Quyết định 43/2007/QĐ-UBND

Quyết định 43/2007/QĐ-UBND Chương trình phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010

Quyết định 43/2007/QĐ-UBND phát triển cây trồng vật nuôi chủ lực Đồng Nai 2006 2010 đã được thay thế bởi Quyết định 1101/QĐ-UBND công bố danh mục văn bản pháp luật đã hết hiệu lực và được áp dụng kể từ ngày 04/05/2011.

Nội dung toàn văn Quyết định 43/2007/QĐ-UBND phát triển cây trồng vật nuôi chủ lực Đồng Nai 2006 2010


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 43/2007/QĐ-UBND

Biên Hòa, ngày 12 tháng 7 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI CHỦ LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10/12/1999 về Chương trình giống cây trồng, vật nuôi và giống cây lâm nghiệp đến năm 2010;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 657/TTr-SNN-PTNT-NN ngày 14/5/2007 về việc đề nghị phê duyệt Chương trình phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình phát triển các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2010.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Ao Văn Thinh

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI CHỦ LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

Phần I

NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

Căn cứ Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10/12/1999 về Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp;

Căn cứ Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về khuyến nông - khuyến ngư;

Căn cứ Thông tư số 56/2005/NĐ-CP khuyến nông, khuyến ngư">60/2005/TT-BNN ngày 10 tháng 10 năm 2005 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 56/2005/NĐ-CP ngày 26 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về khuyến nông - khuyến ngư;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 15/2007/TTLT-BTC-BNN&PTNT ngày 8 tháng 3 năm 2007 của liên bộ Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chi cho Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 6 tháng 4 năm 2006 của liên bộ Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Thủy sản về việc hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư;

Căn cứ Quyết định số 3988/QĐ-BNN-TT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc phê duyệt đề án thâm canh cây công nghiệp lâu năm đến 2010 (cây cà phê, cao su, điều, hồ tiêu, chè);

Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Nai lần thứ VIII ngày 23 tháng 12 năm 2005;

Căn cứ Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 09 tháng 01 năm 2007 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Nai (khóa VIII) về mục tiêu, nhiệm vụ năm 2007;

Theo báo cáo rà soát bổ sung quy hoạch nông nghiệp nông thôn đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 của Sở Nông nghiệp & PTNT Đồng Nai.

Xét tình hình kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên và thực trạng về sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Phần II

KHÁI QUÁT CHUNG

I. Tính cấp thiết của chương trình

Tỉnh Đồng Nai có diện tích đất tự nhiên là 590.216 ha, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên toàn quốc và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đông Nam Bộ. Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khá thuận lợi trong việc phát triển một ngành nông nghiệp hàng hóa trong đó có những cây trồng, vật nuôi có lợi thế so với các địa phương khác.

Tuy có một số thuận lợi nhưng thực trạng hiện nay chủ yếu vẫn là còn sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, tỷ lệ sử dụng giống qua chọn lọc chưa cao (năng suất và chất lượng không đồng đều), kỹ thuật nuôi, trồng tuy đã được tập huấn và cung cấp tài liệu nhưng vẫn còn nhiều nông dân làm theo kiểu cũ (chưa được thống nhất theo quy định chung), giá thành sản phẩm cao, khả năng cạnh tranh thấp. Trong điều kiện nước ta vừa trở thành thành viên chính thức của WTO, như vậy sản phẩm cây trồng, vật nuôi của cả nước nói chung và của tỉnh Đồng Nai nói riêng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm nông nghiệp cùng loại của các nước ngay trên thị trường nội địa và xuất khẩu.

Xuất phát từ thực tế trên, việc xác định một số loại cây trồng, vật nuôi chủ lực có lợi thế so sánh, phù hợp yêu cầu thị trường để quy hoạch, đầu tư xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hạ nhằm nâng cao sức cạnh tranh, giữ vững thị trường nội địa, tăng cường năng lực xuất khẩu, tăng thu nhập cho người sản xuất, góp phần ổn định cuộc sống cho gần 60% dân số sống ở khu vực nông thôn, trong điều kiện hội nhập là cấp thiết đối với ngành nông nghiệp Đồng Nai.

