Quyết định 36/2013/QĐ-UBND

Quyết định 36/2013/QĐ-UBND Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định 36/2013/QĐ-UBND bảo vệ môi trường Hà Tĩnh đã được thay thế bởi Quyết định 11/2018/QĐ-UBND quy định bảo vệ môi trường Hà Tĩnh và được áp dụng kể từ ngày 25/04/2018.

Nội dung toàn văn Quyết định 36/2013/QĐ-UBND bảo vệ môi trường Hà Tĩnh


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 36/2013/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 15 tháng 08 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tchức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005;

Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dn thi hành một sđiều ca Luật Bo vệ môi trường; Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/12/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bsung một sđiều ca Nghị định số 80/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính ph quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bo vệ môi trường;

Xét đề nghị ca Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 1500/TTr-TNMT ngày 03/7/2013 và Văn bản số 1940/TNMT-CCMT ngày 15/8/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.  Ban hành kèm theo quyết định này Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Điều 2.  Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 932 QĐ/UB ngày 15/7/1994 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định tạm thời về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Điều 3.  Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở; Thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3,
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ T
ư pháp;
- Vụ Ph
áp chế - Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- TTr T
nh ủy, HĐND tỉnh;
- Đoàn Đạ
i biểu Quốc hội tỉnh;
- Ch
tịch, các PCT UBND tnh;
- C
ác Phó VP, các Tổ CV.VP UBND tnh;
- Sở Tư pháp;
- Trung tâm Công báo - Tin học tỉnh;
- Lưu: VT
, NL1;
- Gửi: Bản giấy và điện tử.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Đình Sơn

 

QUY ĐỊNH

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
(Ban hành kèm theo Quyết định s 36/2013/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tnh Hà Tĩnh)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.  Phạm vi điều chỉnh

Quy định này nhằm cụ thể hóa các văn bản pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt trên địa bàn tnh Hà Tĩnh.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này áp dụng đối với mọi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (kể ctrong và ngoài nước) sống và hoạt động trên địa bàn tnh Hà Tĩnh.

Mọi hành vi trong sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tnh Hà Tĩnh trái với quy định này, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương 2.

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ

 

Điều 3.  Trách nhiệm về bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:

1. Trước khi trin khai dự án đầu tư, tùy theo tính chất, quy mô, công suất của dự án, Chủ đầu tư phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường đồng thời vi quá trình lập dự án đầu tư/báo cáo nghiên cu khả thi hoặc phương án sn xuất kinh doanh đtrình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc xác nhn đăng ký. Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, văn bản chấp nhận bn cam kết môi trường là căn c đ:

a) Cấp hoặc điều chỉnh giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản đối với các dự án thăm dò, khai thác khoáng sn.

b) Cấp hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng đối vi dự án có hạng mục xây dựng công trình thuộc đối tượng phải xin giy phép xây dựng.

c) Xem xét, quyết định đầu tư dự án đối với những dự án còn lại.

2. Trước khi đưa dự án đi vào vận hành chính thức phi lập h sơ gửi cơ quan có thẩm quyền đề nghị kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án.

3. Trường hợp sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã đi vào hoạt động nhưng chưa có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môí trường, giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường, quyết đnh phê duyệt đề án bảo vệ môi trường hoặc các giấy tờ tương đương khác thì ngoài việc bị xử vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo đúng quy định của pháp luật.

4. Các tổ chức, cá nhân trong quá trình hoạt động sn xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện nghiêm túc các nội dung bảo vệ môi trường đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường, đề án bo vệ môi trưng chi tiết, đề án bo vệ môi trường đơn giản.

5. Bố trí cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách phụ trách công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở; định kỳ tchức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người lao động làm việc trong cơ sở.

6. Chp hành chế độ kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất về môi trường tại cơ sở, cung cấp đầy đủ các thông tin số liệu liên quan đến hoạt động của cơ sở khi được yêu cu. Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và chịu các hình thức xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cơ sở mình gây ra.

7. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở.

8. Nộp các loại thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường theo quy đnh. Đối với các cơ sở khai thác khoáng sản phi thực hiện theo đề án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt và ký quỹ, cải tạo phục hồi môi trường theo quy định.

9. Chấp hành nghm túc các quy định khác ca pháp luật về bo vệ môi trường.

Điều 4.  Chế độ báo cáo định kỳ về công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

1. Các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn, định kỳ 6 (sáu) tháng một lần gi báo cáo về công tác bảo vệ môi trường đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường địa phương để theo dõi, tổng hợp.

2. Nơi gửi báo cáo công tác bo vệ môi trưng:

a) Đối với cơ sở sn xut, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc đề án bo vệ môi trường chi tiết: gửi báo cáo đến Sở Tài nguyên và Môi trường.

b) Đối vi cơ ssn xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng lập bn cam kết bo vệ môi trường hoặc đề án bảo vệ môi trường đơn giản: gửi báo cáo đến UBND xã nơi triển khai hoạt động sản xuất, kinh doanh, dch vụ. UBND cấp xã tng hợp, định kỳ 6 (sáu) tháng một lần báo cáo UBND cấp huyện; UBND cấp huyn có trách nhiệm tổng hợp báo cáo của cấp xã, định kỳ 6 (sáu) tháng một lần báo cáo gửi S Tài nguyên và Môi trường.

c) Đối với các cơ sở nằm trong khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiểu th công nghiệp, thì ngoài việc gi báo cáo đến cơ quan quy định tại điểm a, b Khoản 2 Điều này còn phải gửi một bản đến Ban Quản lý Khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp - tiu thủ công nghiệp.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cụ thể nội dung báo cáo về công tác bảo vệ môi trường và thời gian gửi báo cáo.

