Quyết định 20/2013/QĐ-UBND

Quyết định 20/2013/QĐ-UBND mức hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013-2020

Quyết định 20/2013/QĐ-UBND vốn hỗ trợ Chương trình nông thôn mới Bình Phước đã được thay thế bởi Quyết định 19/2018/QĐ-UBND bãi bỏ 20/2013/QĐ-UBND hỗ trợ xây dựng nông thôn Bình Phước và được áp dụng kể từ ngày 14/04/2018.

Nội dung toàn văn Quyết định 20/2013/QĐ-UBND vốn hỗ trợ Chương trình nông thôn mới Bình Phước


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC

---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 20/2013/QĐ-UBND

Đồng Xoài, ngày 06 tháng 5 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỨC HỖ TRỢ TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2013-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND năm 2004;

Thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

Thực hiện Quyết định số 695/QĐ-TTg ngày 08/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi nguyên tắc cơ chế hỗ trợ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

Căn cứ Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 hướng dẫn thực hiện bộ tiệu chí quốc gia về nông thôn mới;

Căn cứ Nghị quyết số 28/2012/NQ-HĐND ngày 17/12/2012 của HĐND tỉnh về mức hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013-2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT tại Tờ trình số 05/TTr-SNN ngày 11 tháng 01 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định mức hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Phước giai đoạn 2013 - 2020.

Điều 2. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban, ngành; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Lợi

 

QUY ĐỊNH

MỨC HỖ TRỢ TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH BÌNH PHƯỚC, GIAI ĐOẠN 2013 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 06/5/2013 của UBND tỉnh)

Điều 1. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh:

1. Đối tượng điều chỉnh:

UBND các huyện, thị xã và UBND các xã (cấp huyện, cấp xã) thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2013-2020.

2. Phạm vi điều chỉnh:

Quy định này quy định mức hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới ở các xã được lựa chọn xây dựng nông thôn mới nhằm đạt tiêu chí nông thôn mới thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2013-2020.

Điều 2. Giải thích từ ngữ.

1. Đường giao thông đến trung tâm xã là đường nối trung tâm hành chính huyện với trung tâm hành chính xã, cụm xã, bao gồm cả các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ hay đường liên xã.

2. Đường trục liên thôn, liên ấp là đường trục nối từ trung tâm hành chính xã đến thôn (ấp) hay nhiều thôn ấp;

3. Đường giao thông thôn, ấp là đường nhánh trong thôn, ấp của các đường trục giao thông liên thôn, liên ấp;

4. Đường giao thông nội đồng là đường từ thôn, ấp ra đồng ruộng, đường nối giữa các đồng ruộng.

5. Công trình thuỷ lợi đầu mối và hệ thống kênh tuới, tiêu chính là công trình hồ, đập, trạm bơm tưới, tiêu, cống tiêu thoát nước ra sông, suối và hệ thống kênh nối từ các công trình đó đến kênh mương nội đồng.

6. Kênh mương nội đồng là phần kênh mương cấp 1 nối từ kênh tưới, tiêu chính đến kênh chân rết mặt ruộng.

7. Phòng học, phòng chức năng, trang thiết bị và thư viện đạt chuẩn là phòng học, phòng chức năng, trang thiết bị và thư viện đạt chuẩn theo quy định tại điều 7, Quy định chi tiết bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2010-2020 trên địa bàn tỉnh Bình Phước ban hành kèm theo Quyết định số 2035/QĐ-UBND ngày 04/10/2012 của UBND tỉnh.

8. Công trình phụ trợ trong trường học là sân, cổng và hàng rào, nhà vệ sinh, cây xanh.

9. Trạm y tế, trang thiết bị y tế đạt chuẩn là trạm y tế, trang thiết bị đạt chuẩn theo tiêu chí 3 và tiêu chí 4, bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 3447/QĐ-BYT ngày 22/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

10. Công trình phụ trợ của trạm y tế là sân, cổng và hàng rào, nhà vệ sinh, cây xanh, vườn thuốc nam.

11. Nhà văn hoá xã bao gồm hội trường, phòng chức năng, các công trình phụ trợ và các dụng cụ, trang thiết bị tương ứng theo Quyết định số 2448/QĐ-BVHTTDL ngày 07/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch ban hành Quy chuẩn trung tâm văn hoá, thể thao xã và Công văn số 4128/BVHTTDL-VHCS ngày 20/11/2012 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về việc thực hiện tiêu chí số 06 của bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

12. Nhà văn hoá thôn, ấp là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa của cộng đồng thôn, ấp theo quy định tại Công văn số 4128/BVHTTDL-VHCS ngày 20/11/2012 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch về việc thực hiện tiêu chí số 06 của bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.