II. Tổng quan về sản xuất cây trồng, vật nuôi trên địa bàn

1. Về cây trồng

Tổng diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh là 291.181 ha. Trong đó có 112.966 ha cây công nghiệp lâu năm và 46.465 ha cây ăn trái.

a) Các loại cây công nghiệp dài ngày chủ yếu là cao su (39.309 ha), tiêu (7.312 ha), điều (44.708 ha), cà phê (20.277 ha), cây công nghiệp khác (1.360 ha).

b) Các loại cây ăn trái chủ yếu là chôm chôm (11.710 ha), xoài (6.314 ha), cam, chanh, quýt (4.173 ha), bưởi (1.130 ha), sầu riêng (4.012 ha), nhãn (4.358 ha), mãng cầu (2.366 ha), cây ăn trái khác (12.402 ha).

Ngoại trừ cây cao su trồng tập trung và được chú trọng đầu tư tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sau thu hoạch, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất. Các vùng trồng cây công nghiệp và cây ăn trái nhìn chung tuy có đầu tư nhưng chưa đồng bộ, thể hiện ở các mặt sau:

b1) Sản xuất phân tán, nhỏ lẻ, chưa tập trung đầu tư chiều sâu nên dẫn đến tình trạng chất lượng, mẫu mã không đồng đều, lượng sản phẩm hàng hóa thấp không đủ để đáp ứng nhu cầu chế biến hoặc buôn bán ở quy mô lớn.

b2) Kỹ thuật canh tác mặc dù có chuyển biến, nhưng chưa đạt yêu cầu; sử dụng nhiều giống, tỷ lệ sử dụng giống tốt trong sản xuất chưa cao (giống chưa qua chọn lọc, khảo nghiệm), chuyển đổi cơ cấu giống cây chậm, chưa đồng bộ, nên năng suất thấp, giá thành cao.

b3) Hệ thống quản lý còn nhiều mặt hạn chế: Việc theo dõi, kiểm soát dịch bệnh cũng như truy xuất nguồn gốc của sản phẩm chưa đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thị trường và các rào cản kỹ thuật cũng như các tiêu chuẩn kiểm dịch.

b4) Khâu bảo quản, chế biến sau thu hoạch còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng hóa sản phẩm của thị trường.

2. Về vật nuôi

a) Ngành chăn nuôi Đồng Nai đã có bước phát triển mạnh trong những năm qua gồm các vật nuôi chủ yếu như: Bò (104.463 con), trâu (5.890 con), heo (1.205.321 con), gia cầm (5.561.000 con), dê (44.000 con) (số liệu thống kê năm 2006).

b) Những năm gần đây, xu thế chăn nuôi theo quy mô lớn, hình thức trang trại theo hướng chăn nuôi công nghiệp tập trung. Trình độ quản lý, kỹ thuật tay nghề chăn nuôi của nông dân khá cao, đã giúp người chăn nuôi chủ động được nhiều mặt nên mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Hạn chế của ngành chăn nuôi hiện nay là chưa quy hoạch các vùng phát triển chăn nuôi tập trung gắn với an toàn vệ sinh dịch bệnh và giải quyết vấn đề môi trường trong chăn nuôi.

III. Xác định các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn tỉnh

1. Những lợi thế có tính so sánh trên lĩnh vực cây trồng, vật nuôi ở địa bàn tỉnh

1.1 Trên lĩnh vực cây trồng

a) Diện tích đất trồng trọt lớn, phù hợp với nhiều loài cây công nghiệp, cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Phần lớn diện tích đất trồng trọt phân bố nơi ít bị ngập úng trong mùa mưa.

b) Điều kiện khí hậu, thời tiết phù hợp cho sự phát triển cây công nghiệp, cây ăn trái vùng nhiệt đới.

c) Có hệ thống sông Đồng Nai, La Ngà và các phụ lưu cùng với các hồ chứa, khai thác nguồn nước ngầm thuận lợi trong việc cung ứng cho nhu cầu nước tưới trong mùa khô.

d) Nông dân Đồng Nai cần cù, chịu khó, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cây công nghiệp, cây ăn trái và thực tế đã có quá trình sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Cùng với sự phát triển các giống mới và kỹ thuật xử lý ra hoa rải vụ, cây ăn trái Đồng Nai có thể chủ động hơn trong việc kéo dài thời gian thu hoạch trong năm, tránh mùa thu hoạch cao điểm của trái cây các vùng khác.

e) Phát triển cây công nghiệp, cây ăn trái có nhiều thuận lợi hơn khi kết hợp với du lịch sinh thái, nhằm duy trì lá phổi xanh cho các khu công nghiệp và đô thị, tăng tính hiệu quả về mặt kinh tế cũng như môi trường.

f) Là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, các điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp khá thuận lợi, cự ly đến các sân bay, cảng biển gần, đây là một yếu tố thuận lợi cho việc tiêu thụ và xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp.