Điều 5. Quản lý các nguồn phát thải trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

1. Các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh chất thải độc hại, lượng chất thi phát sinh lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng không được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh mới hoặc giấy phép xây dựng mi trong khu dân cư.

Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng và các s, ngành có liên quan tham mưu UBND tnh ban hành danh mục các loại hình sn xuất, kinh doanh, dịch vụ không đuợc cấp giấy phép đăng ký kinh doanh mới hoặc giấy phép xây dựng mới trong khu dân cư.

2. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

a) Có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

b) Trường hợp cơ sở xây dựng mới phải đm bảo tỷ lệ cây xanh tối thiu là 15% diện tích mặt bng quy hoạch xây dựng cơ sở.

c) Có đủ phương tiện thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn, thực hiện phân loại Cht thải rắn tại nguồn theo quy định. Chất thải nguy hại phải được lưu giữ ở thùng riêng, có np đậy, dán nhãn ký hiệu theo quy định và hợp đồng với cơ quan có chức năng vận chuyn và xử lý.

d) Có biện pháp giảm thiểu và xlý bụi, khí thi đạt tiêu chuẩn trước khi thi ra môi trường; đảm bảo không đ rò r, phát tán khí thi, hơi, khí độc hại gây ô nhiễm môi trường.

đ) Hạn chế đến mức thấp nhất tiếng ồn, độ rung, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đi với môi trường, người lao động và dân cư xung quanh.

e) Trường hợp xảy ra các sự cố cháy, nổ, rò rỉ hóa chất, phát tán ô nhiễm ra môi trường thì phải có biện pháp ứng phó kịp thời và báo cáo ngay cho chính quyền địa phương và cơ quan liên quan đchỉ đạo khc phục xử lý.

3. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô tương ứng với đối tượng lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì ngoài các quy định nêu tại Khon 2 Điều này còn phải đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Hệ thống thoát nước thải phải tách riêng vi hệ thống thoát nước mưa.

b) Trường hợp có phát sinh nước thi sản xuất, tại đim xthải phải lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước thải đầu ra.

4. Nghiêm cấm thải các chất thải từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ chưa được xử lý đạt tiêu chun ra môi trưng.

Điều 6. Bảo vệ môi trường trong khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp

1. Quy hoạch xây dựng khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng, quy hoạch sử dụng đt của tỉnh, hạn chế sử dụng đất canh tác nông nghiệp; không xâm phạm các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, bảo đảm phát triển, bền vững và an ninh quốc phòng.

2. Bố trí các khu chức năng trong khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp phải hợp lý, khoa học, giảm thiểu tác động xấu đối với môi trường xung quanh.

3. Tỷ lệ diện tích đt cây xanh trong khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp tối thiểu phải bằng 10% tng diện tích khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp.

4. Khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp phải có nhà máy xử lý nước thải tập trung vận hành trưc khi các dự án đu tư vào khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp đi vào hoạt động, có lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục đối với lưu lượng nước thải và một s thông sđặc trưng trong nước thải của khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp.

5. Các dự án đầu tư vào khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp ngoài việc chấp hành đầy đủ các quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 Quy định này thì còn phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Phải xác định rõ cơ sở tiếp nhận, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường, chất thải rắn nguy hại

b) Đầu ra nước thải của các dự án (trừ những dự án có xây dựng trạm xử lý nước thải riêng đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hiện hành) phải đấu nối trực tiếp vào hệ thống thu gom nước thải về nhà máy xử lý nước thải tập trung của khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp.

Điều 7. Bảo vệ môi trường đối với làng nghề

1. Tùy điều kiện về quỹ đất của từng địa phương đquy hoạch tng thể đồng bộ về mặt bằng sản xuất của làng nghề, xây dựng kết cấu hạ tầng về bảo vệ môi trường cho làng nghề bo đm việc thu gom và xử lý các loại chất thi phát sinh đạt Quy chun kỹ thuật quốc gia về môi trường.

2. Các cơ sở sản xuất nằm trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải di dời tới các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề được quy hoạch.

3. Các địa phương có làng nghề phải xây dựng quy chế bảo vệ môi trường làng nghề phù hp và btrí cán bộ chuyên trách qun lý môi trường làng ngh.

4. Mỗi làng nghề phải thành lập tổ, đội vệ sinh môi trưng thực hiện việc thu gom, vận chuyn chất thi rn thông thường phát sinh từ làng nghvề nơi xử lý chất thải rắn tập trung của địa phương.

5. UBND tỉnh khuyến khích các làng nghề đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 7, Thông tư số 46/2011/TT-BTNMT ngày 26/12/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định vbảo vệ môi trường làng nghề thông qua các chính sách ưu đãi về vốn và các chính sách về đất đai.

6. Các cơ sở hoạt động trong làng nghề phi tích cực, chủ động nghiên cứu, ci tiến công nghệ, áp dụng công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường, áp dụng giải pháp sn xuất sạch, tiết kiệm năng lượng.

7. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tnh xây dựng và ban hành cơ chế huy động nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác để đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường đối với các làng nghề được công nhận.

8. Giao SCông Thương chủ trì rà soát quy hoạch ngành nghề, làng nghề nông thôn, lập danh mục các loại hình và quy mô làng nghề cần được bảo tồn và phát triển; các loại hình và quy mô sản xut làng nghcần phi loại bỏ khỏi khu vực dân cư, nông thôn.

Điều 8.  Bảo vệ môi trường đối với các cơ sở y tế

1. Chất thải y tế phải được thu gom, phân loại, lưu trữ và vận chuyển theo quy định tại Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 cúa Bộ Y tế.

