Nghị quyết 14/2006/NQ-HĐND

Nghị quyết 14/2006/NQ-HĐND về xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, đơn vị văn hóa giai đoạn 2006-2010 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

Nghị quyết 14/2006/NQ-HĐND xây dựng gia đình văn hóa làng văn hóa Vĩnh Phúc đã được thay thế bởi Quyết định 241/QĐ-UBND 2015 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực Vĩnh Phúc và được áp dụng kể từ ngày 28/01/2015.

Nội dung toàn văn Nghị quyết 14/2006/NQ-HĐND xây dựng gia đình văn hóa làng văn hóa Vĩnh Phúc


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/2006/NQ-HĐND

Vĩnh Yên, ngày 17 tháng 7 năm 2006

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HOÁ, LÀNG VĂN HOÁ, ĐƠN VỊ VĂN HOÁ TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
KHOÁ XIV KỲ HỌP THỨ 7

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26-11-2003.

Căn cứ Quyết định 271/2005/QĐ-TTg ngày 31-10-2005 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch phát triển hệ thống thiết chế văn hoá thông tin cơ sở đến năm 2010;

Căn cứ Quyết định số 62/2006/QĐ-BVHTT ngày 23-6-2006 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin về ban hành quy chế công nhận danh hiệu gia đình văn hoá, làng văn hoá, tổ dân phố văn hoá;

Trên cơ sở xem xét tờ trình số 86/TTr-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2006 của UBND tỉnh về xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, đơn vị văn hoá tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2010; báo cáo thẩm tra của Ban văn hoá xã hội HĐND tỉnh và thảo luận của các đại biểu,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua chương trình xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, đơn vị văn hoá tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2006 - 2010. Với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu tổng quát.

Nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, đơn vị văn hoá, làm cho phong trào ngày càng sâu rộng, đồng đều, thực chất và bền vững. Được các cấp, ngành quan tâm, được đông đảo cán bộ và các tầng lớp nhân dân hưởng ứng; xây dựng được các thiết chế văn hoá cơ bản, hình thành được nếp sống văn hoá lành mạnh, phong phú, đa dạng trong các địa phương, cộng đồng dân cư. Phát huy giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc đi đôi với tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Về xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, đơn vị văn hoá:

- 85% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá.

- 80% làng, tổ dân phố, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hoá.

- 100% làng, tổ dân phố phố xây dựng và thực hiện Hương ước- Quy ước.

b) Xây dựng thiết chế văn hoá - thông tin:

- 100% làng (thôn, tổ dân phố), xã (phường, thị trấn), huyện (thị) quy hoạch và dành đủ quỹ đất để xây dựng các thiết chế văn hoá thể thao theo Nghị quyết số 07/2005/NQ-HĐND ngày 22-7-2005 của HĐND tỉnh.

- 100% làng (thôn, tổ dân phố), 80% xã (phường, thị trấn) có nhà văn hoá, sân hoạt động thể dục thể thao và khu vui chơi giải trí cho trẻ em.

- 100% huyện, thị có trung tâm văn hoá thể thao theo hướng là một thiết chế đa năng, tổng hợp: Hội trường đa năng, khu vui chơi giải trí, rèn luyện thể chất...

- Tu bổ, tôn tạo xong một số khu di tích lịch sử văn hoá tỉnh, xây dựng nhà hát, quảng trường, rạp chiếu bóng, cung văn hoá thiếu nhi, văn miếu tỉnh, Trung tâm sách tự chọn, khu liên hợp thể thao.

3. Giải pháp chủ yếu:

a) Công tác chỉ đạo, tuyên truyền: Hàng năm cấp uỷ, chính quyền các cấp phải đưa các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, đơn vị văn hoá, xây dựng các thiết chế văn hoá vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để chỉ đạo tổ chức thực hiện. Củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp. Ban quản lý làng, tổ dân phố xây dựng và thực hiện tốt hương ước, quy ước. Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, vận động các cấp, các ngành và nhân dân tích cực tham gia phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá. Tổ chức tốt việc bình xét xếp loại, công nhận và biểu dương khen thưởng các gia đình, làng, đơn vị văn hoá tiêu biểu.

b) Xây dựng 20 làng văn hoá trọng điểm theo các đặc thù sau:

- Những làng có các di tích lịch sử văn hoá - danh thắng trọng điểm của tỉnh.