1.2 Trên lĩnh vực vật nuôi

a) Những lợi thế về kinh tế - xã hội, địa lý, như đã phân tích trên lĩnh vực cây trồng, có lợi thế để phát triển chăn nuôi.

b) Có nhiều vùng trong tỉnh đủ điều kiện để xây dựng vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi an toàn, chăn nuôi công nghiệp tập trung.

d) Trên địa bàn tỉnh có nhiều công ty, xí nghiệp, nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm quy mô lớn và nhiều cơ quan chuyên môn thuộc lĩnh vực chăn nuôi là điều kiện tốt để tác động hỗ trợ chăn nuôi.

e) Nhiều mô hình chăn nuôi công nghiệp thành công hiện nay cùng với áp dụng các biện pháp xử lý môi trường đã và đang phát huy được hiệu quả và đang được tiếp tục nhân rộng.

2. Những lợi thế có tính so sánh của một số cây trồng, vật nuôi

Theo báo cáo quy hoạch phát triển khoa học, công nghệ và môi trường tỉnh Đồng Nai đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020 được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tháng 3/2003 và được điều chỉnh năm 2006 về việc lựa chọn sản phẩm và dịch vụ chủ yếu của Đồng Nai có ý nghĩa chiến lược, trên cơ sở lợi thế so sánh đã có tính toán hệ số DRC (Domestic Resource Cost - Chi phí nội địa so với giá xuất khẩu) thì cây tiêu (DRC= 0,34), điều (DRC= 0,47), cây cao su (DRC= 0,53), cây bưởi (DRC= 0,36) và cây cà phê (DRC= 0,63) là các cây trồng có lợi thế so sánh. Cây sầu riêng và xoài và một số cây ăn trái khác là những cây có lợi thế ít hơn nhưng có vai trò thay thế hàng nhập khẩu. Con heo và con gà là sản phẩm có thế mạnh của tỉnh.

2.1 Cây cà phê:

a) Diện tích hiện có 20.277 ha.

b) Năng suất bình quân đạt 1,41 tấn/ha.

c) Lợi nhuận bình quân đạt 15.000.000 đồng/ha/năm.

Trong nhiều năm qua giá cà phê xuống thấp, nông dân sản xuất gặp nhiều khó khăn do lợi nhuận thấp, thậm chí bị lỗ (tổng thu nhập không đủ bù chi phí đầu tư), do đó nhiều hộ đã chặt bỏ, chuyển sang trồng cây khác hoặc trồng xen cây ăn trái và không đầu tư thâm canh nên năng suất không đạt theo đúng với tiềm năng về khí hậu, đất đai của các vùng trồng cà phê trên địa bàn tỉnh.

Hiện nay giá cả và lợi nhuận rất hấp dẫn đối với nông dân và dự báo giá cà phê sẽ còn tiếp tục duy trì cao trong thời gian tới. Do đó, nhiều hộ nông dân sẽ tập trung đầu tư thâm canh số diện tích hiện có nhằm tăng năng suất, sản lượng trong những năm tới đây là cần thiết. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý khi phát triển cây cà phê là vốn đầu tư, điều kiện cơ sở hạ tầng và lao động trực tiếp phục vụ sản xuất.

2.2 Cây tiêu

a) Diện tích 7.312 ha.

b) Năng suất bình quân đạt 1,84 tấn/ha.

c) Lợi nhuận bình quân đạt 50.000.000 đồng/ha/năm

d) Việt Nam là thành viên chính thức của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), điều này tạo cho ngành sản xuất tiêu Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Theo đánh giá của IPC, sản lượng tiêu trên thế giới ngày càng giảm. Các nước xuất khẩu tiêu chủ yếu như Ấn Độ, Braxin, Idonesia, Ecuador… đều có sản lượng sụt giảm trong những năm gần đây. Ngược lại, các thị trường nhập khẩu tiêu trên thế giới có xu hướng tăng. Sự thiếu hụt về nguồn cung và gia tăng về nhu cầu trên thị trường thế giới là một lợi thế cho ngành trồng tiêu Việt Nam nói chung và Đồng Nai nói riêng. Tuy nhiên, quá trình sản xuất cần phải tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn cho nông dân kỹ thuật canh tác phù hợp, đặc biệt là biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho cây tiêu.

