Nghị quyết 05/2014/NQ-HĐND

Nghị quyết 05/2014/NQ-HĐND bãi bỏ phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội

Nghị quyết 05/2014/NQ-HĐND bãi bỏ phí lệ phí Hội đồng nhân dân Hà Nội đã được thay thế bởi Nghị quyết 20/2016/NQ-HĐND thu phí lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định Hội đồng nhân dân Hà Nội 2016 và được áp dụng kể từ ngày 01/01/2017.

Nội dung toàn văn Nghị quyết 05/2014/NQ-HĐND bãi bỏ phí lệ phí Hội đồng nhân dân Hà Nội


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 05/2014/NQ-HĐND

Hà Nội, ngày 09 tháng 07 năm 2014

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC BAN HÀNH, BÃI BỎ MỘT SỐ QUY ĐỊNH THU PHÍ, LỆ PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI THUỘC THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH CỦA HĐND THÀNH PHỐ

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ 10

(Từ ngày 08/7/2014 đến ngày 11/7/2014)

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Pháp lệnh phí, lệ phí số 38/2001/PL-UBTVQH10 ngày 28/8/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Xét Tờ trình số 44/TTr-UBND ngày 19/6/2014 của UBND Thành phố về việc ban hành một số quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân Thành phố; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND Thành phố; ý kiến của các vị đại biểu HĐND Thành phố,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành, bãi bỏ một số loại phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân Thành phố (Có danh mục kèm theo).

Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân Thành phố:

1. Tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

2. Tăng cường kiểm tra việc quản lý, sử dụng nguồn thu phí, lệ phí để lại cho các đơn vị thu đảm bảo sử dụng hiệu quả, đúng mục đích; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

3. Tiếp tục xây dựng đủ các loại phí, lệ phí theo quy định. Rà soát những loại phí, lệ phí đang thực hiện bất hợp lý và những loại phí, lệ phí thay đổi do chính sách của các Bộ, ngành Trung ương, kịp thời trình Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định theo thẩm quyền.

Điều 3. Điều khoản thi hành:

1. Nghị quyết có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2014.

2. Bãi bỏ các nội dung quy định về phí, lệ phí tại các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố như sau:

- Các khoản từ 1 đến 9, từ 13 đến 19, từ 21 đến 26 tại Mục I; các khoản từ 1 đến 4, từ 6 đến 14 tại mục II và mục III Nghị quyết số 23/2008/NQ-HĐND ngày 12/12/2008 của HĐND Thành phố Hà Nội khóa XIII, kỳ họp thứ 17.

- Nghị quyết số 13/2009/NQ-HĐND ngày 11/12/2009 của HĐND Thành phố Hà Nội khóa XIII, kỳ họp thứ 19.

- Nghị quyết số 19/2010/NQ-HĐND ngày 10/12/2010 của HĐND Thành phố Hà Nội khóa XIII, kỳ họp thứ 22.

- Các khoản quy định tại Mục III Phần A; Phần B Danh mục các khoản phí lệ phí kèm theo Nghị quyết số 10/2011/NQ-HĐND ngày 12/12/2011 của HĐND Thành phố Hà Nội khóa XIV, kỳ họp thứ 3.

- Các khoản quy định tại Phần B; Mục II Phần C Danh mục các khoản phí lệ phí kèm theo Nghị quyết số 22/2012/NQ-HĐND ngày 07/12/2012 của HĐND Thành phố Hà Nội khóa XIV, kỳ họp thứ 6.

- Nghị quyết số 02/2013/NQ-HĐND ngày 04/7/2013 của HĐND Thành phố Hà Nội khóa XIV, kỳ họp thứ 7.

- Nghị quyết số 26/2013/NQ-HĐND ngày 04/12/2013 của HĐND Thành phố Hà Nội khóa XIV, kỳ họp thứ 8.

3. Giao Thường trực HĐND Thành phố, các Ban của HĐND, các tổ đại biểu và đại biểu HĐND Thành phố đôn đốc và giám sát thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 09/7/2014./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Ban công tác đại biểu của Quốc hội;
- VP Quốc hội, VP Chính phủ;
- Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Tổng cục Thuế;
- Thường trực Thành ủy Hà Nội;
- Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội;
- TT HĐND - UBND - UBMTTQ TP;
- Đại biểu HĐND TP;
- VPĐĐBQH&HĐNDTP; VPUBNDTP;
- Các Sở, ban, ngành TP liên quan;
- TT HĐND, UBND các quận, huyện, thị xã;
- Công báo TP, Cổng Giao tiếp điện tử TP;
- Các cơ quan thông tấn, báo chí;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Ngô Thị Doãn Thanh

 

DANH MỤC

CÁC KHOẢN PHÍ VÀ LỆ PHÍ
(Phụ lục kèm theo Nghị quyết số 05/2014/NQ-HĐND ngày 09/7/2014 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội)

A. LỆ PHÍ BAN HÀNH MỚI

1. Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

a. Đối tượng nộp:

Các tổ chức, cá nhân khi được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (ĐKKD) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận ĐKKD.

Các tổ chức, cá nhân đề nghị cung cấp thông tin về ĐKKD Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải nộp lệ phí cung cấp thông tin về ĐKKD.

Không thu lệ phí cung cấp thông tin về ĐKKD cho các cơ quan nhà nước đề nghị cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý nhà nước.

b. Mức thu:

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

1.

Cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

 

 

 

- Hợp tác xã đăng ký tại Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện

đồng /1 lần cấp

100.000

 

- Liên hiệp hợp tác xã đăng ký tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư

đồng /1 lần cấp

200.000

2.

Chứng nhận đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

đồng /1 lần thay đổi

30.000

3.

Cấp bản sao hoặc bản trích lục nội dung đăng ký kinh doanh

đồng /1 bản

3.000

4.

Cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh

đồng /1 lần cung cấp

15.000

c. Quản lý, sử dụng tiền lệ phí thu được:

Đơn vị thu lệ phí nộp 100% số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước; các khoản chi phí liên quan đến công tác thu lệ phí được ngân sách nhà nước cấp theo dự toán được duyệt hàng năm.

B. BAN HÀNH CÁC LOẠI PHÍ, LỆ PHÍ THUỘC THẨM QUYỀN CỦA HĐND THÀNH PHỐ CĂN CỨ HƯỚNG DẪN TẠI CÁC VĂN BẢN CỦA CHÍNH PHỦ VÀ BỘ TÀI CHÍNH

I. CÁC KHOẢN LỆ PHÍ

1. Lệ phí trước bạ lần đầu đối với xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe).

a. Mức thu:

Nội dung thu

Mức thu

Lệ phí trước bạ lần đầu đối đối với xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe)

12%

b. Các nội dung khác: Thực hiện theo Thông tư số 124/2011/TT-BTC ngày 31/8/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ, Thông tư số 34/2013/TT-BTC ngày 28/3/2013 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 124/2011/TT-BTC ngày 31/8/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí trước bạ.

2. Lệ phí cấp mới (đăng ký lần đầu tại Việt Nam) giấy đăng ký kèm biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

a. Mức thu:

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức thu

1

Ô tô; trừ ô tô con dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) không hoạt động kinh doanh vận tải hành khách áp dụng theo điểm 2 mục này.

đồng/1 lần cấp

500.000

2

Xe ô tô con dưới 10 chỗ ngồi (kể cả lái xe) trở xuống không hoạt động kinh doanh vận tải hành khách

đồng/1 lần cấp

20.000.000

3

Sơ mi rơ moóc đăng ký rời, rơ moóc

đồng/1 lần cấp

200.000

4

Xe máy (theo giá tính lệ phí trước bạ)

 

a

Trị giá từ 15.000.000 đồng trở xuống

đồng/1 lần cấp

500.000

b

Trị giá trên 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

đồng/1 lần cấp

2.000.000

c

Trị giá trên 40.000.000 đồng

đồng/1 lần cấp

4.000.000

b. Các nội dung khác: Thực hiện theo Thông tư số 127/2013/TT-BTC ngày 06/9/2013 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

3. Lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực.

a. Mức thu:

- Lệ phí cấp bản sao từ sổ gốc: 3.000 đồng/bản.

- Lệ phí chứng thực bản sao từ bản chính: 2.000 đồng/trang; từ trang thứ 3 trở lên thì mỗi trang thu 1.000 đồng/trang, tối đa thu không quá 100.000 đồng/bản.

- Lệ phí chứng thực chữ ký: 10.000 đồng/trường hợp.

b. Quản lý, sử dụng tiền lệ phí thu được:

Đơn vị thu lệ phí nộp 100% số tiền lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước.

c. Các nội dung khác: Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 92/2008/TTLT-BTC-BTP ngày 17/10/2008 của Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí cấp bản sao, lệ phí chứng thực.

4. Lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm; Phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm.

a. Mức thu:

- Mức thu lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm:

TT

Nội dung

Mức thu
(đồng/hồ sơ)

1

Đăng ký giao dịch bảo đảm

60.000

2

Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm

50.000

3

Đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký

40.000

4

Xóa đăng ký giao dịch bảo đảm

10.000

- Mức thu phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm:

Mức thu phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm (bao gồm cả trường hợp cung cấp văn bản chứng nhận hoặc bản sao văn bản chứng nhận về giao dịch bảo đảm, hợp đồng, thông báo việc kê biên tài sản thi hành án): 30.000đ/trường hợp.

b. Quản lý, sử dụng tiền phí, lệ phí thu được

- Năm 2014: Đơn vị thu lệ phí, phí nộp Ngân sách Nhà nước 50%; được để lại 50% trên tổng số lệ phí, phí thu được.

-Từ 01/01/2015:

+ Đối với lệ phí đăng ký giao dịch đảm bảo: đơn vị thu nộp 100% số lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước; các khoản chi phí liên quan đến công tác thu lệ phí được ngân sách nhà nước cấp theo dự toán được duyệt hàng năm.

+ Đối với phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm: đơn vị thu phí nộp ngân sách nhà nước 50%; được để lại 50% trên tổng số phí thu được.

c. Các nội dung khác: Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 69/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 18/5/2011 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký giao dịch bảo đảm, phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm và phí sử dụng dịch vụ khách hàng thường xuyên.

II. CÁC KHOẢN PHÍ

5. Phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe mô tô.

a. Mức thu phí đối với xe mô tô (không bao gồm xe máy điện):

TT

Loại phương tiện chịu phí

Đơn vị tính

Mức thu

1

Loại có dung tích xy lanh đến 100 cm3

đồng/năm

50.000

2

Loại có dung tích xy lanh trên 100 cm3

đồng/năm

100.000

b. Quản lý, sử dụng nguồn phí thu được:

- Đối với các phường, thị trấn: được để lại 10% số phí sử dụng đường bộ thu được để trang trải chi phí tổ chức thu theo quy định.

- Đối với các xã: được để lại 20% số phí sử dụng đường bộ thu được để trang trải chi phí tổ chức thu theo quy định.

c. Các nội dung khác: Thực hiện theo Thông tư số 197/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện

6. Phí đấu giá, phí tham gia đấu giá tài sản.

a. Mức thu:

- Mức thu phí đấu giá tài sản:

+ Trường hợp bán đấu giá tài sản thành thì mức thu phí được tính trên giá trị tài sản bán được của một cuộc bán đấu giá, cụ thể như sau:

TT

Giá trị tài sản bán được của một cuộc bán đấu giá

Mức thu

1

Dưới 50 triệu đồng

5% giá trị tài sản bán được

2

Từ 50 triệu đến 01 tỷ đồng

2,5 triệu + 1,5% giá trị tài sản bán được quá 50 triệu đồng

3

Từ trên 01 tỷ đến 10 tỷ đồng

16,75 triệu + 0,2% giá trị tài sản bán được vượt 1 tỷ đồng

4

Từ trên 10 tỷ đến 20 tỷ đồng

34,75 triệu + 0,15% giá trị tài sản bán được vượt 10 tỷ đồng

5

Từ trên 20 tỷ đồng

49,75 triệu + 0,1% giá trị tài sản bán được vượt 20 tỷ đồng. Tổng số phí không quá 300 triệu đồng/cuộc đấu giá

+ Trường hợp bán đấu giá tài sản không thành thì trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày kết thúc phiên đấu giá, người có tài sản bán đấu giá, cơ quan thi hành án, cơ quan tài chính thanh toán cho tổ chức bán đấu giá tài sản, Hội đồng bán đấu giá tài sản các chi phí thực tế, hợp lý quy định tại Điều 43 Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

- Mức thu phí tham gia đấu giá tài sản.

Mức thu phí tham gia đấu giá tài sản được quy định tương ứng với giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá, cụ thể như sau:

TT

Giá khởi điểm của tài sản

Mức thu (đồng/hồ sơ)

1

Từ 20 triệu đồng trở xuống

50.000

2

Từ trên 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng

100.000

3

Từ trên 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng

150.000

4

Từ trên 100 triệu đồng đến 500 triệu đồng

200.000

5

Trên 500 triệu đồng

500.000

b. Quản lý, sử dụng nguồn phí thu được:

- Đối với đơn vị thu phí là doanh nghiệp kinh doanh bán đấu giá tài sản (trừ đấu giá quyền sử dụng đất): Phí đấu giá, phí tham gia đấu giá thu được là khoản thu không thuộc ngân sách nhà nước, tiền phí thu được là doanh thu của đơn vị thu phí. Đơn vị thu phí có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật đối với số phí thu được và có quyền quản lý, sử dụng số tiền thu phí sau khi đã nộp thuế theo quy định của pháp luật. Hàng năm, đơn vị thu phí phải thực hiện quyết toán thuế đối với số tiền phí thu được với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về thuế hiện hành.

- Hội đồng bán đấu giá tài sản được sử dụng số tiền phí thu được của người tham gia đấu giá để trang trải các chi phí hợp lý cho hội đồng đấu giá tài sản, nếu thừa nộp vào ngân sách nhà nước.

- Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản quản lý và sử dụng Phí đấu giá, phí tham gia đấu giá thu được như sau: Đơn vị thu phí nộp 10 phần trăm (10%) vào ngân sách nhà nước và để lại 90 phần trăm (90%) số tiền phí đấu giá, phí tham gia đấu giá thu được để trang trải chi phí cho việc tổ chức bán đấu giá và thu phí theo đúng hướng dẫn tại các Thông tư của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý và sử dụng phí, lệ phí.

c. Các nội dung khác: Thực hiện theo Thông tư số 03/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức thu chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí đấu giá, phí tham gia đấu giá và lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá tài sản.

7. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

a. Mức thu:

- Biểu mức thu:

TT

Loại khoáng sản

Đơn vị tính

Mức thu (đồng)

1

Đá làm vật liệu xây dựng thông thường

Tấn

3.000

2

Các loại đá khác (đá làm xi măng, puzolan, khoáng chất công nghiệp...)

Tấn

3.000

3

Các loại cát khác (Cát san lấp, cát xây dựng...) trừ cát vàng, cát làm thủy tinh.

m3

4.000

4

Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình

m3

2.000

5

Đất sét, đất làm gạch, ngói

m3

2.000

6

Đất làm cao lanh

m3

7.000

7

Nước khoáng thiên nhiên

m3

3.000

8

Than bùn

Tấn

6.000

- Trường hợp các tổ chức, cá nhân khai thác các loại khoáng sản kim loại và không kim loại khác không có quy định mức thu cụ thể tại biểu mức thu trên: áp dụng mức thu tối đa quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 74/2011/NĐ-CP ngày 25/5/2011 của Chính phủ quy định về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

- Mức phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản tận thu: bằng 60% mức phí của loại khoáng sản tương ứng quy định tại biểu mức thu phí trên.

b. Các nội dung khác: Thực hiện theo Thông tư số 74/2011/NĐ-CP phí bảo vệ môi trường">158/2011/TT-BTC ngày 16/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

C. BAN HÀNH, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THEO THÔNG TƯ SỐ 02/2014/TT-BTC CỦA BỘ TÀI CHÍNH

I. CÁC KHOẢN LỆ PHÍ

1. Lệ phí cấp giấy phép hoạt động điện lực.

a. Đối tượng nộp: Các tổ chức, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định của pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội.

b. Mức thu:

- Trường hợp cấp lần đầu: 700.000 đồng/1 lần cấp giấy phép.

- Trường hợp gia hạn giấy phép: 350.000 đồng/1 lần cấp giấy phép.

c. Quản lý và sử dụng tiền lệ phí thu được.

- Năm 2014: Đơn vị thu lệ phí nộp ngân sách nhà nước 25%; được để lại 75% trên tổng số lệ phí thu được.

- Từ ngày 01/01/2015: đơn vị thu nộp 100% số lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước; các khoản chi phí liên quan đến công tác thu lệ phí được ngân sách nhà nước cấp theo dự toán được duyệt hàng năm.

2. Lệ phí cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

a. Đối tượng nộp: Các tổ chức, cá nhân khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô phải nộp lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

b. Mức thu:

- Lệ phí cấp mới: 200.000 đồng/lần cấp

- Lệ phí cấp đổi, cấp lại (do mất, hỏng hoặc có thay đổi về điều kiện kinh doanh liên quan đến nội dung trong giấy phép): 50.000 đồng/lần cấp.

c. Quản lý và sử dụng tiền lệ phí thu được:

- Năm 2014: Đơn vị thu lệ phí nộp ngân sách nhà nước 10%; được để lại 90% trên tổng số lệ phí thu được.