- Những làng có các giá trị văn hoá phi vật thể tiêu biểu (ẩm thực, lễ hội...) nằm trong các tua, tuyến du lịch (thiên nhiên, sinh thái, văn hoá tâm linh) theo quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh.

- Những làng có hàm lượng văn hoá, văn hiến cao, (làng cổ, làng tiến sỹ);

- Những làng có tiềm năng phát triển du lịch: Làng nghề, làng đồng bào dân tộc thiểu số (Sán Dìu, Dao, Cao Lan),

- Những làng vệ tinh của khu kinh tế mở, khu đô thị (công nghiệp, dịch vụ, du lịch).

c) Đầu tư kinh phí thực hiện các mục tiêu văn hoá:

- Hàng năm tỉnh bố trí vốn để xây dựng các làng văn hoá trọng điểm của tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 (theo từng đề án được cấp thẩm quyền phê duyệt) từ các nguồn: Ngân sách tỉnh, vốn lồng ghép từ các chương trình, vốn từ các chương trình mục tiêu, vốn đóng góp của nhân dân và các nguồn vốn khác. Cơ cấu huy động các nguồn vốn theo tỷ lệ: Tỉnh 40%, huyện 20%, xã 10%, nhân dân đóng góp và các nguồn xã hội khác là 30%.

- Tiếp tục hỗ trợ kinh phí để mua sắm trang thiết bị cho nhà văn hoá xã, nhà văn hoá thôn đã xây dựng, chưa được hỗ trợ theo mức: Nhà văn hoá xã 15 triệu đồng/1 nhà, nhà văn hoá thôn 7 triệu đồng/1 nhà.

- Bố trí kinh phí hàng năm để nhân dân được hưởng thụ văn hoá, đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, công nhận và biểu dương các gia đình văn hoá, làng văn hoá, đơn vị văn hoá từng năm.

- Tăng cường vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá.

đ) Tăng cường công tác cán bộ: Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý văn hoá thông tin từ tỉnh đến cơ sở với mục tiêu:

- 90% cán bộ văn hoá thông tin cấp tỉnh đạt trình độ đại học.

- 70% cán bộ văn hoá thông tin cấp huyện, thị đạt trình độ đại học.

- 70% cán bộ văn hoá thông tin cấp xã, phường, thị trấn đạt trình độ trung cấp.

- 100% cộng tác viên làng (thôn, tổ dân phố) được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ văn hoá thể thao.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

- HĐND tỉnh giao UBND tỉnh tổ chức, triển khai thực hiện Nghị quyết, hàng năm báo cáo kết quả với HĐND tỉnh .

- Thường trực HĐND, các Ban và đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm giám sát việc thực hiện nghị quyết.

Nghị quyết này đã được HĐND tỉnh khoá XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 7 năm 2006.

 

 

CHỦ TỊCH




Trịnh Đình Dũng

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 14/2006/NQ-HĐND

Loại văn bảnNghị quyết
Số hiệu14/2006/NQ-HĐND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành17/07/2006
Ngày hiệu lực24/07/2006
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Xây dựng - Đô thị
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 28/01/2015
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 14/2006/NQ-HĐND

Lược đồ Nghị quyết 14/2006/NQ-HĐND xây dựng gia đình văn hóa làng văn hóa Vĩnh Phúc


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản bị đính chính

        Văn bản được hướng dẫn

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Nghị quyết 14/2006/NQ-HĐND xây dựng gia đình văn hóa làng văn hóa Vĩnh Phúc
              Loại văn bảnNghị quyết
              Số hiệu14/2006/NQ-HĐND
              Cơ quan ban hànhTỉnh Vĩnh Phúc
              Người kýTrịnh Đình Dũng
              Ngày ban hành17/07/2006
              Ngày hiệu lực24/07/2006
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Xây dựng - Đô thị
              Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 28/01/2015
              Cập nhật7 năm trước

              Văn bản được dẫn chiếu

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản gốc Nghị quyết 14/2006/NQ-HĐND xây dựng gia đình văn hóa làng văn hóa Vĩnh Phúc

                    Lịch sử hiệu lực Nghị quyết 14/2006/NQ-HĐND xây dựng gia đình văn hóa làng văn hóa Vĩnh Phúc