2. Xử lý chất thải y tế:

a) Cơ sở y tế có đủ điều kiện tự vận chuyn, xử lý tiêu hủy chất thải y tế nguy hại theo quy định do cơ sở mình phát thi thì không phảim thủ tục đăng ký cấp giấy phép quản lý chất thải nguy hại. Trường hp vận chuyển, x lý tiêu hủy cht thải y tế nguy hại không phải do cơ sở mình phát thải thì phi làm thủ tục đăng ký để được cấp giấy phép vận chuyển, xử lý tiêu hủy chất thải nguy hại theo quy đnh.

b) sở y tế không có khả năng tự vận chuyển, xử lý, tiêu hủy chất thải y tế nguy hại của mình, phải hợp đng với các cơ sở vận chuyn và tiêu hủy chất thi y tế nguy hại được cơ quan thm quyền v môi trường cấp giấy phép thực hiện.

3. Người lao động trong cơ sở y tế có hoạt động liên quan đến chất thải y tế phi được trang bị qun áo, thiết bị bảo đảm an toàn, tránh lây nhiễm dịch bệnh từ chất thải y tế.

4. Các cơ sở y tế điều trị các bệnh truyền nhiễm phải có các biện pháp cách ly với khu dân cư và các nguồn nước. Các cơ sở y tế xây dựng mới điều trị các bệnh truyền nhiễm không được đặt trong khu dân cư và phải đảm bảo khoảng cách đến khu dân cư theo quy định.

5. Các cơ sở y tế có trách nhiệm:

a) Thống kê từng loại và khối lượng mỗi loại chất thải y tế phát sinh; khối lượng được chuyển đi xử lý hàng ngày. Định kỳ 6 (sáu) tháng một lần báo cáo tng hp về SY tế và Sở Tài nguyên và Môi trường. Riêng các trạm y tế, phòng khám báo cáo về Phòng Y tế và phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, thành ph, thị xã đ tng hợp báo cáo Sở Y tế và STài nguyên và Môi trường.

b) Lập hồ sơ đăng ký chnguồn thải chất thải nguy hại với Sở Tài nguyên và Môi trường.

c) Có kế hoạch, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế gây ra.

Điều 9. Bảo vệ môi trường trong hoạt động xây dựng

1. Khi thiết kế quy hoạch xây dựng phải nghiên cứu địa hình khu vực để hạn chế tối đa tình trạng ngập úng; bảo vệ các loài động vật quý hiếm, tài nguyên sinh vật trong hệ sinh thái trên cạn và dưới nước.

2. Việc tập kết vật tư, vật liệu xây dựng, trộn vữa hồ, bê tông, phế thải xây dựng trên vỉa hè, lòng đường phải được cơ quan có thm quyền cho phép.

3. Trong quá trình thi công xây dựng phải che chắn công tnh, ngăn ngừa vật rơi từ trên cao xuống và bụi phát tán vào môi trường xung quanh.

4. Phải có hệ thống thoát nưc bảo đảm không gây lầy lội trên công trường, sạt lở, sụt lún đất, bi lắng khe suối xung quanh và ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận.

5. Nghiêm cấm đphế thi xây dựng trực tiếp xuống các hồ ao, sông suối và nơi công cộng khác.

6. Trong hoạt động thi công xây dựng phải có biện pháp hạn chế đến mức thấp nhất tiếng ồn, độ rung làm ảnh hưởng đến công nhân lao động và khu dân cư xung quanh.

Điều 10. Bảo vệ môi trường trong hoạt động giao thông vận tải

1. Việc thi công hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông phải có sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan để thống nhất kế hoạch đầu tư, nghiêm cấm việc tự ý đào xới các công trình giao thông làm nh hưởng đến đi lại, sinh hoạt của nhân dân, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị.

2. Các phương tiện tham gia giao thông phải đm bảo về tu chuẩn kỹ thuật và phải được cơ quan đăng kim kiểm tra, xác nhận trước khi hoạt động; không được thi khói, bụi, tiếng ồn vượt tiêu chuẩn cho phép ra môi trường.

3. Các phương tiện vận chuyển nguyên liệu, vật liệu, chất thi phải được lót thùng xe, phủ bạt, không được để rò rỉ, rơi vãi, phát tán bụi gây ô nhiễm môi trường; không được mang bùn, đất làm ly lội, ảnh hưởng đến hoạt động giao thông trên các tuyến đường vận chuyển.

4. Việc vận chuyn chất thi nguy hại, các hàng hóa, vật liệu có nguy cơ gây sự cố môi trường phải sử dụng các thiết bị, phương tiện chuyên dụng, phải có giấy phép vận chuyn của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và đi theo đúng tuyến đường quy đnh trong giy phép.

5. Trường hp sdụng động vật để kéo xe tham gia giao thông, chphương tiện phải có dụng cụ đđựng chất thải do vật kéo thải ra. Người điều khin phương tiện có trách nhiệm vận chuyển chất thải do vật kéo thải ra đến địa đim tập kết xử lý chất thải theo quy định.

Điều 11. Bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản

1. Trước khi tiến hành hoạt động khai thác khoáng sản, Chủ đầu tư phải lập và trình cơ quan có thẩm quyền thm định và phê duyệt đề án cải tạo, phục hồi môi trường; thực hiện ký quỹ, cải tạo phục hồi môi trường theo quy định.

2. Việc khảo sát, thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến các loại khoáng sản có cha nguyên tố phóng xạ, chất độc hại phải tuân thủ các quy định về an toàn hóa chất, an toàn phóng xạ và các quy định khác về bảo vệ môi trường.

3. Đối với hoạt động khai thác, chế biến khoáng sn có sử dụng vật liệu ncông nghiệp phải chấp hành nghiêm chnh quy định của pháp luật vvật liệu ncông nghiệp.