- Từ ngày 01/01/2015: đơn vị thu nộp 100% số lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước; các khoản chi phí liên quan đến công tác thu lệ phí được ngân sách nhà nước cấp theo dự toán được duyệt hàng năm.

3. Lệ phí cấp giấy phép xây dựng.

a. Đối tượng nộp: Chủ đầu tư các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa lớn, trùng tu, tôn tạo khi được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng phải nộp lệ phí cấp giấy phép xây dựng.

b. Mức thu:

TT

Nội dung thu

Mức thu (đồng/giấy phép)

1

Cấp mới đối với nhà ở riêng lẻ của nhân dân (thuộc đối tượng phải có giấy phép)

75.000

2

Cấp mới đối với công trình khác

150.000

3

Gia hạn giấy phép xây dựng

15.000

c. Quản lý, sử dụng tiền lệ phí thu được:

- Năm 2014: Đơn vị thu lệ phí nộp ngân sách nhà nước 50%; được để lại 50% trên tổng số lệ phí thu được.

- Từ 01/01/2015: Đơn vị thu nộp 100% số lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước; các khoản chi phí liên quan đến công tác thu lệ phí được ngân sách nhà nước cấp theo dự toán được duyệt hàng năm.

4. Lệ phí cấp biển số nhà.

a. Đối tượng nộp: Các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân đăng ký cấp, gắn biển số nhà phải nộp lệ phí cấp biển số nhà.

b. Mức thu:

Nội dung (chưa bao gồm tiền làm biển)

Mức thu (đồng/lần cấp)

1. Cấp mới

45.000

2. Cấp lại

30.000

c. Quản lý, sử dụng tiền lệ phí thu được:

- Năm 2014: Đơn vị thu lệ phí nộp ngân sách nhà nước 90%; được để lại 10% trên tổng số lệ phí thu được.

- Từ 01/01/2015: Đơn vị thu nộp 100% số lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước; các khoản chi phí liên quan đến công tác thu lệ phí được ngân sách nhà nước cấp theo dự toán được duyệt hàng năm.

5. Lệ phí đăng ký cư trú.

a. Đối tượng nộp; đối tượng miễn, không thu lệ phí:

a1. Đối tượng nộp: Người đăng ký, quản lý cư trú với cơ quan đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của pháp luật về cư trú (trừ các trường hợp không thu và miễn nêu trên).

a2. Đối tượng miễn, không thu lệ phí:

- Không thu lệ phí đối với trường hợp sau:

+ Bố, mẹ, vợ (hoặc chồng), con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; bà mẹ Việt Nam anh hùng.

+ Hộ gia đình thuộc diện xoá đói giảm nghèo; công dân thuộc xã, thị trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban dân tộc.

- Miễn lệ phí khi đăng ký lần đầu, cấp mới, thay mới theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với: Cấp hộ khẩu gia đình, cấp giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể; cấp giấy đăng ký tạm trú có thời hạn.

b. Mức thu:

Nội dung thu

Mức thu (đồng/lần)

Các quận và các phường

Khu vực còn lại

1. Đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cả hộ hoặc một người nhưng không cấp sổ hộ khẩu, sổ tạm trú

15.000

8.000

2. Cấp mới, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú

20.000

10.000

3. Cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú theo yêu cầu của chủ hộ vì lý do Nhà nước thay đổi địa giới hành chính, tên đường phố, số nhà.

10.000

5.000

4. Đính chính các thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú (không thu lệ phí đối với trường hợp đính chính lại địa chỉ do nhà nước thay đổi địa giới hành chính, đường phố, số nhà, xoá tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú).

8.000

4.000

c. Quản lý, sử dụng tiền lệ phí thu được:

- Năm 2014:

+ Công an Thành phố, quận, thị xã và phường: nộp ngân sách nhà nước 65%; được để lại 35% trên tổng số lệ phí thu được.

+ Công an huyện, xã: nộp ngân sách nhà nước 30%; được để lại 70% trên tổng số lệ phí thu được.

- Từ 01/01/2015: Đơn vị thu nộp 100% số lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước; các khoản chi phí liên quan đến công tác thu lệ phí được ngân sách nhà nước cấp theo dự toán được duyệt hàng năm.

6. Lệ phí địa chính.

a. Đối tượng nộp, đối tượng miễn nộp lệ phí:

a1. Đối tượng nộp: Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức được ủy quyền giải quyết các công việc về địa chính.

a2. Đối tượng miễn nộp:

- Miễn nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trước ngày Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có hiệu lực thi hành (ngày 10/12/2009) mà có nhu cầu cấp đổi giấy chứng nhận.

- Miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tại các quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và các phường nội thành thuộc thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh được cấp giấy chứng nhận ở nông thôn thì không được miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận.

b. Mức thu:

Nội dung thu

Đơn vị tính

Mức thu

1. Cấp giấy chứng nhận mới

Đồng/ giấy

 

- Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất)

-Hộ gia đình, cá nhân tại:
Phường: 25.000
Khu vực khác: 10.000

- Tổ chức: 100.000

- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

-Hộ gia đình, cá nhân tại:
Phường: 100.000
Khu vực khác: 50.000

-Tổ chức: 500.000

2. Cấp đổi, cấp lại (kể cả cấp lại do hết chỗ xác nhận), xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận

Đồng/lần

 

- Trường hợp giấy chứng nhận cấp cho hộ gia đình, cá nhân chỉ có quyền sử dụng đất (không có nhà và tài sản khác gắn liền với đất)

-Hộ gia đình, cá nhân tại:
Phường: 20.000
Khu vực khác: 10.000

-Tổ chức: 50.000

- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất

-Hộ gia đình, cá nhân tại:
Phường: 50.000
Khu vực khác: 25.000

-Tổ chức: 50.000

3. Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai

Đồng/lần

-Hộ gia đình, cá nhân tại:
Phường: 28.000
Khu vực khác: 14.000

-Tổ chức: 30.000

4. Trích lục bản đồ địa chính, văn bản, số liệu hồ sơ địa chính

Đồng/văn bản

-Hộ gia đình, cá nhân tại:
Phường: 15.000
Khu vực khác: 7.000

-Tổ chức: 30.000

c. Quản lý, sử dụng tiền lệ phí thu được:

- Năm 2014: Đơn vị thu lệ phí nộp Ngân sách Nhà nước 90%; được để lại 10% trên tổng số lệ phí thu được.

- Từ 01/01/2015: Đơn vị thu nộp 100% số lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước; các khoản chi phí liên quan đến công tác thu lệ phí được ngân sách nhà nước cấp theo dự toán được duyệt hàng năm.

7. Lệ phí cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt.

a. Đối tượng nộp: Các tổ chức, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt trên địa bàn thành phố Hà Nội.

b. Mức thu:

- Cấp mới giấy phép: 100.000 đồng/1 giấy phép.

- Trường hợp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép: bằng 50% mức thu cấp giấy phép lần đầu (50.000 đồng/1 giấy phép).

c. Quản lý, sử dụng tiền lệ phí thu được:

- Năm 2014: Đơn vị thu lệ phí nộp ngân sách nhà nước 90%; được để lại 10% trên tổng số lệ phí thu được.

- Từ 01/01/2015: Đơn vị thu nộp 100% số lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước; các khoản chi phí liên quan đến công tác thu lệ phí được ngân sách nhà nước cấp theo dự toán được duyệt hàng năm.

8. Lệ phí cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất.

a. Đối tượng nộp: Các tổ chức, cá nhân khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất theo quy định của pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội.

b. Mức thu:

- Cấp mới giấy phép: 100.000 đồng/1 giấy phép.

- Trường hợp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép: bằng 50% mức thu cấp giấy phép lần đầu (50.000 đồng/1 giấy phép).

c. Quản lý, sử dụng tiền lệ phí thu được:

- Năm 2014: Đơn vị thu lệ phí nộp ngân sách nhà nước 90%; được để lại 10% trên tổng số lệ phí thu được.

- Từ 01/01/2015: Đơn vị thu nộp 100% số lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước; các khoản chi phí liên quan đến công tác thu lệ phí được ngân sách nhà nước cấp theo dự toán được duyệt hàng năm.

9. Lệ phí cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi.

a. Đối tượng nộp: Các tổ chức, cá nhân khi được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội.

b. Mức thu:

- Cấp mới giấy phép: 100.000 đồng/1 giấy phép.