2.3 Cây điều

a) Diện tích hiện có 44.708 ha.

b) Năng suất bình quân đạt 1,43 tấn/ha.

c) Lợi nhuận bình quân đạt 8.500.000 đồng/ha/năm.

d) Dù lợi nhuận không cao nhưng đây là cây dễ trồng và chăm sóc, đặc biệt là có khả năng phát triển trên đất xám bạc màu và vùng đất không chủ động được nước tưới.

e) Hiện nay, ở vùng Đông Nam Bộ có 10 công ty, nhà máy chế biến hạt điều được cấp giấy chứng nhận chất lượng và quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO. Thị trường xuất khẩu hiện nay đang không ngừng mở rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới.

f) Trên địa bàn tỉnh, một số nhà vườn có điều kiện đã cải tạo vườn cũ bằng cách thay giống điều mới và đầu tư thâm canh, có mô hình đạt năng suất 3 - 4 tấn/ha.

g) Cây điều vừa là cây lấy hạt cho công nghiệp chế biến thực phẩm còn là loại cây trồng có độ che phủ cao, bảo vệ môi trường và cũng đồng thời là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các cơ sở chế biến gỗ.

Từ những đặc điểm trên, cây điều là cây trồng có nhiều lợi thế đối với vùng đất xám bạc màu và vùng không chủ động được nước tưới. Tuy vậy, nếu không tập trung đầu tư thâm canh để tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích thì khả năng phải chuyển một số diện tích trồng cây điều sang trồng các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn là tất yếu trong thời gian tới.

2.4 Cây cao su

a) Diện tích hiện có 39.309 ha. Trong đó cao su địa phương là 2.800 ha. b) Năng suất bình quân đạt 1,35 tấn/ha.

c) Lợi nhuận bình quân đạt 40.000.000 đồng/ha/năm.

d) Thị trường cao su thế giới đang trong tình trạng cung thấp hơn cầu nên giá cả và lợi nhuận rất hấp dẫn đối với nông dân trong giai đoạn hiện nay.

e) Cây cao su vừa là cây lấy mủ cho công nghiệp chế biến, vừa là loại cây có độ che phủ cao và cũng đồng thời là cây cho nguồn gỗ chế biến làm hàng mộc xuất khẩu.

f) Dự báo giá cao su sẽ còn tiếp tục duy trì cao trong thời gian tới. Do đó, khả năng nhiều hộ nông dân sẽ chuyển một số diện tích cây điều kém hiệu quả sang trồng cây cao su. Tuy nhiên, lưu ý khi phát triển cây cao su là vốn đầu tư, điều kiện cơ sở hạ tầng và lao động trực tiếp phục vụ sản xuất.

2.5 Cây sầu riêng

a) Diện tích hiện có 4.012 ha.

b) Năng suất bình quân đạt 5,94 tấn/ha.

c) Lợi nhuận bình quân đạt 40.000.000 đồng/ha/năm.

d) Thị trường thành phố Hồ Chí Minh là nơi tiêu thụ sầu riêng lớn nhất (chiếm 44%), đây cũng là thị trường nhập khẩu lớn nhất nước ta. Nguồn cung cấp sầu riêng chủ yếu các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và nhập khẩu chủ yếu từ Thái Lan.

e) Với những lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng cùng với việc cải tạo giống, áp dụng các biện pháp kỹ thuật đồng bộ sầu riêng Đồng Nai có nhiều khả năng chiếm ưu thế trong thị trường nội địa.

2.6 Cây xoài

a) Diện tích hiện có 6.314 ha.

b) Năng suất bình quân đạt 7,9 tấn/ha.

c) Lợi nhuận bình quân hiện đạt 45.000.000 đồng/ha/năm.

d) Sản xuất xoài của Việt Nam chủ yếu phục vụ cho nhu cầu nội địa. Thị trường xoài thế giới được dự báo là sẽ tăng mạnh từ nay đến năm 2010. Khi hội nhập, với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh nghiệm sản xuất, cùng với đầu tư khoa học kỹ thuật cây xoài Đồng Nai sẽ có nhiều ưu thế trong việc chiếm lĩnh thị trường nội địa, thay thế hàng nhập khẩu.