4. Khi kết thúc thi công, mọi công trình khoan điều tra địa chất, tìm kiếm, thăm dò khoáng sản nếu không được sử dụng đều phi được trám lấp kp thời, đúng quy trình kỹ thuật, bảo đảm không gây ảnh hưởng tới các tầng chứa nước riêng biệt và với nguồn nước mặt.

5. Sau khi kết thúc hoạt động khai thác khoáng sản phải làm thủ tục đóng cửa mỏ theo quy định của Luật Khoáng sản và tiến hành việc cải tạo, phục hồi môi trường theo dự án, đề án cải tạo, phục hồi môi trường đã được phê duyệt.

Điều 12. Bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch

1. Trách nhiệm bo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác khu du lịch, điểm du lịch:

a) Bo đảm các điều kiện vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm khi cung cấp cho khách du lịch các dịch vụ theo quy định của pháp luật.

b) Đặt các thùng rác ở vị trí thuận tiện cho khách bỏ rác; thực hiện thu gom hoặc hp đồng với các tchức, cá nhân khác để thu gom, vận chuyển rác đến nơi xử lý theo quy định.

c) Xây dựng khu vệ sinh công cộng tại vị trí phù hợp quy hoạch, đảm bo vệ sinh môi trường.

d) Có nội quy bảo vệ môi trường phù hợp với đặc thù của khu, điểm du lịch, đặt cạnh lối vào và những nơi dễ quan sát trong khu, đim du lịch.

đ) Kiểm tra, hướng dẫn, yêu cầu tổ chức, cá nhân có hoạt động tại khu, điểm du lịch thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường.

2. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của khách du lịch:

a) Tuân thcác quy định về bo vệ môi trường và sự hướng dẫn của ban qun lý khu, đim du lịch.

b) Không chặt cây, bẻ cành hoặc có hành vi khác phá hoại cây cối, các thảm thực vật và cảnh quan trong khu du lịch.

c) Nghiêm cấm các hành vi vứt rác thải hoặc các chất thải khác không đúng nơi quy định.

d) Không đốt lửa tại các nơi dễ gây cháy rừng hoặc hủy hoại thảm thực vật.

đ) Không xua đuổi hoặc có hành vi khác xâm phạm đến sinh sống bình thường của các loài động vật sng nơi du lịch.

e) Không mang hóa chất độc hại, chất nổ, chất dễ gây cháy đến nơi du lịch.

Điều 13. Bảo vệ môi trường trong nuôi trồng, đánh bắt, khai thác, chế biến thủy, hải sản

1. Hoạt động nuôi trồng thủy, hi sn phải đảm bo tuân thủ đúng quy hoạch, kế hoạch sdụng đất và quy hoạch, kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy, hải sn chi tiết đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Hoạt động nuôi trồng, chế biến thủy hải sản phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và cơ sở hạ tầng gồm: điện; đường giao thông; các hệ thng cấp, tiêu thoát nước; ao xử lý nưc cấp và ao xlý nước thải; khu vực chứa bùn thải từ hoạt động nạo vét, cải tạo ao nuôi và bùn lng từ ao xử lý nước cp, ao xử lý nước thải.

3. Nguồn thức ăn, giống, thuốc bệnh, thuốc diệt tạp, nguồn nước cung cấp cho đm nuôi phải đảm bảo chất lượng, có xuất xứ rõ ràng, tuân thủ các quy định của ngành thủy sn.

4. Không được sdụng các loại hóa chất, thuốc thú y, thức ăn quá hạn sử dụng hoặc nằm trong danh mục cấm, hoặc hạn chế sdụng theo quy định của pháp luật về vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản.

5. Nghiêm cấm việc sử dụng các biện pháp, phương tiện, công cụ có tính hủy diệt (máy tạo xung điện, kích điện, hóa chất độc hại, chất nổ và các công cụ khác) đđánh bắt, khai thác nguồn lợi thủy, hải sản.

6. Nghiêm cấm nhập khẩu các loài thủy sản không rõ nguồn gốc, nằm trong danh mục cấm nhập khẩu theo quy định.

7. Nghiêm cấm phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản. Khuyến khích việc nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động nuôi trồng thủy sản bền vững.

Điều 14. Bảo vệ môi trường trong sản xuất trồng trọt

1. Việc sản xuất, kinh doanh, tồn trữ và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y phải theo đúng hưng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuyệt đối không sản xuất, kinh doanh và sử dụng các thuc bảo vệ thực vật, thuốc thú y trong danh mục cấm sử dụng hoặc đã hết hạn sử dụng.

2. Việc sử dụng thuc bảo vệ thực vật phải đúng chng loại, thời điểm, liều lượng và kỹ thuật; phân tươi phi được ủ hoai trước khi dùng đbón tưới rau màu.

3. Khuyến khích các hộ dân cùng sản xuất trồng trọt trên các thửa ruộng gần nhau chung nhau xây dựng bể chứa rác thải bằng bê tông có nắp đậy để đựng bao bì, vchai đựng thuốc bảo vệ thực vật đã loại bỏ. Sau khi sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, người sử dụng phải thu gom các loại bao bì, vchai đã sử dụng và tp kết ti bchứa rác thi này. Các tchức hoạt động dịch vụ về môi trường của địa phương thực hiện thu gom, vận chuyn về nơi xlý theo quy định.

4. Nghiêm cấm việc vứt bao bì, chai lọ đựng thuốc trừ dịch hại, phân bón bừa bãi ra đồng ruộng và nơi công cộng; nghiêm cấm xúc rửa các dụng cụ đã đựng thuc trừ dịch hại, phân bón các nguồn nước công cộng.

Điều 15. Bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

1. Vị trí xây dng cơ schăn nuôi tập trung phải phù hợp với quy hoạch chăn nuôi của tỉnh và quy hoạch sử dụng đất của địa phương, phải ở phía dưới nguồn nước, cách điểm thu nước vào các nhà máy nước phục vụ sinh hoạt trên 1.000m.