13. Công trình thể thao trung tâm xã bao gồm phòng chức năng, phòng tập, các công trình phụ trợ và các dụng cụ, trang thiết bị tương ứng theo quy định; sân thể thao phổ thông gồm sân bóng đá, sân bóng chuyền, sân nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ và tổ chức các môn thể thao dân tộc địa phương theo quy định tại Quyết định số 2448/QĐ-BVHTTDL ngày 07/7/2009 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch và Công văn số 4128/BVHTTDL-VHCS ngày 20/11/2012 của Bộ Văn hoá thể thao và Du lịch.

14. Công trình thể thao thôn, ấp là nơi hoạt động thể thao của cộng đồng thôn, ấp theo quy định tại Công văn số 4128/BVHTTDL-VHCS ngày 20/11/2012 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

15. Công trình thoát nước thải khu dân cư là hệ thống công trình bao gồm công trình thu gom, xử lý và thoát nước sau khi xử lý của một hay nhiều khu dân cư.

16. Sử dụng giống mới là giống cây trồng được chọn, tạo ra hoặc mới được nhập khẩu lần đầu có tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định nhưng chưa có trong danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh quy định tại khoản 2, điều 3 Pháp lệnh giống cây trồng; là giống vật nuôi mới được tạo ra hoặc mới được nhập khẩu lần đầu nhưng chưa có trong danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh quy định tại khoản 22, điều 3 Pháp lệnh giống Vật nuôi.

17. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiến tiến vào sản xuất là ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến được nghiên cứu từ các Viện, Trường, Trung tâm ứng dụng công nghệ cao,… được công nhận, đánh giá cao và được khuyến cáo đưa vào sản xuất.

18. Hỗ trợ mua máy cơ giới trong nông nghiệp là hỗ trợ mua các loại máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp sẽ góp phần đưa giá trị hàng hóa nông sản đạt chất lượng và hạ giá thành sản phẩm sản xuất.

19. Hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp và thủy sản là các công trình giao thông nội bộ, công trình cấp, thoát nước (kể cả nước thải), công trình điện phục vụ cho hoạt động tiểu thủ công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản.

20. Đường vào nghĩa trang là đường nối từ đường liên thôn, ấp trở lên vào nghĩa trang.

21. Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho nội dung xây dựng nông thôn mới là phần ngân sách nhà nước hỗ trợ trên tổng số chi phí thực hiện nội dung xây dựng nông thôn mới được xác định bằng tỷ lệ phần trăm(%).

22. Xã thuộc chương trình 135 là các xã đặc biệt khó khăn được hưởng các chính sách từ chương trình 135 theo Công văn số 1043/UBDT-CSDT ngày 23/12/2011 của Ủy ban Dân tộc về danh sách xã, thôn đặc biệt khó khăn và cơ chế quản lý, sử dụng vốn chương trình 135 năm 2011, gồm 10 xã sau đây: Bù Gia Mập, Đăk Ơ - H. Bù Gia Mập; Lộc Hòa, Lộc Quang, Lộc Khánh - H. Lộc Ninh; Tân Thành - H. Bù Đốp; Đồng Tâm - H. Đồng Phú; Đăk Nhau, Đăng Hà - H. Bù Đăng; Tân Quang - H. Hớn Quản.

23. Xã biên giới là xã có địa giới hành chính tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền (gọi tắt là khu vực biên giới), gồm những xã sau đây: Bù Gia Mập, Đăk Ơ - H. Bù Gia Mập; Lộc An, Lộc Thành, Lộc Thạnh, Lộc Thiện, Lộc Thịnh, Lộc Tấn, Lộc Hòa - H. Lộc Ninh; Thiện Hưng, Thanh Hòa, Hưng Phước, Phước Thiện, Tân Tiến, Tân Thành - H. Bù Đốp.

Điều 3. Mức hỗ trợ:

1. Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước:

TT

Hạng mục được hỗ trợ

Mức hỗ trợ cho các xã thuộc CT 135, xã biên giới

Mức hỗ trợ cho các xã còn lại

Tổng mức hỗ trợ

trong đó từ ngân sách TW, NS tỉnh

Tổng mức hỗ trợ

Trong đó từ ngân sách TW, NS tỉnh

1

Giao thông

 

 

 

 

1.1

Đường giao thông đến trung tâm xã

80%

70%

70%

60%

1.2

Đường trục liên thôn, liên ấp

75%

65%

70%

60%

1.3

Đường giao thông thôn, ấp

70%

60%

70%

60%

1.4

Đường giao thông nội đồng

70%

60%

60%

50%

2

Công trình Thủy lợi

 

 

 

 

2.1

Công trình đầu mối và hệ thống kênh tưới, tiêu chính

100%

100%

100%

90%

2.2

Kênh mương nội đồng

70%

60%

50%

40%

3

Xây dựng trường học đạt chuẩn

 

 

 

 

3.1

Xây dựng phòng học, phòng chức năng, trang thiết bị và thư viện đạt chuẩn.