- Trường hợp gia hạn, điều chỉnh nội dung giấy phép: bằng 50% mức thu cấp giấy phép lần đầu (50.000 đồng/1 giấy phép).

c. Quản lý, sử dụng tiền lệ phí thu được:

- Năm 2014: Đơn vị thu lệ phí nộp ngân sách nhà nước 90%; được để lại 10% trên tổng số lệ phí thu được.

- Từ 01/01/2015: Đơn vị thu nộp 100% số lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước; các khoản chi phí liên quan đến công tác thu lệ phí được ngân sách nhà nước cấp theo dự toán được duyệt hàng năm.

10. Lệ phí cấp giấy phép cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

a. Đối tượng nộp: Người sử dụng lao động khi làm thủ tục để cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp và cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội.

b. Mức thu:

- Cấp mới giấy phép lao động:    400.000 đồng/1 giấy phép.

- Cấp lại giấp phép lao động:       300.000 đồng/1 giấy phép.

- Gia hạn giấy phép lao động:      200.000 đồng/1 giấy phép.

c. Quản lý, sử dụng tiền lệ phí thu được:

- Năm 2014: Đơn vị thu lệ phí nộp ngân sách nhà nước 50%; được để lại 50% trên tổng số lệ phí thu được.

- Từ 01/01/2015: Đơn vị thu nộp 100% số lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước; các khoản chi phí liên quan đến công tác thu lệ phí được ngân sách nhà nước cấp theo dự toán được duyệt hàng năm.

II. CÁC KHOẢN PHÍ

11. Phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống:

a. Đối tượng nộp:

- Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu được công nhận cây mẹ, cây đầu dòng, phải nộp phí bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng khi nộp hồ sơ xin bình tuyển.

- Các chủ vườn giống cây lâm nghiệp, chủ rừng giống có nhu cầu được công nhận vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống phải nộp phí bình tuyển, công nhận vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống khi nộp hồ sơ xin bình tuyển.

b. Mức thu:

- Đối với bình tuyển, công nhận cây mẹ, cây đầu dòng:

+ Đối với cây ăn quả: 1.500.000 đồng/ 01 lần bình tuyển, công nhận.

+ Đối với cây lâm nghiệp: 1.000.000 đồng/01 lần bình tuyển, công nhận.

- Đối với bình tuyển, công nhận vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống: 3.000.000đ/01 lần bình tuyển, công nhận.

c. Quản lý và sử dụng tiền phí thu được:

Đơn vị thu nộp 100% số lệ phí thu được vào ngân sách nhà nước; các khoản chi phí liên quan đến công tác thu lệ phí được ngân sách nhà nước cấp theo dự toán được duyệt hàng năm.

12. Phí sử dụng hè, lề đường, lòng đường, bến, bãi, mặt nước.

a. Đối tượng nộp: Các tổ chức, cá nhân khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng hè đường, lòng đường, lề đường, bến, bãi, mặt nước (hồ, ao, sông, kênh, rạch) vào mục đích trông giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô; kinh doanh; trung chuyển vật liệu xây dựng; làm bến đò; cắm biển quảng cáo trên hè, giải phân cách phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng hè đường, lòng đường, lề đường, bên, bãi, mặt nước.

b. Mức thu:

Nội dung thu, địa bàn thu phí

Đơn vị tính

Mức thu

I. Sử dụng tạm thời hè, lề đường, lòng đường để trông giữ xe ô tô:

(đồng/m2/ tháng)

 

1. Khu vực đô thị lõi (khu bảo tồn cấp I):

- Các tuyến phố: Nguyễn Xí, Đinh Lễ, Lý Thái Tổ, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt; hè đường các tuyến phố: Hai Bà Trưng, Hàng Đường, Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Giấy, Phủ Doãn, Quán Sứ

 

80.000

2. Các tuyến đường, phố còn lại của Quận Hoàn Kiếm (trừ khu vực ngoài đê sông Hồng).

 

60.000

3. Các tuyến đường, phố trên đường vành đai 1 và các tuyến phố phía trong đường vành đai 1 (trừ quận Hoàn Kiếm):

Khu vực từ Yên Phụ dọc theo đường đê sông Hồng xuống Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, xuống đê Nguyễn Khoái sang Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt, Đê La Thành, Nguyễn Chí Thanh, Liễu Giai, Văn Cao, Hoàng Hoa Thám lên Thanh Niên đến Yên Phụ đi qua địa bàn các quận: Ba Đình; Đống Đa; Hai Bà Trưng

 

60.000

4. Các tuyến đường, phố trên đường vành đai 2 đến vành đai 1 (bên hữu sông Hồng): khu vực từ cầu Vĩnh Tuy - Minh Khai - Đại La - Ngã Tư Vọng - đường Trường Chinh - Ngã Tư Sở - đường Láng - Cầu Giấy - Bưởi - Nhật Tân đi qua địa bàn các quận: Quận Hai Bà Trưng; Đống Đa; Ba Đình; Tây Hồ; Cầu Giấy

 

45.000

5. Các tuyến đường, phố trên đường vành đai 3 đến vành đai 2 (bên bờ hữu sông Hồng): khu vực từ đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài, đường Phạm Văn Đồng, đường Khuất Duy Tiến, đường Nghiêm Xuân Yêm, cầu cạn Pháp Vân đến đầu cầu Thanh Trì đi qua địa bàn các quận: Hai Bà Trưng; Hoàng Mai; Thanh Xuân; Cầu Giấy; Tây Hồ; Nam Từ Liêm; Bắc Từ Liêm.

 

40.000

6. Các tuyến đường, phố còn lại của các Quận và Nam Từ Liêm; Bắc Từ Liêm

 

30.000

7. Thị xã Sơn Tây và các huyện ngoại thành

 

20.000

II. Sử dụng tạm thời bến bãi (đất công) để trông giữ phương tiện giao thông.

(đồng/m2/ tháng)

Áp dụng mức thu quy định tương ứng với các tuyến đường, phố trên nhân với hệ số: k=0,6.

III. Tại các quận, huyện, thị xã (trừ các tuyến phố thuộc địa bàn Quận Hoàn Kiếm) Công ty Khai thác điểm đỗ xe được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng tạm thời hè, lề đường, bên bãi để tạm dừng, đỗ, trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô (Trường hợp xác định được doanh thu).

(đồng/m2/ tháng)

Nộp vào ngân sách nhà nước mức phí bằng 3% trên doanh thu phục vụ tạm dừng, đỗ xe và trông giữ xe

IV. Sử dụng hè, lề đường, lòng đường, bến bãi để trông giữ xe đạp, xe máy:

(đồng/m2/ tháng)

 

1. Tại quận Hoàn Kiếm:

 

 

a. Đối với 17 tuyến phố (Nguyễn Xí, Đinh Lễ, Điên Tiên Hoàng, Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, Đồng Xuân, Hàng Giấy, Lý Thái Tổ, Hàng Bài, Phố Huế, Bà Triệu, Quán Sứ, Phủ Doãn, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Hai Bà Trưng)

(đồng/m2/ tháng)

45.000

b. Các tuyến phố còn lại

 

25.000

2. Tại các quận, huyện, thị xã khác

 

 

a. Các tuyến phố chính thuộc 3 quận nội thành: Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa, các tuyến phố văn hóa ẩm thực, chợ đêm.

 

45.000

b. Các tuyến phố chính thuộc các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Tây Hồ, Long Biên, Hoàng Mai và Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm.

 

40.000

c. Các tuyến phố còn lại thuộc các địa bàn trên và các phố thuộc thị xã Sơn Tây

 

25.000

d. Các Huyện ngoại thành

 

20.000

V. Sử dụng hè, lề đường, lòng đường, bến bãi để kinh doanh

 

 

1. Các tuyến phố chính thuộc 4 quận nội thành: Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, các tuyến phố văn hóa ẩm thực, chợ đêm.

 

45.000

2. Các tuyến phố chính thuộc các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Tây Hồ, Long Biên, Hoàng Mai và Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm.

 

40.000

3. Các tuyến phố còn lại thuộc các địa bàn trên và các phố thuộc thị xã Sơn Tây

 

25.000

4. Các Huyện ngoại thành

 

20.000

VI. Sử dụng hè, lề đường để trung chuyển vật liệu xây dựng

đồng/m2/ tháng

50.000

VII. Sử dụng bến, bãi làm bến đò

Đồng/1 năm/1 đầu bến

tối đa 100 triệu

VIII. Sử dụng mặt nước hồ do Nhà nước quản lý để kinh doanh

Đồng/m2/ tháng

 

1. Thuộc các Quận

 

40.000

2. Thuộc các Huyện và thị xã Sơn Tây

 

25.000

IX. Cắm biển quảng cáo trên hè, giải phân cách

Đồng/biển/ tháng

50.000

Riêng mức thu quy định tại điểm VII (sử dụng bến, bãi làm bến đò): UBND Thành phố quyết định mức cụ thể cho từng bến trên cơ sở mức thu tối đa trên.

c. Quản lý và sử dụng tiền phí thu được:

- Sở Giao thông vận tải: Nộp ngân sách nhà nước 95% tổng số phí thu được; 5% số phí thu được để lại cho đơn vị thu phí.

- Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, các phường, thị trấn, các xã (theo phân cấp) nộp ngân sách 90% tổng số phí thu được; 10% số phí thu được để lại cho đơn vị thu phí.

- Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm: được để lại 10% tổng số phí thu được của các tổ chức, cá nhân tham gia thí điểm mô hình “khoán quản”; 90% nộp ngân sách nhà nước để sử dụng phục vụ cho công tác giữ gìn trật tự đô thị theo đề án khoán quản và chi trả tiền công cho lực lượng chuyên trách giữ gìn trật tự đô thị trên địa bàn Quận.

- Tại các địa bàn quận, huyện, thị xã (trừ quận Hoàn Kiếm): Công ty khai thác điểm đỗ xe trực tiếp nộp phí sử dụng hè, lề đường, lòng đường, bến bãi để trông giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô vào ngân sách nhà nước.

13. Phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất.

a. Đối tượng nộp: Các tổ chức, cá nhân khi thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất phải nộp phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất.

b. Mức thu:

- Mức thu phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất đối với hồ sơ hành nghề có quy mô vừa và nhỏ thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố: 700.000 đồng/hồ sơ.

- Trường hợp thẩm định gia hạn, bổ sung: bằng 50 % mức thu thẩm định lần đầu (350.000 đồng/hồ sơ).

c. Quản lý, sử dụng tiền phí thu được: Đơn vị thu phí nộp ngân sách nhà nước 10%; được để lại 90% trên tổng số phí thu được.

14. Phí thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất.

a. Đối tượng nộp: Các tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ thẩm định báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng nước dưới đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.

b. Mức thu:

TT

Chỉ tiêu

Mức thu
(đồng/01 báo cáo)

1

Báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng nước từ 1.000m3 đến dưới 3.000m3/ngày đêm

3.000.000

2

Báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng nước từ 500m3 đến dưới 1.000m3/ngày đêm

1.700.000

3

Báo cáo kết quả thăm dò có lưu lượng nước từ 200m3 đến dưới 500m3/ngày đêm

700.000

4

Báo cáo kết quả thi công giếng thăm dò có lưu lượng nước dưới 200m3/ngày đêm

200.000

c. Quản lý, sử dụng tiền phí thu được: Đơn vị thu phí nộp ngân sách nhà nước 10%; được để lại 90% trên tổng số phí thu được.

15. Phí thẩm định cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

a. Đối tượng nộp: Các doanh nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý của thành phố Hà Nội, các tổ chức kinh tế tập thể, các tổ chức kinh tế tư nhân khi nộp hồ sơ thẩm định để cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

b. Mức thu:

- Cấp mới: 3.000.000 đồng/lần.

- Riêng cấp lại giấy phép, thời hạn hiệu lực của giấy phép không dài hơn thời hạn đã cấp mới lần đầu đối với trường hợp hoạt động vật liệu nổ không thay đổi về địa điểm, quy mô, điều kiện hoạt động: bằng 50% mức thu cấp mới (1.500.000 đồng/lần).

c. Quản lý, sử dụng tiền phí thu được: Đơn vị thu phí nộp ngân sách nhà nước 25%; được để lại 75% trên tổng số phí thu được.

16. Phí đo đạc, lập bản đồ địa chính.

a. Đối tượng nộp: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất mới hoặc được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải nộp phí đo đạc, lập bản đồ địa chính ở những nơi chưa có bản đồ địa chính có tọa độ.

b. Mức thu: 500 đồng/m2.

c. Quản lý, sử dụng tiền phí thu được: Đơn vị thu phí nộp ngân sách nhà nước 90%; được để lại 10% trên tổng số phí thu được.

17. Phí thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi.

a. Đối tượng nộp: Các tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ đề nghị thẩm định đề án báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất; khai thác, sử dụng nước mặt; xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi.

b. Mức thu:

Nội dung thu

Mức thu
(đồng/đề án, báo cáo)

1. Trường hợp cấp mới

 

a. Phí thẩm định Đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất (Đối với các đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên thuộc thẩm quyền thẩm định của cơ quan trung ương.): Quy định mức thu theo lưu lượng nước của 1 đề án, báo cáo.

 

- Lưu lượng nước từ 1000 đến dưới 3000 m3/ngày đêm

2.500.000

- Lưu lượng nước từ 500 đến dưới 1000 m3/ngày đêm

1.300.000

- Lưu lượng nước từ 200 đến dưới 500 m3/ngày đêm

550.000

- Lưu lượng nước dưới 200m3/ngày đêm

200.000

b. Phí thẩm định Đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt (Đối với đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ trên 2m3/giây; hoặc để phát điện với công suất trên 2000kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng trên 50.000 m3/ngày đêm thuộc thẩm quyền thẩm định của cơ quan Trung ương)

 

- Đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 1m3 đến dưới 2m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 1000kw đến dưới 2000kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 20.000m3 đến dưới 50.000m3/ngày đêm

4.200.000

- Đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,5m3 đến dưới 1m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 200kw đến dưới 1000kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 3.000m3 đến dưới 20.000m3/ngày đêm

2.200.000

- Đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng từ 0,1m3 đến dưới 0,5m3/giây; hoặc để phát điện với công suất từ 50kw đến dưới 200kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng từ 500m3 đến dưới 3.000m3/ngày đêm

900.000

- Đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp với lưu lượng dưới 0,1m3/giây; hoặc để phát điện với công suất dưới 50kw; hoặc cho các mục đích khác với lưu lượng dưới 500m3/ngày đêm

300.000

c. Phí thẩm định đề án, báo cáo xả nước thải vào nguồn nước, công trình thủy lợi (Đối với đề án, báo cáo có lưu lượng nước xả trên 5.000m3/ngày đêm thuộc thẩm quyền thẩm định của cơ quan trung ương).

 

- Đề án báo cáo có lưu lượng nước xả từ 2.000m3 đến dưới 5.000m3/ngày đêm

4.200.000

- Đề án báo cáo có lưu lượng nước xả từ 500m3 đến dưới 2.000m3/ngày đêm

2.200.000

- Đề án báo cáo có lưu lượng nước từ 100m3 đến dưới 500m3/ngày đêm

900.000

- Đề án, báo cáo có lưu lượng nước dưới 100m3/ngày đêm

300.000

2. Trường hợp thẩm định gia hạn, bổ sung

50% mức thu tương ứng của mục 1 nêu trên

c. Quản lý, sử dụng tiền phí thu được: Đơn vị thu phí nộp ngân sách nhà nước 10%; được để lại 90% trên tổng số phí thu được.

18. Phí thư viện.

a. Đối tượng nộp; đối tượng miễn, giảm phí:

a1. Đối tượng nộp: Các cá nhân làm thẻ đọc, thẻ mượn tài liệu của Thư viện trực thuộc thành phố, các quận, huyện và thị xã.

a2. Đối tượng miễn, giảm:

- Đối tượng miễn phí: Người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật

- Đối tượng giảm 50% phí:

+ Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg ngày 14/8/2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa”. Trường hợp khó xác định là đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định số 170/2003/QĐ-TTg thì chỉ cần có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đối tượng cư trú.

+ Người khuyết tật nặng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật.

Trường hợp người vừa thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa vừa thuộc diện người khuyết tật nặng thì chỉ được giảm 50% mức phí thư viện.

b. Mức thu:

TT

Nội dung

Đơn vị tính

Thư viện Thành phố

Các thư viện quận, huyện và thị xã

1

Phí thẻ đọc, thẻ mượn tài liệu

 

 

 

 

- Người lớn

đ/thẻ/năm

20.000

10.000

 

 

đ/thẻ/quý

8.000

4.000

 

- Trẻ em từ 15 tuổi trở xuống.

đ/thẻ/năm

10.000

5.000

 

 

đ/thẻ/quý

4.000

3.000

2

Phí sử dụng phòng đọc đa phương tiện

 

 

 

 

- Người lớn

đ/thẻ/năm

40.000

20.000

 

 

đ/thẻ/quý

15.000

8.000

 

- Trẻ em từ 15 tuổi trở xuống

đ/thẻ/năm

20.000

10.000

 

 

đ/thẻ/quý

8.000

4.000

c. Quản lý, sử dụng tiền phí thu được: Đơn vị thu phí nộp ngân sách nhà nước 10%; được để lại 90% trên tổng số phí thu được.