2. Khoảng cách từ cơ sở chăn nuôi gia súc tập trung đến trường học, bệnh viện, khu dân cư, nơi thường xuyên tập trung đông người, đường giao thông chính, nguồn nước mặt phi đảm bảo khoảng cách bảo vệ vệ sinh theo quy định hiện hành.

3. Cơ sở chăn nuôi phải có hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn, nước thải đạt quy chuẩn môi trường, có hệ thống hàng rào bao quanh và có vành đai cây xanh cách ly với khu vực xung quanh.

4. Cơ s chăn nuôi phi thưng xuyên vệ sinh chuồng trại; chất thải từ chuồng trại chăn nuôi phải được thu gom và có biện pháp xử lý phù hợp bo đảm vệ sinh môi trường; phòng ngừa, ng phó dịch bệnh theo quy định của ngành chăn nuôi thú y.

5. Trong trường hợp phát sinh dịch bệnh, mọi hoạt động chăn nuôi, kinh doanh, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi phải được thực hiện theo đúng quy định của cơ quan thú y và cơ quan y tế cấp tnh, không để dịch bệnh lây lan và lây truyền bệnh cho con người. Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý, xử lý chôn lấp, tiêu hủy theo đúng hướng dẫn của cơ quan thú y và cơ quan bảo vệ môi trường.

6. Khi xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc trong khuôn viên hộ gia đình phải bố trí vị trí hợp lý, cách xa nhà ở và đường đi chung, cuối hướng gió chính; nền chuồng không thấm có độ dốc 1,5°, xây hầm Biogas để xử lý nước thi phù hợp quy mô và có hố chứa phân, rác, có nắp đậy kín đảm bo không phát tán mùi ra môi trường xung quanh.

7. Khuyến khích những hộ gia đình có quy mô chăn nuôi từ 50 con gia súc, 500 con gia cầm trở lên xây dựng chuồng trại tại khu quy hoạch chăn nuôi tập trung.

8. Những điều cấm trong hoạt động chăn nuôi:

a) Vt xác gia súc, gia cầm bị nhiễm bệnh hoặc bị chết ra môi trường.

b) Thải ra môi tờng chất thải cn nuôi chưa qua xử lý hoặc đã được xử lý nhưng chưa đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.

c) Để rơi vãi chất thải chăn nuôi ra môi trường trong quá trình cha đựng và vận chuyển.

d) Nhập gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc, không theo đúng quy định của pháp luật.

đ) Đ gia súc thả rong, phóng uế nơi công trình công cộng.

e) Chăn nuôi gia súc, gia cầm trong cơ quan, công sở.

g) Chăn nuôi gia súc với quy mô trên 50 con trở lên trong các phường nội thành, nội th, nội ô thị trấn, thị tứ.

h) Xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên sông, hồ, khe, suối, kênh mương.

Chương 3.

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ, NƠI CÔNG CỘNG

 

Điều 16. Bảo vệ môi trường trong hoạt động tang lễ, mai táng

1. Hoạt động tang lễ, mai táng phải thực hiện đúng theo quy định tại Quyết đnh số 31/2012/QĐ-UBND ngày 06/7/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh và các quy định khác của pháp luật về bảo vệ môi trường, vệ sinh phòng bệnh.

2. Việc xây dựng nghĩa trang phải theo quy hoạch được phê duyệt và phù hợp với khả năng khai thác quỹ đt; không xây dựng mới nghĩa trang hung táng trong nội thành, nội thị.

3. Khoảng cách ti thiểu từ nghĩa trang đến khu dân cư, trường học, bệnh viện, công svà nguồn nước phi đảm bảo khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường theo quy định.

Điều 17. Bảo vệ môi trường đối với đô thị, khu dân cư tập trung

1. Tt cả các công trình xây dựng mới khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu chung cư phải có kết cu hạ tầng về bảo vệ môi trường phù hợp với quy hoạch đô thị, khu dân cư tập trung được cp có thm quyền phê duyệt.

2. Các đô thị, khu dân cư phải có hệ thống thoát nước đm bảo các chức năng:

a) Thu gom nước mưa trên toàn khu đô thị, khu dân cư.

b) Nước thi được thu gom từ nơi phát sinh và dẫn về các công trình xử lý nước thải đô thị tập trung.

c) Nước thải phải được xử lý đạt quy chun môi trường trước khi thi ra nguồn tiếp nhận.

d) Đảm bảo thoát nước thải, nước mưa nhanh chóng, hạn chế tình trạng ngập úng.

3. Các đô th, khu dân cư phải có đ thiết bị, phương tiện chuyên dụng đ thu gom, vn chuyn chất thải rắn đã được phân loại tại nguồn từ các hộ gia đình trong khu dân cư; có địa đim tiếp nhận chất thải rắn đảm bảo vệ sinh môi trường.

4. Tại các khu công cộng, các khu thương mại, chợ, bến xe, công viên... phải bố trí nhà vệ sinh công cộng và thùng cha rác công cộng đặt các vị trí phù hợp, đm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường và mỹ quan đô th.

5. Các hồ, ao, kênh, mương trong đô thị, khu dân cư phi được bo vệ, quy hoạch ci tạo, hạn chế tối đa việc san lấp; nghiêm cấm việc lấn chiếm, sử dụng diện tích ao, hồ, kênh, mương để cơi nới, xây dựng mới các công trình.

Điều 18. Quy định về hệ thống cây xanh đô thị

1. Quy hoạch phát triển đô thị phải đảm bảo phát trin hệ thống cây xanh trên các đường phố, công viên, khu dân cư, đm bảo diện tích cây xanh trên đầu người đạt mức quy định cho từng cp đô thị.