100%

90%

100%

90%

3.2

Công trình phụ trợ: sân, hàng rào, nhà vệ sinh,…

80%

70%

70%

60%

4

Xây dựng trạm y tế xã

 

 

 

 

4.1

Xây dựng trạm y tế, trang thiết bị y tế đạt chuẩn

100%

90%

100%

90%

4.2

Công trình phụ trợ: sân, hàng rào, vườn thuốc nam,…

70%

60%

70%

60%

5

Xây dựng nhà văn hóa xã

 

 

 

 

5.1

Nhà văn hóa xã

80%

70%

70%

60%

5.2

Nhà văn hóa thôn, ấp

75%

65%

70%

60%

6

Công trình thể thao

 

 

 

 

6.1

Công trình thể thao trung tâm xã

75%

65%

70%

60%

6.2

Công trình thể thao thôn, ấp

70%

60%

70%

60%

7

Công trình thoát nước thải khu dân cư

70%

60%

70%

60%

8

Phát triển sản xuất và dịch vụ

 

 

 

 

8.1

Hỗ trợ giống mới, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất

70%

60%

60%

50%

8.2

Hỗ trợ mua máy cơ giới trong nông nghiệp

30%

20%

30%

20%

9

Hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp và thủy sản

70%

60%

70%

60%

10

Môi trường .

 

 

 

 

10.1

Nghĩa trang

 

 

 

 

 

Xây dựng đường vào nghĩa trang

70%

60%

60%

50%

- Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước do UBND huyện, thị xã và UBND xã quản lý để thực hiện các nội dung nêu trên là 10%.

- Mức hỗ trợ từ ngân sách cho các nội dung khác đã được Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương quy định thì áp dụng theo quy định đó, cụ thể:

+ Xây dựng mô hình trình diễn về khuyến nông; Mô hình cơ giới hóa nông nghiệp, ngành nghề nông thôn; nhân rộng mô hình, điển hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng: thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 02/2010/NĐCP ngày 08 /01/2010 của Chính phủ về khuyến nông.

+ Đào tạo nghề lao động nông thôn: Thực hiện theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”; Quyết định số 1451/QĐ-UBND ngày 18/7/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt mức chi đào tạo nghề lao động nông thôn.

+ Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn: Thực hiện theo Quyết định số 366/QĐ-TTg ngày 31/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương trình MTQG nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2012-2015.

+ Các nội dung về phát triển văn hóa nông thôn: Thực hiện theo Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 05/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển văn hóa nông thôn đến 2015 và định hướng đến 2020 và Quyết định số 292/QĐ-UBND ngày 28/01/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển văn hóa nông thôn tỉnh Bình Phước đến 2015 và định hướng đến 2020.

2. Huy động vốn đóng góp của dân và các tổ chức, doanh nghiệp khác:

Ngoài mức hỗ trợ từ ngân sách quy định trên đây, phần còn lại Ban quản lý thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã tiến hành tuyên truyền, phổ biến vận động các doanh nghiệp trong và ngoài xã, các tổ chức và nhân dân trong và ngoài xã, nhân dân trực tiếp thụ hưởng từ chương trình đóng góp; mức huy động tự nguyện đóng góp của nhân dân trực tiếp hưởng lợi từ chương trình, dự án trong quy định này do nhân dân bàn bạc, thống nhất mức tự nguyện đóng góp cụ thể cho từng nội dung (thông qua các cuộc họp do các đoàn thể, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam xã tổ chức). Trường hợp quy định mức huy động chung cho nhân dân toàn xã thì đề nghị Hội đồng nhân dân xã thông qua, ban hành Nghị quyết để thực hiện.

Điều 4. Nguồn vốn Nhà nước hỗ trợ:

1. Hàng năm, ngoài nguồn vốn Trung ương hỗ trợ, ngân sách tỉnh bố trí đủ theo tỷ lệ quy định tại điều 3 Quy định này từ các nguồn vốn sau:

- Bố trí bình quân hàng năm cho giai đoạn 2013-2020 là 100 tỷ đồng từ nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung do tỉnh quản lý theo Nghị quyết số 28/2012/NQ-HĐND ngày 17/12/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá VIII, kỳ họp thứ 5.