19. Phí trông giữ xe đạp (kể cả xe đạp điện, xe máy điện), xe máy, xe ô tô.

a. Đối tượng nộp:

a1. Đối với trông giữ xe thông thường: Các tổ chức, cá nhân được cung ứng dịch vụ trông giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô.

a2. Đối với trông giữ phương tiện tham gia giao thông bị tạm giữ do vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông:

Đối tượng nộp phí là người bị tạm giữ phương tiện do vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) theo quy định.

Riêng đối với các trường hợp sau:

- Phương tiện bị tạm giữ nhưng xác định người sử dụng phương tiện giao thông không có lỗi trong việc chấp hành pháp luật về TTATGT thì không phải nộp phí trông giữ phương tiện. Nếu người sử dụng phương tiện đã nộp phí thì đơn vị thu phải hoàn trả lại tiền phí đã thu. Trường hợp đơn vị thu là đơn vị chuyên doanh trông giữ phương tiện thì đơn vị ra quyết định tạm giữ phải chi trả cho đơn vị chuyên doanh trông giữ phương tiện, khoản phí này từ khoản tiền xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ mà đơn vị được sử dụng.

- Phương tiện bị tạm giữ có quyết định tịch thu thì phí trông giữ được sử dụng từ tiền bán đấu giá phương tiện vi phạm.

- Trường hợp phương tiện bị tạm giữ được chuyển sang cơ quan điều tra thì không phải nộp phí trông giữ.

b. Mức thu: Tất cả các mức thu đã bao gồm thuế GTGT trong trường hợp là phí ngoài ngân sách.

b1. Mức thu phí trông giữ xe đạp (kể cả xe đạp điện, xe máy điện), xe máy:

- Các mức thu quy định dưới đây là mức thu đã bao gồm gửi mũ bảo hiểm (nếu có)

- Một lượt xe: là một lần xe vào, xe ra điểm trông giữ xe.

- Thời gian ban ngày: từ 6 giờ đến 18 giờ, thời gian ban đêm: từ 18 giờ đến 6 giờ ngày hôm sau.

b.1.1. Mức thu phí bên ngoài các tòa nhà chung cư, trung tâm thương mại:

- Tại địa bàn các quận; tại các điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa (không phân biệt theo địa bàn):

Nội dung thu

Đơn vị tính

Mức thu

1. Phí trông giữ xe đạp (kể cả xe đạp điện, xe máy điện)

 

 

- Ban ngày

đồng/xe/lượt

2.000

- Ban đêm

đồng/xe/lượt

3.000

- Cả ngày và đêm

đồng/xe/lượt

4.000

- Theo tháng

đồng/xe/tháng

40.000

2. Phí trông giữ xe máy

 

 

- Ban ngày

đồng/xe/lượt

3.000

- Ban đêm

đồng/xe/lượt

5.000

- Cả ngày và đêm

đồng/xe/lượt

7.000

- Theo tháng

đồng/xe/tháng

70.000

- Tại các chợ, trường học, bệnh viện (không phân biệt theo địa bàn); tại địa bàn các huyện ngoại thành (trừ trường hợp trông giữ xe tại các điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa) và thị xã Sơn Tây

Nội dung thu

Đơn vị tính

Mức thu

1. Phí trông giữ xe đạp (kể cả xe đạp điện, xe máy điện)

 

 

- Ban ngày

đồng/xe/lượt

1.000

- Ban đêm

đồng/xe/lượt

2.000

- Cả ngày và đêm

đồng/xe/lượt

3.000

- Theo tháng

đồng/xe/tháng

30.000

2. Phí trông giữ xe máy

 

 

- Ban ngày

đồng/xe/lượt

2.000

- Ban đêm

đồng/xe/lượt

3.000

- Cả ngày và đêm

đồng/xe/lượt

4.000

- Theo tháng

đồng/xe/tháng

50.000

b.1.2. Mức thu phí bên trong các tòa nhà chung cư, trung tâm thương mại,

- Trong các nhà chung cư, trung tâm thương mại được đầu tư tầng trông giữ xe hiện đại (Trang bị hệ thống giám sát: camera theo dõi, kiểm tra phương tiện, người gửi; ra vào quẹt thẻ theo dõi giờ vào, giờ ra và tính tiền, in hóa đơn tự động):

Nội dung thu phí

Đơn vị tính

Mức thu

1. Phí trông giữ xe đạp (kể cả xe đạp điện, xe máy điện)

 

 

- Ban ngày

đồng/xe/lượt

2.000

- Ban đêm

đồng/xe/lượt

3.000

- Cả ngày và đêm

đồng/xe/lượt

4.000

- Theo tháng

đồng/xe/tháng

40.000

2. Phí trông giữ xe máy

 

 

- Ban ngày

đồng/xe/lượt

5.000

- Ban đêm

đồng/xe/lượt

6.000

- Cả ngày và đêm

đồng/xe/lượt

10.000

- Theo tháng

đồng/xe/tháng

100.000

 

- Trong các nhà chung cư, trung tâm thương mại khác:

Nội dung thu phí

Đơn vị tính

Mức thu

1. Phí trông giữ xe đạp (kể cả xe đạp điện, xe máy điện)

 

 

- Ban ngày

đồng/xe/lượt

1.000

- Ban đêm

đồng/xe/lượt

2.000

- Cả ngày và đêm

đồng/xe/lượt

3.000

- Theo tháng

đồng/xe/tháng

30.000

2. Phí trông giữ xe máy

 

 

- Ban ngày

đồng/xe/lượt

2.000

- Ban đêm

đồng/xe/lượt

3.000

- Cả ngày và đêm

đồng/xe/lượt

5.000

- Theo tháng

đồng/xe/tháng

60.000

b.2. Phí trông giữ xe ôtô

b.2.1. Mức thu phí bên ngoài các tòa nhà chung cư, trung tâm thương mại, giàn trông giữ xe cao tầng:

* Phí trông giữ xe ô tô theo từng lượt

- Quy định về lượt xe:

+ 1 lượt tối đa không quá 120 phút, quá thời gian 120 phút thu thêm các lượt tiếp theo.

+ Trường hợp gửi xe qua đêm (Từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau) tính bằng 3 lượt. Trường hợp gửi xe cả ngày (từ sau 6 giờ đến trước 18 h) tính bằng 3 lượt.

Đơn vị tính: đồng/xe/lượt

Nội dung thu phí

Tại các tuyến phố cần hạn chế dừng, đỗ xe ở địa bàn bốn quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa

Tại địa bàn bốn quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa. (Trừ các tuyến phố cần hạn chế dừng, đỗ xe)

Tại các quận (Trừ 4 quận trên)

Tại thị xã Sơn Tây và các huyện

- Xe đến 9 ghế ngồi và xe tải từ 2 tấn trở xuống

40.000

30.000

25.000

20.000

- Xe từ 10 ghế ngồi trở lên và xe tải trên 2 tấn trở lên

50.000

40.000

30.000

25.000

* Phí trông giữ xe ôtô hợp đồng theo tháng:

- Mức thu đối với loại xe tính theo ghế ngồi (xe con, xe du lịch, xe khách).

+ Đối với xe gửi tại nơi không có mái che:

Tại các tuyến phố cần hạn chế dừng, đỗ xe ở địa bàn bốn quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa.

