĐTBXH-BTCTW hướng dẫn giải thích công nhận quyền lợi người hoạt động cách mạng trước Cách mạng tháng Tám năm 1945