2. Lựa chọn loại cây phù hợp để không làm ảnh hưởng ti an toàn giao thông; không làm hư hại móng nhà và các công trình ngầm; không gây nguy hiểm, không dễ gãy, đ; không làm nh hưởng ti vệ sinh môi trường (không trồng các loại cây có gai, có tiết ra chất độc hại hoặc thu hút côn trùng).

3. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia trồng và phát triển cây xanh trong các đô thị, khu dân cư; phải tận dụng đất ven hồ, kênh mương và các khoảnh đất trống phù hợp để trồng cây xanh.

4. Nghiêm cấm mọi hành vi tự ý chặt phá, bcành hủy hoại cây xanh đô thị.

Điều 19.  Bảo vệ môi trường nơi công cộng

1. Thực hiện nghiêm túc các quy đnh về giữ gìn vệ sinh môi trường tại các khu vui chơi giải trí, chợ, bến xe, khu thương mại và các khu vực công cộng khác; b rác vào thùng rác công cộng hoặc nơi quy định tập trung rác, vệ sinh đúng nơi quy định.

2. Nghiêm cấm các hành vi vứt, đổ rác thải, xả nước thải hoặc phóng uế không đúng nơi quy định gây mất vệ sinh trên các trục đường, vỉa hè, sông, suối, ao, h, công viên, vườn hoa và các khu công cộng khác; không để vật nuôi gây mất vệ sinh nơi công cộng.

3. Nghiêm cấm mọi hành vi tự ý phá hoại vườn hoa, thảm c, các thảm thực vt trong đô thị, các khu dân cư, các trục đường giao thông và nơi công cộng.

4. Không hút thuốc lá nơi công cộng.

Điều 20. Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình, cá nhân

1. Thực hiện nghiêm túc các quy định về bo vệ môi trường theo hương ước, nội quy, quy chế của địa phương và các quy định luật pháp có liên quan.

2. Thực hiện lối sống thân thiện với môi trường; vận động gia đình và cộng đồng tích cực tham gia hoạt động vệ sinh môi trường khu phố, đường làng, ngõ xóm, nơi công cộng và hoạt động tự quản về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư.

3. Không được phát tán khí thải, mùi hôi, tiếng ồn và tác nhân khác vượt quá tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của cộng đồng dân cư xung quanh, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 22 giờ đêm đến 6 giờ sáng.

4. Sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên; tăng cường tái sử dụng, tái chế rác thải, sdụng các loại bao gói dễ phân hủy trong tự nhiên, các sản phẩm có gắn nhãn sinh thái, sản phm thân thiện với môi trường; thực hiện tiêu dùng ít phát sinh rác thải, nhất là bao bì nilon khó phân hủy.

5. Thực hiện phân loại rác tại nguồn, tận dụng, tái chế, tái sử dụng chất thi rắn. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện việc phân loại cht thải rắn tại nguồn.

6. Các hộ gia đình phải có đường thoát nước ra cống công cộng hoặc mương thoát nước chung; không thi nưc thải tràn ra nơi công cộng hoặc sang phạm vi đất của gia đình khác làm mất vệ sinh, ảnh hưởng đến môi trường.

7. Thực hiện nghiêm túc việc đóng các loại phí về thu gom rác thải, phí nước thải sinh hoạt và phí về bảo vệ môi trường khác theo quy định của pháp luật.

8. Khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân xây dựng và sử dụng hố xí tự hoại, hố xí hợp vệ sinh; xây dựng các công trình vệ sinh, công trình phụ, chuồng trại chăn nuôi cách xa ngun nước sử dụng.

Điều 21.  Bảo vệ môi trường khi xảy ra sự cố môi trường

1. Tổ chức, cá nhân phát hiện dấu hiệu xảy ra sự cố môi trường phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan chuyên môn gần nhất để thực hiện việc ngăn chặn, xử lý kịp thời và khc phục sự cố môi trường.

2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gây ra sự cố môi trường:

a) Thực hiện các biện pháp khẩn cấp để đảm bảo an toàn cho người và tài sản; ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nht các nguồn gây ra sự c môi trường, các đường dẫn phát tán chất thải, tác nhân gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.

b) Thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường nơi xảy ra sự c; trường hợp sự cố môi trường xảy ra trong phạm vi nhiều cơ sở thì người đứng đầu các cơ sở có trách nhiệm cùng phối hợp ứng phó.

c) Trường hợp sự cố môi trường vượt quá khả năng ng phó của cơ s, địa phương thì phải báo cáo khn cấp cho cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý để kịp thời huy động các cơ sở, địa phương khác tham gia ứng phó sự cố môi trưng.

d) Thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm.

đ) Thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm, và phục hồi môi trường theo u cầu của cơ quan quản lý môi trường.

e) Bồi hoàn chi phí trong việc huy động các nguồn lực để ứng phó sự cố môi trường.

3. Các tổ chức, cá nhân được yêu cu huy động ứng phó sự cố môi trường phải tuân thủ sự chỉ đạo của người chhuy việc ứng phó; đóng góp kinh phí, phương tiện và thực hin các biện pháp ứng phó sự cố môi trường trong phạm vi khả năng của mình.

4. Đối với các sự cố môi trường do thiên nhiên, chi phí bồi hoàn trong việc ứng phó sự cố môi trường do ngân sách nhà nước chi trả.

Chương 4.

CHÍNH SÁCH VÀ NGUỒN LỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

 

Điều 22. Chính sách khuyến khích bảo vệ môi trường

1. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bo vệ môi trường.

2. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; đầu tư phát triển công nghệ sạch, đẩy mnh xã hội hóa công tác bo vệ môi trường, tăng cường tái chế, tái sử dụng và giảm thiu chất thải. Xem xét để trao giải thưởng doanh nghiệp xanh cho các doanh nghiệp đạt được các tiêu chí trên.

