Quyết định 147/2006/QĐ-UBND

Quyết định 147/2006/QĐ-UBND phê duyệt đề án xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại 12 xã, phường do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Quyết định 147/2006/QĐ-UBND đề án xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại 12 xã, phường đã được thay thế bởi Quyết định 1918/QĐ-UBND 2015 bãi bỏ văn bản Thành phố Hồ Chí Minh và được áp dụng kể từ ngày 23/04/2015.

Nội dung toàn văn Quyết định 147/2006/QĐ-UBND đề án xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại 12 xã, phường


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 147/2006/QĐ-UBND

TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 10 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TẠI 12 XÃ, PHƯỜNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 97/2006/QĐ-UBND ngày 10 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Chương trình Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2006 – 2010;
Căn cứ Quyết định số 105/2006/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành quy định về khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2010;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 1330/SNN-KHTC ngày 02 tháng 10 năm 2006, về việc phê duyệt đề án xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại 12 xã, phường
.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay phê duyệt Đề án xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại 12 xã, phường gồm: (huyện Củ chi: xã Trung An, xã Nhuận Đức, xã Trung Lập Hạ, xã Tân Thạnh Đông và xã Bình Mỹ; huyện Hóc Môn: xã Xuân Thới Sơn và xã Nhị Bình; huyện Bình Chánh: xã Tân Nhật và xã Tân Kiên; huyện Nhà Bè: xã Nhơn Đức; huyện Cần Giờ: xã Lý Nhơn; quận 9: phường Long Phước).

Điều 2.

2.1- Giao Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Sở ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, quận: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ, quận 9 và Ủy ban nhân dân 12 xã, phường tổ chức triển khai thực hiện, định kỳ tổng hợp báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện và đề xuất Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện;

2.2- Giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân 6 quận, huyện và Ủy ban nhân dân 12 xã, phường có trách nhiệm tổ chức thực hiện đúng tiến độ và có hiệu quả đề án này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo Nông nghiệp – Nông thôn thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thủ trưởng các Sở ngành có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận huyện và 12 xã, phường có tên tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận :
- Như điều 4;
-
Thường trực Thành ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân TP;
- TTUB, CT, PCT/TT, ĐT;
- VPHĐ-UB: PVP/KT, ĐT;

-
Tổ CNN, ĐT, DA;
- Lưu: VT, (CNN/Đ)  

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH



Nguyễn Hữu Tín

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

 

ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TẠI 12 XÃ, PHƯỜNG GIAI ĐOẠN 2006-2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 147/2006/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố)

I. ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG ĐỀ ÁN :

1. Tên đề án: “Xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại 12 xã, phường ngoại thành”.

2. Địa điểm xây dựng đề án: tại 12 xã, phường cụ thể:

- Huyện Củ Chi: xã Trung An, Nhuận Đức, Trung Lập Hạ, Tân Thạnh Đông và Bình Mỹ.

- Huyện Hóc Môn: xã Xuân Thới Sơn và Nhị Bình.

- Huyện Bình Chánh: xã Tân Nhật và Tân Kiên.

- Huyện Nhà Bè: xã Nhơn Đức.

- Huyện cần Giờ: xã Lý Nhơn.

- Quận 9: phường Long Phước.

II. MỤC TIÊU – NHIỆM VỤ:

1. Mục tiêu đến 2010:

- Chuyển diện tích trồng lúa và cây trồng không hiệu quả sang cây trồng, vật nuôi có giá trị và hiệu quả kinh tế cao hơn, phát triển bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Tốc độ chuyển đổi cây trồng và phát triển giá trị sản xuất nông nghiệp các xã mô hình bình quân chung trên 10 %/ năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp/ha năm 2010, bình quân trên 100 triệu đồng/ha.

2. Nhiệm vụ:

- Khảo sát, xác định đối tượng, quy mô, kế hoạch và giải pháp chuyển đổi cụ thể đối với các loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn từng xã.

- Tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ nông nghiệp thông qua các hoạt động chuyên ngành khuyến nông, bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thủy sản, thuỷ lợi,…

- Từng bước củng cố và xây dựng chuỗi các ngành hàng, mở rộng chương trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), liên kết giữa người sản xuất với các kênh tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo sản phẩm được tiêu thụ kịp thời cũng như đảm bảo quyền lợi của người nông dân và doanh nghiệp.