2.7 Cây bưởi

a) Diện tích hiện có 1.330 ha.

b) Năng suất bình quân đạt 11,5 tấn/ha.

c) Lợi nhuận bình quân đạt 65.000.000 đồng/ha/năm.

d) Bưởi Tân Triều có những hương vị độc đáo mà các vùng trồng bưởi khác không thể có được, nhờ đó mà bưởi Tân Triều nổi tiếng ở thị trường trong nước và từng bước vươn ra thị trường ngoài nước. Đây là một lợi thế rất lớn đối với cây bưởi trên đất Đồng Nai.

e) Hiện nay sản phẩm bưởi chủ yếu là phục vụ nhu cầu trong nước và bước đầu hướng đến xuất khẩu. Tuy vậy, do việc sản xuất chưa tập trung, ứng dụng các biện pháp kỹ thuật chưa đồng bộ, công nghệ bảo quản còn hạn chế nên Việt Nam chỉ mới xuất khẩu bưởi ở dạng chào hàng, bán lẻ.

2.8 Chăn nuôi heo

a) Chăn nuôi heo tại Đồng Nai rất phát triển trong những năm qua và là một trong những tỉnh có số lượng đầu heo bình quân lớn của cả nước. Tổng đàn heo hiện có là 1.162.892 con (trong đó có 143.295 con heo nái).

b) Là vật nuôi truyền thống và đã trở thành một nghề chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mặc dù giá cả có lúc chưa thật sự ổn định, nhưng thịt heo lại là một trong những loại thực phẩm thường xuyên sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày của gia đình.

c) Với lợi thế về đất đai rộng, nguồn nông sản cung cấp cho sản xuất thực phẩm chăn nuôi dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, những năm qua đàn heo luôn phát triển ổn định cả về số lượng và chất lượng, giữ vững thế mạnh của tỉnh.

2.9 Chăn nuôi gà

a) Tổng đàn gà của Đồng Nai hiện có là khoảng 5.402.000 con với sản lượng thịt khoảng 10.000 tấn/năm.

b) Mặc dù trong những năm gần đây dịch cúm gia cầm luôn đe dọa ngành chăn nuôi gà, nhưng bằng các biện pháp phòng, chống có hiệu quả như tiêm phòng vắc-xin, vệ sinh tiêu độc môi trường, sát trùng chuồng trại… đã hạn chế được sự phát sinh, phát triển của dịch bệnh tạo cho người chăn nuôi an tâm đầu tư sản xuất và đây cũng là vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

c) Phát triển chăn nuôi gà theo hướng công nghiệp, gắn với đảm bảo an toàn sinh học, bảo vệ môi trường, cùng với thị trường tiêu thụ rộng lớn, sẽ đưa nghề chăn nuôi gà tại Đồng Nai phát triển ổn định và có hiệu quả.

3. Xác định cây trồng, vật nuôi chính trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

Trên cơ sở phân tích những lợi thế so sánh của một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh, cần thiết phải xác định một số cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 như sau:

3.1 Nhóm cây công nghiệp phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu:

a) Cây cà phê.

b) Cây tiêu.

c) Cây cao su.

d) Cây điều.

e) Cây bưởi.

3.2 Nhóm cây ăn trái thay thế hàng nhập khẩu

a) Cây sầu riêng.

b) Cây xoài.

3.3 Nhóm vật nuôi chủ lực

a) Con heo.

b) Con gà.

Phần III

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

I. Mục tiêu chương trình

1. Mục tiêu tổng quát

a) Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

b) Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập trên đơn vị diện tích của một số cây trồng vật nuôi chủ lực, góp phần nâng cao và ổn định đời sống của người nông dân trên địa bàn tỉnh.

c) Nâng cao khả năng cạnh tranh của một số cây trồng vật nuôi có lợi thế so sánh, giữ vững thị trường nội địa đối với các sản phẩm sầu riêng, xoài, heo, gà; xuất khẩu đối với các sản phẩm cà phê, tiêu, cao su, điều, bưởi.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Xây dựng các chương trình ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, phù hợp vào các khâu sản xuất, chế biến, bảo quản tại các địa bàn nông thôn nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa chủ lực trên thị trường.

b) Liên kết và phối hợp với chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương về nông nghiệp, nông thôn, các chương trình nghiên cứu khoa học, chương trình mục tiêu Quốc gia khác để nâng cao hiệu quả đầu tư từ các nguồn lực của Nhà nước, huy động tối đa nguồn lực của xã hội, hình thành và phát triển các vùng chuyên canh, sản xuất mang tính hàng hóa cao, tăng thu nhập, tạo thêm việc làm, xóa đói, giảm nghèo, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nông dân.