- Bố trí một phần kinh phí vượt thu hàng năm mà ngân sách tỉnh được phép sử dụng (nếu có) cho hỗ trợ xây dựng nông thôn mới.

- Từ các nguồn thu hợp pháp khác.

2. Hàng năm ngân sách huyện, thị xã, ngân sách xã bố trí đủ nguồn vốn từ ngân sách 2 cấp theo tỷ lệ phân cấp ngân sách nêu tại điều 3 Quy định này để hỗ trợ thực hiện các nội dung nông thôn mới từ các nguồn thu sau đây:

- Dành 100% nguồn thu từ việc đấu giá quyền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trên địa bàn xã (sau khi đã trừ đi chi phí) cho việc thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới tại xã. Mức hỗ trợ này thay thế mức hỗ trợ quy định tại khoản 4, phần A Đề án phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương của tỉnh giai đoạn 2011-2015 ban hành kèm theo Nghị quyết số 18/2011/NQ-HĐND ngày 16/12/2011 của HĐND tỉnh.

- Bố trí một phần kinh phí vượt thu hàng năm mà huyện, thị xã và xã được phép sử dụng (nếu có) cho hỗ trợ xây dựng nông thôn mới.

- UBND xã chủ động bố trí trước nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách xã. UBND huyện, thị xã bố trí đủ phần còn lại của mức hỗ trợ từ ngân sách huyện, thị xã và xã.

Điều 5. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành; UBND huyện, UBND xã.

1. Sở Nông nghiệp & PTNT, cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới:

- Thẩm tra báo cáo về nhu cầu vốn của các huyện, thị xã; hướng dẫn các huyện, thị xã điều chỉnh khi chưa đúng quy định.

- Tổng hợp nhu cầu vốn từ các huyện, thị xã về nhu cầu vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh và Trung ương đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư thống nhất với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua và trình UBND tỉnh quyết định tổng vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và tỉnh cho các huyện, thị xã theo giai đoạn và hàng năm.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo tình hình, kết quả sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ cho các địa phương và đề xuất Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh điều hòa nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh theo nguyên tắc điều hoà từ huyện, thị xã không giải ngân được sang huyện, thị xã giải ngân tốt hơn nhằm đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch Chương trình đã được phê duyệt; góp phần đảm bảo hoàn thành tốt kế hoạch giải ngân hàng năm và giai đoạn 2013-2020.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư trên cơ sở báo cáo tổng hợp nhu cầu vốn của các huyện, thị xã và đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua và trình UBND tỉnh quyết định tổng vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và tỉnh cho các huyện, thị xã theo giai đoạn và hàng năm.

- Tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ và ngân sách tỉnh hàng năm từ các nguồn vốn quy định tại điều 4 Quy định này cho UBND từng xã, UBND từng huyện, thị xã bảo đảm mức hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh theo quy định tại điều 3 Quy định này.

- Theo dõi và báo cáo tình hình, kết quả sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ cho các địa phương và trình UBND tỉnh điều hòa nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh theo nguyên tắc điều hoà từ huyện, thị xã không giải ngân được sang huyện, thị xã giải ngân tốt hơn nhằm đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch Chương trình đã được phê duyệt; góp phần đảm bảo hoàn thành tốt kế hoạch giải ngân hàng năm và giai đoạn 2013-2020.

5. Sở Tài chính.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua và trình UBND tỉnh quyết định tổng vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và tỉnh cho UBND huyện, thị xã theo giai đoạn và hàng năm.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ hàng năm và ngân sách tỉnh hàng năm từ các nguồn vốn quy định tại điều 4 cho UBND từng xã, UBND từng huyện, thị xã bảo đảm mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh theo quy định tại điều 3.

- Theo dõi và báo cáo tình hình, kết quả sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ cho các địa phương và phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh điều hòa nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh theo nguyên tắc điều hoà từ huyện, thị không giải ngân được sang huyện, thị xã giải ngân tốt hơn nhằm đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, kế hoạch Chương trình đã được phê duyệt; góp phần đảm bảo hoàn thành tốt kế hoạch giải ngân hàng năm và giai đoạn 2013-2020.

6. Các sở, ban, ngành có liên quan: Trên cơ sở nhiệm vụ được phân công hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các địa phương sử dụng nguồn vốn được hỗ trợ đúng mục tiêu Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

7. UBND huyện, thị xã :

- Chỉ đạo UBND các xã thực hiện rà soát và xây dựng đề án theo đúng hướng dẫn và có tính khả thi cao.