- Tổ chức thực hiện tốt các chủ trương chính sách của thành phố về chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006 – 2010 trên địa bàn 12 xã, phường, nhân rộng mô hình và hỗ trợ các xã lận cận cùng phát triển thành những vùng sản xuất tập trung.

III. KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI CỦA 12 XÃ, PHƯỜNG ĐIỂM ĐẾN NĂM 2010

1. Kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010:

STT

TÊN XÃ - HUYỆN

DT đất canh tác (ha)

Ước Giá trị SXNN (CĐ 94-tỷ đồng)

Tốc độ tăng trưởng (%)

2005

2010

Tổng số

Đất lúa

Tổng số

Đất lúa

2005

2010

1

Huyện Củ Chi

1468

 

1250

 

 

 

 

 

Trung Lập Hạ

1468

788

1250

0

20.88

42.98

15.53

 

Nhuận Đức

1821

555

1790

0

41.78

118.7

23.22

 

Trung An

1420

514

1216

0

34.13

81.54

19.03

 

Bình Mỹ

2002

910

1470

260

32.71

48.81

8.33

 

Tân Thạnh Đông

2038

1453

1733

600

63.82

108.91

11.28

2

Huyện Hóc Môn

 

 

 

 

 

 

 

 

Xuân Thới Sơn

1082

416

713

0

17.7

27.75

9.41

 

Nhị Bình

609

94

545

0

24.64

34.03

6.67

3

Huyện Bình Chánh

 

 

 

 

 

 

 

 

Tân Kiên

834

500

360

0

11.09

15.4

6.79

 

Tân Nhật

2003

1482

1801

800

29.14

61.52

16.12

4

Huyện Nhà Bè

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhơn Đức

1112

761

743

0

14.53

32.12

17.19

5

Huyện Cần Giờ

 

 

 

 

 

 

 

 

Lý Nhơn

2482

123

2803

0

241.72

549.3

17.84

6

Quận 9

 

 

 

 

 

 

 

 

Long Phước

1443

600

1181

0

17.35

28.04

10.08

(Chi tiết từng xã theo phụ lục đính kèm)

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp:

- Quy hoạch chi tiết sử dụng đất nông nghiệp từng loại cây trồng, vật nuôi theo các chương trình, mục tiêu phát triển của từng địa bàn phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chung đã được phê duyệt. Phối hợp với các ngành, chính quyền địa phương xác định kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp phục vụ kế hoạch và chương trình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi.

- Công bố quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ổn định đến năm 2010 đến từng vùng sản xuất để người dân yên tâm chuyển đổi. Thủ tục chuyển đổi phải thật đơn giản và nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân trong vùng chuyển đổi.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân chuyển đổi những cây trồng, vật nuôi không hiệu quả sang cây trồng, vật nuôi hiệu quả; Cụ thể:

. Chuyển đổi từ đất lúa sang cây hàng năm khác như: rau các loại, hoa nền, cỏ không phải xin phép nhưng phải phù hợp với định hướng quy hoạch chung của vùng.

. Chuyển đổi từ đất lúa sang cây lâu năm như cây ăn trái các loại, cây hoa cây cảnh lâu năm, cây lâm nghiệp phải có ý kiến chấp thuận của chính quyền địa phương.

. Khuyến khích mở rộng sản xuất, thành những vùng tập trung đối với những hộ, doanh nghiệp có năng lực và nguyện vọng đầu tư mở rộng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; hoặc các hộ có đất nhưng không có vốn, nhân lực liên kết với các hộ khác có vốn, nhân lực cùng hợp tác làm ăn.

2. Về đầu tư cơ sở hạ tầng nông nghiệp: (Chi tiết phụ lục đính kèm)

- Phối hợp với các ngành chức năng, Ủy ban nhân dân quận huyện tập trung và đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên địa bàn 12 xã như đường giao thông nội đồng, thủy lợi, phục vụ sản xuất, ...

- Đầu tư công nghệ sản xuất mới, gắn với đồng bộ hóa xây dựng hệ thống cơ sở bảo quản và chế biến sau thu hoạch; xử lý ô nhiễm cho vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đầu tư, ứng dụng cơ giới hoá trong sản xuất để giảm chi phí và công lao động.