3. Các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong quá trình ci tạo hệ thống xlý chất thi, di dời, khắc phục ô nhiễm được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí cải tạo hệ thống xử lý, khắc phục ô nhiễm hoặc được hỗ trợ bố trí địa điểm, hỗ trợ một phần kinh phí di dời đối với trường hợp di dời địa điểm.

4. Khuyến khích việc thành lp ttự quản môi trường để tăng cường công tác quản lý môi trường tại mỗi địa phương; hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục gây hại đến môi trường.

5. Ưu tiên tăng cường năng lực bảo vệ môi trường đảm bảo đủ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bo vệ môi trường trong thời kỳ mới.

6. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động kết hợp áp dụng các biện pháp hành chính, kinh tế và các biện pháp khác đxây dựng ý thức tự giác, kỷ cương trong hoạt động bảo vệ môi trường.

Điều 23. Nguồn tài chính cho công tác bảo vệ môi trường

1. Nguồn tài chính cho công tác bảo vệ môi trường gồm:

a) Nguồn ngân sách của tnh cho sự nghiệp bảo vệ môi trường: Hàng năm ngân sách tnh bố trí mục chi cho hoạt động bảo vệ môi trường không dưới 1% tng chi ngân sách của tnh và tăng dần tỷ lệ này theo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

b) Vốn của tổ chức, cá nhân cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, công nghiệp và dịch vụ về môi trường.

c) Tiền bồi thường thiệt hại về môi trường, thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường, tiền xử lý vi phạm pháp luật về môi trường.

d) Vốn của các cơ sở sản xuất, kinh doanh đđầu tư cho bảo vệ môi trường, phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường,

đ) Đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

e) Vốn vay ưu đãi và tài trợ từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

2. Nguồn ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường được sử dụng vào mục đích để đầu tư phát trin kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường công cộng trong tỉnh và chi thường xuyên cho sự nghiệp môi trường, trong đó ưu tiên tập trung giải quyết các vấn đề môi trường bc xúc; phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái; nâng cao năng lực qun lý nhà nước về bo vệ môi trường; tuyên truyền nâng cao nhận thức về bo vệ môi trường và khen thưởng thành tích trong công tác bảo vệ môi trường.

3. Tất cả các dự án đầu tư quy hoạch, kế hoạch đều phải có khoản mục chi phí cho công tác bảo vệ môi trường theo quy định.

Chương 5.

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 24. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện:

a) Ban hành theo thẩm quyền và chỉ đạo, tổ chức thực hiện quy định, cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch, bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố.

b) Tổ chức việc đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường, xác nhn đăng ký đề án bảo vệ môi trường đơn giản theo phân cấp; tổ chức kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản.

c) Tham gia Hội đồng cấp tỉnh thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, dự án cải tạo, phục hồi môi trường; tham gia đoàn kiểm tra đề án bo vệ môi trường chi tiết đối với các dự án, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn địa phương.

d) Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường.

đ) Chđạo công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo phân cấp; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết, khắc phục sự cố môi trường.

e) Phối hợp vớí Ủy ban nhân dân cấp huyn có liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên huyện.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã:

a) Tuyên truyền phổ biến pháp luật về bo vệ môi trường đến tận người dân, các cơ quan tổ chức trên địa bàn, tchức thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường.

b) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân về môi trường, xlý các vi phạm pháp luật về môi trường theo thẩm quyền.

c) Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bo vệ các công trình đê điều; btrí quỹ đất xây dựng nghĩa trang, khu xử lý chất thải rn đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

d) Vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh.

đ) Qun lý hoạt động của thôn, làng, bản, tổ dân phố và tổ chức tự quản về giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trên địa bàn.

e) Thực hiện các tham vấn, góp ý kiến về các vấn đề môi trường của dự án đầu tư sẽ triển khai trên địa bàn, trường hợp cần thiết phối hợp với chủ dự án tổ chức đối thoại với các bên liên quan.

Điều 25.  Trách nhiệm của các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp, Lực lượng vũ trang nhân dân

1. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Chịu trách nhiệm trước UBND tnh trong việc quản lý nhà nước về bo vệ môi trường trên địa bàn tnh, có các trách nhiệm sau:

a) Tham mưu cho UBND tnh về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn; tham mưu UBND tnh ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bo vệ môi trường thuộc thẩm quyền và có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đôn đc việc thực hiện các văn bản đó.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tchức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường.

c) Chđạo xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường trên địa bàn tnh; thực hiện công bố thông tin môi trường theo quy định của pháp luật; tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường trên địa bàn.

d) Thm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án cải tạo, phục hồi môi trường, đề án bảo vệ môi trường chi tiết của các dự án đầu tư, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh.

đ) Tổ chức kiểm tra, xác nhận việc thực hiện các công trình, biện pháp bo vệ môi trường trước khi dự án đi vào vận hành chính thức đối vi các dự án đầu tư trên địa bàn thuộc thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của UBND tỉnh; kiểm tra, xác nhận hoàn thành, các nội dung cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định.

e) Thực hiện quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh.

g) Thanh tra, kiểm tra và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị Iiên quan đến bảo vệ môi trường; xử lý theo thẩm quyền hoặc tham mưu UBND tnh xlý các vi phạm pháp luật vbảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

h) Thẩm định và tổ chức thu phí bảo vệ môi trường theo quy định.

i) Phát hiện và lập danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn, báo cáo và tham mưu UBND tnh phương án giải quyết.

k) Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, UBND cấp huyện xây dựng dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường hàng năm của tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

a) Tham mưu lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường vào chương trình xây dng chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, huyện và các dự án phát triển khác thuộc thm quyền.

b) Đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.

c) Tham mưu UBND tỉnh phê duyệt đầu tư hoặc cho phép các dự án đầu tư triển khai thực hiện khi có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt hoặc bản cam kết bảo vệ môi trưng được đăng ký xác nhận.

d) Cân đi nguồn vốn cho việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường; thẩm định các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng về xử lý môi trường, các dự án bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tnh.