Phương thức nhận trông giữ

Mức thu (đồng/tháng)

Xe đến 9 chỗ ngồi

Xe từ 10 ghế ngồi trở lên

-Ban ngày

2.500.000

3.000.000

-Ban đêm

2.000.000

2.500.000

-Ngày, đêm

3.500.000

4.500.000

Tại 4 Quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa (Trừ tuyến phố cần hạn chế dừng, đỗ xe):

Phương thức nhận trông giữ

Mức thu (đồng/tháng)

Đến 9 ghế ngồi

Từ 10 ghế đến 24 ghế ngồi

Từ 25 ghế đến 40 ghế ngồi

Trên 40 ghế ngồi

- Ban ngày

1.000.000

1.100.000

1.200.000

1.300.000

- Ban đêm

700.000

800.000

900.000

1.000.000

- Ngày, đêm

1.500.000

1.600.000

1.700.000

1.800.000

Tại các quận còn lại:

Phương thức nhận trông giữ

Mức thu (đồng/tháng)

Đến 9 ghế ngồi

Từ 10 ghế đến 24 ghế ngồi

Từ 25 ghế đến 40 ghế ngồi

Trên 40 ghế ngồi

- Ban ngày

700.000

800.000

900.000

1.000.000

- Ban đêm

500.000

600.000

700.000

800.000

- Ngày, đêm

900.000

1.000.000

1.100.000

1.200.000

Tại thị xã Sơn Tây và các huyện:

Phương thức nhận trông giữ

Mức thu (đồng/tháng)

Đến 9 ghế ngồi

Từ 10 ghế đến 24 ghế ngồi

Từ 25 ghế đến 40 ghế ngồi

Trên 40 ghế ngồi

- Ban ngày

300.000

400.000

500.000

600.000

- Ban đêm

400.000

500.000

600.000

700.000

- Ngày, đêm

500.000

600.000

700.000

800.000

+ Đối với xe gửi tại nơi có mái che

Tại 4 Quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa:

Phương thức nhận trông giữ

Mức thu (đồng/tháng)

Đến 9 ghế ngồi

Từ 10 ghế đến 24 ghế ngồi

Từ 25 ghế đến 40 ghế ngồi

Trên 40 ghế ngồi

- Ban ngày

1.100.000

1.200.000

1.300.000

1.400.000

- Ban đêm

900.000

1.000.000

1.100.000

1.200.000

- Ngày, đêm

1.600.000

1.700.000

1.800.000

1.900.000

Tại các quận còn lại:

Phương thức nhận trông giữ

Mức thu (đồng/tháng)

Mức thu (đông/thảng)

Đến 9 ghế ngồi

Từ 10 ghế đến 24 ghế ngồi

Từ 25 ghế đến 40 ghế ngồi

Trên 40 ghế ngồi

- Ban ngày

900.000

1.000.000

1.100.000

1.200.000

- Ban đêm

800.000

900.000

1.000.000

1.100.000

- Ngày, đêm

1.100.000

1.200.000

1.300.000

1.400.000

Tại thị xã Sơn Tây và các huyện:

Phương thức nhận trông giữ

Mức thu (đồng/tháng)

Đến 9 ghế ngồi

Từ 10 ghế đến 24 ghế ngồi

Từ 25 ghế đến 40 ghế ngồi

Trên 40 ghế ngồi

- Ban ngày

500.000

600.000

700.000

800.000

- Ban đêm

600.000

700.000

800.000

900.000

- Ngày, đêm

800.000

900.000

1.000.000

1.100.000

- Mức thu đối với loại xe tính theo tải trọng (xe tải)

+ Tại Khu vực các Quận

Phương thức nhận trông giữ ôtô

Mức thu (đồng/tháng)

Đến 2 tấn

Trên 2 tấn đến 7 tấn

Trên 7 tấn

- Ban ngày

400.000

500.000

700.000

- Ban đêm

500.000

600.000

800.000

- Ngày, đêm

600.000

700.000

900.000

+ Tại thị xã Sơn Tây và các Huyện:

Phương thức nhận trông giữ ôtô

Mức thu (đồng/tháng)

- Ban ngày

300.000

400.000

550.000

- Ban đêm

400.000

500.000

650.000

- Ngày, đêm

500.000

600.000

750.000

b.2.2. Mức thu phí bên trong các tòa nhà chung cư, trung tâm thương mại, giàn trông giữ xe cao tầng:

* Mức thu theo lượt đối với xe ô tô đến 9 chỗ ngồi như sau:

Quy định về lượt xe: 01 lượt tối đa không quá 120 phút, quá thời gian 120 phút thu thêm các lượt tiếp theo. Trường hợp gửi xe qua đêm (Từ 18 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau) tính bằng 03 lượt.

Địa bàn thu phí

Đơn vị tính

Mức thu

Tại quận Hoàn Kiếm; Ba Đình; Hai Bà Trưng; Đống Đa

Đồng/xe/lượt

40.000

Các quận khác

Đồng/xe/lượt

30.000

Các huyện và thị xã Sơn Tây.

Đồng/xe/lượt

25.000

* Khung mức thu hợp đồng theo tháng đối với xe ô tô đến 9 chỗ ngồi:

ĐVT: Đồng/xe/Tháng

Địa điểm thu

 

Trông giữ ban ngày mức tối đa

Trông giữ ban đêm mức tối đa

Trông giữ ngày đêm mức tối đa

- Trong các nhà chung cư, trung tâm thương mại, giàn trông giữ xe cao tầng được đầu tư tầng trông giữ xe hiện đại (Trang bị hệ thống điều hòa; hệ thống giám sát, trông giữ xe thông minh: camera theo dõi, kiểm tra phương tiện, người gửi; quản lý điểm đỗ; ra vào quẹt thẻ theo dõi giờ vào, giờ ra và tính tiền, in hóa đơn tự động; bảo hiểm xe gửi);

1.500.000

1.600.000

3.000.000

- Trong các nhà chung cư, trung tâm thương mại, giàn trông giữ xe cao tầng khác

800.000

1.200.000

1.800.000

Đối với mức thu theo tháng: Mức thu phí cụ thể của từng tòa nhà không được cao hơn mức thu tối đa tại biểu quy định. Giao UBND Thành phố quyết định mức thu cụ thể để thực hiện.

b.3. Phương tiện tham gia giao thông bị tạm giữ do vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ:

b.3.1. Trường hợp đối tượng nộp phí là người bị tạm giữ phương tiện do vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT):

Nội dung thu

Đơn vị tính

Mức thu

- Xe máy, xe lam

Đồng/xe/ngày đêm

8.000

- Xe đạp, xe đạp điện, xe máy điện, xe xích lô

Đồng/xe/ngày đêm

5.000

- Xe đến 9 ghế ngồi và xe tải từ 2 tấn trở xuống

Đồng/xe/ngày đêm

70.000

- Xe từ 10 ghế ngồi trở lên và xe tải trên 2 tấn trở lên

Đồng/xe/ngày đêm

90.000

b.3.2. Trường hợp phương tiện bị tạm giữ có quyết định tịch thu thì phí trông giữ như sau: Căn cứ loại xe; số ghế xe ô tô chở người; trọng tải xe, địa điểm trông giữ xe, thời gian trông giữ xe: Áp dụng mức thu phí trông giữ xe hợp đồng theo tháng tại biểu dưới đây nhưng mức thu tối đa bằng số tiền thu bán phương tiện tịch thu sau khi trừ các chi phí hợp lý, hợp lệ cho việc bán phương tiện theo quy định.

*Đối với xe đạp, xe máy điện, xe đạp điện, xe xích lô:

Địa điểm trông giữ

Đơn vị tính

Mức thu

1. Tại các Quận

đồng/xe/tháng

40.000

2. Tại các huyện; thị xã Sơn Tây

đồng/xe/tháng

30.000

*Đối với xe máy, xe lam

Địa điểm trông giữ

Đơn vị tính

Mức thu

1. Tại các Quận

đồng/xe/tháng

70.000

2. Tại các huyện; thị xã Sơn Tây

đồng/xe/tháng

50.000

* Phí trông giữ xe ôtô :

- Mức thu đối với loại xe tính theo ghế ngồi (xe con, xe du lịch, xe khách).

Địa điểm trông giữ

Mức thu (đồng/tháng)

Mức thu (đống/tháng)

Đến 9 ghề ngồi

Từ 10 ghế đến 24 ghế ngồi

Từ 25 ghế đến 40 ghế ngồi

Trên 40 ghế ngồi

- Tại 4 Quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa

1.500.000

1.600.000

1.700.000

1.800.000

- Tai các Quận còn lại

900.000

1.000.000

1.100.000

1.200.000

- Tại Thị xã Sơn Tây và các Huyện

500.000

600.000

700.000

800.000

- Mức thu đối với loại xe tính theo tải trọng (xe tải)

Địa điểm trông giữ

Mức thu (đồng/tháng)

Đến 2 tấn

Trên 2 tấn đến 7 tấn

Trên 7 tấn

- Tại các Quận

600.000

700.000

900.000

- Tại Thị xã Sơn Tây và các Huyện

500.000

600.000

750.000

c. Quản lý, sử dụng tiền phí thu được:

- Đối với các đơn vị được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp, các hộ kinh doanh: Số phí trông giữ ô tô, xe máy, xe đạp do các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thu theo nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao được tính là doanh thu của doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có trách nhiệm quản lý, sử dụng số phí trông giữ ô tô, xe máy, xe đạp theo chế độ quy định về phí, lệ phí và thực hiện nghĩa vụ về thuế với nhà nước theo các quy định hiện hành.

- Đối với các đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ tài chính: số phí trông giữ xe ô tô, xe máy, xe đạp thu theo nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, sau khi được sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ chi theo quy định của Nhà nước; phần còn lại phải nộp ngân sách nhà nước và được hạch toán vào Mục lục ngân sách nhà nước theo loại, khoản, mục, tiểu mục tương ứng theo quy định.