3. Nguồn vốn:

3. 1. Vốn ngân sách:

Tập trung đầu tư và hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, khuyến nông; giống mới, đồng bộ hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, nông thôn, các hoạt động và dịch vụ hỗ trợ như kiểm dịch, phòng chống dịch bệnh, thú y, bảo vệ thực vật, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; quản lý, bảo vệ rừng, xúc tiến thương mại, tiêu thụ nông sản …

Triển khai các dự án cơ sở hạ tầng sử dụng vốn ngân sách cho chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại 12 xã diểm, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án trọng điểm; các chương trình phát triển cây con và sản phẩm chủ lực.

Hỗ trợ bù lãi suất thực hiện chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo Quyết định số 105/2006/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân thành phố.

3.2. Các nguồn vốn khác:

Vốn tín dụng các ngân hàng thương mại.

Vốn các quỹ Xóa đói giảm nghèo, Hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân thành phố quản lý), vốn hỗ trợ phát triển hợp tác xã (Liên minh Hợp tác xã thành phố quản lý), vốn quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm, quỹ giảm thiểu ô nhiễm môi trường,…

Vốn tự có của tổ chức, doanh nghiệp hỗ trợ sản xuất.

Phối hợp với các Sở ngành, đoàn thể và địa phương để huy động, sử dụng các nguồn vốn từ quỹ xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, quỹ của các hội, đoàn thể để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất và chuyển đổi cây trồng, vật nuôi.

Tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp bán trả góp vật tư, thiết bị nông nghiệp cho nông dân, ứng vốn cho dân vay sản xuất nguyên liệu và thu mua lại sản phẩm.

4. Tăng cường đầu tư các hoạt động khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, bảo vệ nguồn lợi thủy sản; kết hợp chuyển giao kỹ thuật cho người dân và giải quyết đồng bộ các yếu tố đầu vào - đầu ra sản phẩm nông nghiệp:

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp phục vụ chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi tại 12 xã điểm.

- Nâng cao trình độ và kỹ thuật sản xuất cho nông dân, tăng cường đầu tư và đổi mới các hoạt động tập huấn, huấn luyện, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ để nâng cao trình độ sản xuất của nông dân và hộ sản xuất nông nghiệp theo một quy trình từ lúc người nông dân đăng ký chuyển đổi đến nắm vững qui trình sản xuất, các yếu tố đầu vào, đầu ra của các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản, các thủ tục vay vốn đầu tư cải tạo đồng ruộng để chuyển đổi đến các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đầu tư cho sản xuất và các bước tiếp theo cho đến khi nông dân bán được sản phẩm và thu hồi vốn.

5. Về xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm:

- Xây dựng chiến lược thị trường sản phẩm, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.

- Củng cố và xây dựng chuỗi các ngành hàng, liên kết giữa người sản xuất với các kênh tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo sản phẩm được tiêu thụ kịp thời.

- Xây dựng và hình thành hệ thống thông tin thị trường nông sản, đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời; dự báo thông tin thị trường nông sản cho người nông dân và doanh nghiệp

- Liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh việc ký kết các hợp đồng tiêu thụ nông sản, hình thành các tổ sản xuất, hợp tác xã làm đầu mối liên kết với các doanh nghiệp, các thương nhân tại các chợ đầu mối,…

6. Quản lý tổ chức, sản xuất:

- Nâng cao vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương, các ban ngành, đòan thể trong việc tổ chức triển khai chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại địa phương và chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu.

- Tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể và các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong việc giải quyết các yêu cầu, thắc mắc, kiến nghị của nông dân trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn.

7. Quy mô đầu tư và chính sách hỗ trợ:

7.1. Khối lượng công việc:

- Tổ chức tập huấn, huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ cho nông dân (và các cán bộ liên quan trên địa bàn xã xây dựng mô hình) 2 - 4 lớp/xã phường/năm (30 – 50 người/ lớp).

- Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong từng lĩnh vực nông nghiệp và ngành nghề nông thôn: 1 -2 lần/ xã/ năm.

- Đầu tư xây dựng các mô hình, điểm trình diễn, thực nghiệm về cây trồng vật nuôi, giống mới, giải pháp khoa học công nghệ.