đ) Bố trí kế hoạch ngân sách hàng năm chi cho sự nghiệp bo vệ môi trường cấp tỉnh và cấp huyện.

3. S Tài chính:

a) Chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh giao dự toán phân bổ ngân sách sự nghiệp môi tờng, đảm bảo nguồn kinh phí chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường; thm định phân bkế hoạch và dự toán sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm theo quy đnh của pháp luật.

b) Tham mưu Ủy ban nhân dân tnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức phí vệ sinh môi trường.

c) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường hưng dẫn sử dụng kinh phí sự nghiệp môi trường đi với các cấp ngân sách; tổ chức kiểm tra việc quản lý, sdụng kinh phí sự nghiệp môi trường trên địa bàn tnh.

d) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định về phí, lệ phí trong công tác bảo vệ môi trường.

4. Công an tỉnh:

a) Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường.

b) Tổ chc lực lượng phòng ngừa, phát hiện, đu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về môi trường theo quy đnh.

c) Tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường; tiến hành điều tra, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường theo quy định của pháp luật, chuyn cho các cơ quan nhà nước có thm quyền tài liệu, hồ sơ vụ việc ln quan tới các vi phạm pháp luật về môi trường đ thanh tra, kiểm tra, x lý theo quy định của pháp luật.

d) Thực hiện tt việc công khai thông tin các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; Phối hợp cung cấp thông tin về kết quả phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường.

5. Đài Pt thanh và Truyền hình tnh, Báo Hà Tĩnh:

a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức sản xuất các chương trình chuyên mục, chuyên đề về bảo vệ môi trường.

b) Phối hợp với S Tài nguyên và Môi trường thực hiện các chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường; phản ánh các gương điển hình tiên tiến, các vụ việc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

6. Các Ban Quản lý Khu kinh tế Vũng Áng, Cầu Treo:

a) Xem xét các dán đầu tư vào khu kinh tế, chỉ tiếp nhận các dự án thuộc ngành nghề đã được mô tả trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế, khu công nghiệp; ưu tiên các dự án có công nghệ sản xuất thân thiện với môi trưng; không tiếp nhận các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trưng nghiêm trọng.

b) Chỉ đạo,ng dẫn, đôn đốc các cơ ssản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu chức năng trong khu kinh tế, khu công nghiệp thuộc thm quyền qun lý thực hiện các quy định của pháp luật về bo vệ môi trường.

c) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trưng cp huyện và các cơ quan liên quan kiểm tra công tác bo vệ môi trường trong khu kinh tế, khu công nghiệp; giám sát việc thực hiện các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bo vệ môi trường, đ án bo vệ môi trường chi tiết hoặc đán bảo vệ môi trường đơn giản của các dự án đầu tư, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu kinh tế, khu công nghiệp đã được phê duyệt hoặc xác nhận.

d) Tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức bo vệ môi trường cho các chủ đu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế, khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu kinh tế, khu công nghiệp.

đ) Phát hiện và kịp thời báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyn vbảo vệ môi trường để giải quyết, x lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; chủ trì giải quyết các tranh chấp, kiến nghị, tố cáo về môi trường trong khu kinh tế, khu công nghiệp.

e) Cử đại diện tham gia Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, đoàn kim tra xác nhận việc thực hiện các công trình; biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của các dự án đầu tư vào khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp theo quy định.

7. Các sở, ban, ngành liên quan:

Các s, ban, ngành liên quan trên địa bàn tỉnh theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được giao, chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường liên quan đến phạm vi quản lý của sở, ngành mình.

Điều 26. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể

1. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tquốc và các đoàn thcấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, phối hợp tổ chức tuyên truyền, vận động các thành viên, hội viên và nhân dân tham gia bảo vệ môi trường; giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chc đoàn th tham gia bo vệ môi trường.

Chương 6.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 27. Xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ môi tờng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật v xphạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

2. Cán bộ công chc, viên chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn có hành vi vi phạm pháp luật về qun lý bảo vệ môi trường thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Ủy ban nhân dân các cp, thủ trưởng các cơ quan có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tchức thanh tra, kim tra xử lý kịp thi các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường.

4. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 28. Tổ chức thực hiện

1. Các s, ban, ngành, tchức đoàn thể, UBND các huyện, thành ph, thị xã tổ chức triển khai thực hiện quy định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường để tng hợp, trình UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật trích dẫn trong Quy định này có sự sửa đi, bổ sung, thay thế thì áp dụng theo các văn bản mới./.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 36/2013/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu36/2013/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành15/08/2013
Ngày hiệu lực25/08/2013
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 25/04/2018
Cập nhật6 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 36/2013/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 36/2013/QĐ-UBND bảo vệ môi trường Hà Tĩnh


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản hiện thời

              Quyết định 36/2013/QĐ-UBND bảo vệ môi trường Hà Tĩnh
              Loại văn bảnQuyết định
              Số hiệu36/2013/QĐ-UBND
              Cơ quan ban hànhTỉnh Hà Tĩnh
              Người kýLê Đình Sơn
              Ngày ban hành15/08/2013
              Ngày hiệu lực25/08/2013
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
              Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 25/04/2018
              Cập nhật6 năm trước

              Văn bản gốc Quyết định 36/2013/QĐ-UBND bảo vệ môi trường Hà Tĩnh

              Lịch sử hiệu lực Quyết định 36/2013/QĐ-UBND bảo vệ môi trường Hà Tĩnh