- Chủ động bố trí ngân sách từ các nguồn vốn quy định tại Điều 4 Quy định này trên cơ sở thẩm tra báo cáo và xem xét đề nghị của UBND xã theo phân cấp quy định tại Điêu 3 trên đây.

- Tổng hợp nhu cầu vốn thực hiện nông thôn mới huyện, thị xã theo giai đoạn và hàng năm báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT), Sở Kế hoạch và đầu tư (Sở KH &ĐT)) bảo đảm tỷ lệ nguồn vốn theo quy định này và quy định tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

8. UBND xã trên cơ sở mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước quy định tại Điều 3 trên đây:

- Chỉ đạo Ban quản lý đề án xây dựng nông thôn mới của xã (sau đây gọi tắt là Ban quản lý đề án xã) rà soát lại nguồn vốn cho từng nội dung xây dựng nông thôn mới, phân chia lại nguồn vốn theo đúng quy định. Xây dựng kế hoạch thực hiện và nhu cầu nguồn vốn thực hiện đề án theo giai đoạn và hàng năm. Chủ động triển khai các bước lấy ý kiến nhân dân về nội dung cần thực hiện cho từng chương trình, dự án, mức đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đề án có tính khả thi cao.

- Chủ động xây dựng phân bổ nguồn vốn ngân sách xã từ các nguồn vốn quy định tại Điều 4 cho các nội dung thực hiện đề án theo giai đoạn và theo kế hoạch thực hiện hàng năm; báo cáo nhu cầu vốn thực hiện đề án nông thôn mới của xã theo giai đoạn và hàng năm; đề nghị UBND huyện, thị xã bố trí nguồn vốn thực hiện đề án theo giai đoạn và kế hoạch hàng năm còn thiếu theo phân cấp quy định tại Điều 3 trên đây.

Điều 6. Thời gian lập kế hoạch và báo cáo

a. Công tác lập kế hoạch các xã:

1) Hoàn thành điều chỉnh đề án cấp xã về tổng mức đầu tư và phân chia nguồn vốn đối với 20 xã điểm chậm nhất hết quý I/2013.

2) Các huyện thẩm định và tập hợp báo cáo về UBND tỉnh qua Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư chậm nhất đến 30/4/2013.

3) Sở Nông nghiệp & PTNT tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị nội dung trình thông qua HĐND tỉnh chậm nhất 30/5/2013.

4) Kế hoạch năm, UBND các xã hoàn thành chậm nhất 30/10 hàng năm, riêng 2013 hoàn thành trước 20/2/2013.

5) UBND huyện, thị xã tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về kế hoạch hàng năm chậm nhất 15/1 hàng năm, riêng 2013 chậm nhất đến ngày 15/3/2013.

b. Chế độ báo cáo:

UBND xã báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch vốn NSNN và vốn huy động theo tháng, quý, 6 tháng và hàng năm; UBND huyện, thị xã tổng hợp gửi báo cáo về Văn phòng điều phối chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tổng hợp gửi UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp & PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, các ngành liên quan, cụ thể như sau:

+ Đối với báo cáo tháng trước ngày 15 hàng tháng,

+ Đối với báo cáo quý trước ngày 25 của tháng cuối quý.

+ Đối với báo cáo 6 tháng trước ngày 20 của tháng 6.

+ Đối với báo cáo năm trước ngày 15 của tháng 12.

Giao Sở Nông nghiệp & PTNT chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn UBND các xã, UBND các huyện, thị xã về nội dung báo cáo./.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 20/2013/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu20/2013/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành06/05/2013
Ngày hiệu lực16/05/2013
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài chính nhà nước, Xây dựng - Đô thị
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 25/12/2018
Cập nhật5 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 20/2013/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 20/2013/QĐ-UBND vốn hỗ trợ Chương trình nông thôn mới Bình Phước


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản bị đính chính

        Văn bản được hướng dẫn

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Quyết định 20/2013/QĐ-UBND vốn hỗ trợ Chương trình nông thôn mới Bình Phước
              Loại văn bảnQuyết định
              Số hiệu20/2013/QĐ-UBND
              Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Phước
              Người kýNguyễn Văn Lợi
              Ngày ban hành06/05/2013
              Ngày hiệu lực16/05/2013
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcTài chính nhà nước, Xây dựng - Đô thị
              Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 25/12/2018
              Cập nhật5 năm trước

              Văn bản gốc Quyết định 20/2013/QĐ-UBND vốn hỗ trợ Chương trình nông thôn mới Bình Phước

              Lịch sử hiệu lực Quyết định 20/2013/QĐ-UBND vốn hỗ trợ Chương trình nông thôn mới Bình Phước