- Tổ chức lượng giá kết quả các mô hình làm cơ sở nhân rộng mô hình ra toàn xã và các vùng lân cận; báo cáo tiến độ chuyển đổi và sơ, tổng kết các hoạt động theo định kỳ.

7.2. Dự kiến kinh phí đầu tư ( 2006 – 2010):

+ Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp: khoảng 180 tỷ/ 12 xã phường bằng nguồn kinh phí đầu tư phân cấp cho quận huyện, theo dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt.

+ Đầu tư các hoạt động tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyên ngành, mở rộng chương trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) phục vụ chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, xây dựng chuỗi các ngành hàng, liên kết giữa người sản xuất với các kênh tiêu thụ sản phẩm: 33,7 tỷ. Nguồn ngân sách thành phố bổ sung ngoài dự toán chi ngân sách cho các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

+ Kinh phí bồi dưỡng kiêm nhiệm và hoạt động Ban chỉ đạo phường xã điểm chuyển đổi thực hiện theo công văn số 7113/UB-TM ngày 19 tháng 11 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố; Cụ thể:

Ban chỉ đạo phường xã điểm chuyển đổi: 150 triệu đồng/phường xã (bình quân 30 triệu/phường xã/năm); nguồn kinh phí: Bố trí trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các quận huyện.

+ Hỗ trợ, bù lãi suất: theo kế hoạch của quận huyện thực hiện Quyết định số 105/2006/QĐ-UB ngày 17 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố.

V. VỀ CHỈ ĐẠO VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH 12 XÃ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP:

1. Ban Chỉ đạo Chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của thành phố và các quận huyện có sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện đề án này.

2. Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp tại xã điểm (12 xã điểm):

- Ủy ban nhân dân 12 xã được chọn thực hiện đề án thành lập Ban chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại xã do Chủ tịch hoặc một Phó Chủ tịch xã làm Trưởng ban; Thành viên là đại diện các ban ngành, Hội Nông dân, Phụ nữ, Đoàn Thành niên và các đơn vị có liên quan khác.

Ban chỉ đạo xã có tổ chuyên môn giúp việc.

Ban Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp các xã điểm:

- Căn cứ vào đề án chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của xã giai đoạn 2006-2010 đã được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, Ban chỉ đạo các xã điểm có trách nhiệm hướng dẫn các hội và đoàn thể tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông hộ, tổ hợp tác, hợp tác xã đăng ký chuyển đổi, tập huấn, huấn luyện và lập dự án vay vốn theo chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

- Định kỳ hàng tháng Ban chỉ đạo Chương trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp tổ chức giao ban, sơ kết, báo cáo tình hình, kết quả tổ chức thực hiện và vướng mắc về Ban Chỉ đạo cấp trên để kịp thời điều chỉnh, bổ sung phù hợp thực tế.

3. Ban Chỉ đạo các cấp: hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, có thể thành lập tổ thư ký để giúp việc với thành phần gọn, có trình độ và năng lực tổng hợp. Ban Chỉ đạo và tổ thư ký được hưởng mức bồi dưỡng kiêm nhiệm theo Công văn số 7113/UB-TM ngày 19 tháng 11 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố.

4. Thời gian thực hiện: từ quý 4 năm 2006 đến tháng 12 năm 2010.

5. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì phối hợp với các sở ngành liên quan, các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ, quận 9 và 12 xã tổ chức triển khai thực hiện, định kỳ tổng hợp báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện và đề xuất Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo các sở ngành, quận huyện liên quan giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân 6 quận huyện và 12 phường xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện đúng tiến độ, hiệu quả đề án này./. 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 147/2006/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu147/2006/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành12/10/2006
Ngày hiệu lực12/10/2006
Ngày công báo31/10/2006
Số công báoSố 39
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 30/01/2016
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 147/2006/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 147/2006/QĐ-UBND đề án xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại 12 xã, phường


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 147/2006/QĐ-UBND đề án xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại 12 xã, phường
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu147/2006/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhThành phố Hồ Chí Minh
                Người kýNguyễn Hữu Tín
                Ngày ban hành12/10/2006
                Ngày hiệu lực12/10/2006
                Ngày công báo31/10/2006
                Số công báoSố 39
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 30/01/2016
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 147/2006/QĐ-UBND đề án xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại 12 xã, phường

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 147/2006/QĐ-UBND đề án xây dựng mô hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại 12 xã, phường