- Đối với các địa phương không tổ chức bộ máy quản lý riêng: số phí trông giữ xe ô tô, xe máy, xe đạp thu được sau khi trừ phần chi phí tổ chức thu, phần còn lại nộp ngân sách nhà nước và được hạch toán vào Mục lục ngân sách nhà nước theo loại, khoản, mục, tiểu mục tương ứng theo quy định.

20. Phí chợ.

a. Đối tượng nộp: Các tổ chức, cá nhân sử dụng diện tích để bán hàng, làm dịch vụ (gọi chung là kinh doanh) hoặc chở hàng hóa ra, vào chợ để kinh doanh bằng ô tô.

b. Mức thu (đã bao gồm cả thuế GTGT đối với loại phí ngoài ngân sách):

Nội dung thu

Mức thu

I/Phí sử dụng diện tích chỗ ngồi KD (theo tháng): đ/m2/tháng

 

1/ Chợ loại 1

200.000

2/ Chợ loại 2

150.000

3/ Chợ loại 3

100.000

4/ Chợ nông thôn, chợ ngoài trung tâm thuộc các huyện

15.000

II/ Phí sử dụng diện tích đối với xe ô tô vào chợ kinh doanh (theo ngày): đồng/lượt/xe

 

- Xe có trọng tải dưới 0,5 tấn

5.000

- Xe có trọng tải từ 0,5 tấn đến 1 tấn

10.000

- Xe có trọng tải trên 1 tấn đến 2 tấn

20.000

- Xe có trọng tải trên 2 tấn đến 5 tấn

40.000

- Xe có trọng tải trên 5 tấn đến 7 tấn

60.000

- Xe có trọng tải trên 7 tấn đến 10 tấn

80.000

- Xe có trọng tải trên 10 tấn

100.000

III/ Phí vào chợ kinh doanh (theo ngày): đồng/lượt

5.000

* Đối với chợ do ngân sách đầu tư: Mức thu phí quy định tại mục I và mục III cụ thể của từng chợ không được cao hơn mức thu tối đa tại biểu quy định. Giao UBND Thành phố quyết định cụ thể mức thu, tỷ lệ để lại cơ quan thu để thực hiện.

* Đối với chợ được đầu tư bằng nguồn vốn ngoài ngân sách: có thể áp dụng mức thu cao hơn, nhưng không quá hai lần mức quy định trên.

c. Quản lý, sử dụng tiền phí thu được:

- Đối với các chợ do Ban quản lý chợ trực tiếp thu; UBND xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) thu: Giao UBND Thành phố quy định tạm thời và báo cáo HĐND Thành phố tại kỳ họp gần nhất.

- Đối với các chợ do các doanh nghiệp, tổ chức đầu tư: tiền phí chợ thu được là doanh thu của doanh nghiệp, tổ chức: đơn vị có nghĩa vụ kê khai nộp thuế theo quy định của pháp luật.

21. Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất.

a. Đối tượng nộp; đối tượng không phải nộp phí:

a1. Đối tượng nộp phí: Các đối tượng đăng ký, nộp hồ sơ cấp quyền sử dụng đất có nhu cầu hoặc cần phải thẩm định theo quy định. Phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất chỉ áp dụng đối với trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành thẩm định để giao đất, cho thuê đất và đối với trường hợp chuyển quyền sở hữu nhà gắn liền với quyền sử dụng đất.

a2. Đối tượng không phải nộp phí: Các trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu (công nhận quyền sử dụng đất).

b. Mức thu:

Nội dung thu

Mức thu

1. Hồ sơ giao đất, cho thuê đất

1.000 đồng/m2;
tối đa 7.500.000 đồng/hồ sơ

2. Hồ sơ chuyển quyền sở hữu nhà gắn liền với quyền sử dụng đất

0,15% giá trị chuyển nhượng,
tối đa 5.000.000 đồng/hồ sơ

(Giá trị chuyển nhượng được căn cứ trên giá trị hợp đồng chuyển nhượng giữa hai bên, trong trường hợp giá trị hợp đồng chuyển nhượng thấp hơn khung giá đất do UBND Thành phố ban hành hàng năm thì giá trị chuyển nhượng phải được lấy theo khung giá đất do UBND Thành phố ban hành).

c. Quản lý, sử dụng tiền phí thu được: Đơn vị thu phí nộp Ngân sách Nhà nước 80%; được để lại 20% trên tổng số phí thu được.

22. Phí khai thác, sử dụng tài liệu đất đai.

a. Đối tượng nộp; đối tượng không phải nộp phí:

a1. Đối tượng nộp phí: Các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu khai thác và sử dụng tài liệu về đất đai của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý hồ sơ, tài liệu về đất đai.

a2. Đối tượng không phải nộp phí: Các cơ quan quản lý nhà nước.

b. Mức thu:

Nội dung (không bao gồm phí in ấn, sao chụp hồ sơ tài liệu)

Mức thu
(Đồng/hồ sơ/lần)

- Đối với tổ chức

300.000

- Đối với hộ gia đình, cá nhân

150.000

c. Quản lý, sử dụng tiền phí thu được: Đơn vị thu phí nộp ngân sách nhà nước 80%; được để lại 20% trên tổng số phí thu được.

23. Phí vệ sinh đối với chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

a. Đối tượng nộp: Các hộ gia đình, cá nhân được cung ứng dịch vụ vệ sinh đối với chất thải rắn sinh hoạt phải thực hiện nộp tiền phí vệ sinh hàng tháng.

b. Mức thu (đã bao gồm thuế GTGT):

-  Cá nhân cư trú ở các phường:            6.000đ/người/tháng.

-  Cá nhân cư trú ở các xã, thị trấn:        3.000đ/người/tháng.

c. Quản lý, sử dụng tiền phí thu được:

Toàn bộ số thu phí vệ sinh thu được là doanh thu của tổ chức cung ứng dịch vụ vệ sinh. Đơn vị thu phí vệ sinh phải kê khai, nộp thuế theo quy định của Luật thuế đối với số phí thu được theo đúng quy định.

24. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt.

a. Mức thu:

* Đối với đối tượng nộp phí sử dụng nước của đơn vị cung cấp nước sạch:

- Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt được tính bằng 10% trên giá bán nước sạch (chưa bao gồm thuế GTGT)

* Đối với đối tượng nộp phí sử dụng nước tự khai thác:

Mức thu phí bảo vệ môi trường đối với người nộp phí tự khai thác cụ thể cho từng đối tượng như sau:

TT

Đối tượng nộp phí

Đơn vị tính

Mức thu phí

Đến 30/9/2015

Từ 01/10/2015

1

Đối tượng là cơ quan nhà nước; đơn vị vũ trang nhân dân, trụ sở điều hành, chi nhánh, văn phòng không gắn liền với địa điểm sản xuất, chế biến và các tổ chức, cá nhân không sản xuất, chế biến

Đồng/ người/ tháng

500

600

2

Đối tượng là bệnh viện, phòng khám chữa bệnh; cơ sở đào tạo, nghiên cứu;

Đồng/m3

900

1.000

3

Đối tượng là cơ sở rửa ô tô, xe máy, sửa chữa ô tô, xe máy

Đồng/m3

1.000

1.500

4

Đối tượng là khách sạn, nhà hàng và cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác

Đồng/m3

2.000

2.500

b. Quản lý, sử dụng tiền phí thu được:

Đơn vị cung cấp nước sạch: Nộp NSNN 92% trên tổng số phí thu được, để lại 8% phục vụ công tác thu phí.

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn: nộp NSNN 85% trên tổng số phí thu được, để lại 15% phục vụ công tác thu phí.

c. Các nội dung khác: Thực hiện hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.

D. CÁC LOẠI PHÍ, LỆ PHÍ BÃI BỎ.

1. Lệ phí cấp chứng minh nhân dân.

2. Phí qua cầu.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 05/2014/NQ-HĐND

Loại văn bản Nghị quyết
Số hiệu 05/2014/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 09/07/2014
Ngày hiệu lực 01/08/2014
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Bộ máy hành chính, Thuế - Phí - Lệ Phí
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực 01/01/2017
Cập nhật 7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 05/2014/NQ-HĐND

Lược đồ Nghị quyết 05/2014/NQ-HĐND bãi bỏ phí lệ phí Hội đồng nhân dân Hà Nội


Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản được dẫn chiếu

Văn bản hướng dẫn

Văn bản được hợp nhất

Văn bản gốc Nghị quyết 05/2014/NQ-HĐND bãi bỏ phí lệ phí Hội đồng nhân dân Hà Nội

Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 05/2014/NQ-HĐND bãi bỏ phí lệ phí Hội đồng nhân dân Hà Nội