c) Kết hợp các hình thức đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ kỹ thuật và nông dân hình thành mạng lưới cán bộ kỹ thuật và đội ngũ cộng tác viên cơ sở có trình độ kỹ thuật phù hợp, nhằm giúp các địa phương chủ động tìm kiếm, lựa chọn và thực hiện các giải pháp thích hợp với yêu cầu phát triển cây trồng vật nuôi của địa phương.

d) Định hướng đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh hình thành những vùng sản xuất ổn định: Chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn trái; khuyến khích phát triển chăn nuôi gắn với an toàn dịch bệnh, để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng, độ đồng đều cao phục vụ nhu cầu thị trường nội địa, chế biến và xuất khẩu. Ứng dụng những công nghệ, phương pháp chế biến cho phù hợp yêu cầu của thực tế.

II. Định hướng phát triển

1. Định hướng chung

a) Xây dựng Đồng Nai là một trong những trung tâm lớn của cả nước về chăn nuôi heo, gà có chất lượng cao và là trung tâm về dịch vụ, cung ứng giống của khu vực.

b) Xây dựng các vùng chuyên canh cây cà phê, cây tiêu, cao su, điều, cây bưởi, sầu riêng, xoài.

c) Đề xuất các chính sách phù hợp để đầu tư thúc đẩy sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chủ lực đúng hướng, đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập.

2. Định hướng cụ thể đến năm 2010:

a) Cây cà phê: Tổng diện tích trồng cà phê trên địa bàn tỉnh ổn định 15.000 ha; sản lượng đạt 30.000 tấn/năm. Tập trung phát triển chủ yếu tại các địa phương Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Trảng Bom.

b) Cây tiêu: Tổng diện tích trồng tiêu trên địa bàn tỉnh ổn định 7.500 ha; sản lượng đạt 15.000 tấn/năm. Tập trung phát triển chủ yếu tại các địa phương Cẩm Mỹ, Tân Phú, Xuân Lộc, Long Khánh.

c) Cây điều: Ổn định diện tích trên các vùng đất xám bạc màu và không chủ động được nguồn nước tưới. Diện tích điều trên địa bàn tỉnh là 35.000 ha; sản lượng đạt 52.500 tấn/năm. Phát triển tập trung tại các huyện Cẩm Mỹ, Tân Phú, Định Quán, Xuân Lộc, Long Thành, Trảng Bom.

d) Cây cao su: Diện tích cao su ổn định 38.800 ha; sản lượng đạt 58.200 tấn/năm. Phát triển tập trung tại các huyện Cẩm Mỹ, Long Khánh, Long Thành,

Thống Nhất, Trảng Bom, Định Quán. Chú trọng hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật tiến bộ cho các vùng trồng cao su tiểu điền.

e) Cây sầu riêng: Diện tích 6.000 ha; sản lượng đạt 40.000 tấn/năm. Phát triển tập trung tại các huyện Cẩm Mỹ, Long Khánh, Thống Nhất, Xuân Lộc.

f) Cây bưởi: Diện tích 2.000 ha; sản lượng đạt 19.000 tấn/năm. Tập trung tại huyện Vĩnh Cửu và một số khu vực thuộc Định Quán, Tân Phú, Long Thành.

g) Cây xoài: Diện tích 8.000 ha; sản lượng đạt 70.000 tấn/năm. Tăng cường đầu tư phát triển tại các huyện Định Quán, Xuân Lộc, Tân Phú, Vĩnh Cửu.

h) Chăn nuôi heo: Tổng đàn heo trong tỉnh đạt được 1.400.000 con, sản lượng đạt 112.000 tấn/năm (đàn heo nái khoảng 172.500 con). Tập trung phát triển tại các huyện Thống Nhất, Trảng Bom, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ…

i) Chăn nuôi gà: Phát triển đàn gà đạt 8.200.000 con, sản lượng đạt 16.500 tấn thịt/năm. Chăn nuôi theo hướng tập trung đảm bảo an toàn sinh học và vệ sinh môi trường. Chủ yếu tại Xuân Lộc, Long Thành, Nhơn Trạch, Thống Nhất, Vĩnh Cửu…

III. Các giải pháp

1. Giải pháp về giống và khoa học kỹ thuật

1.1 Đối với cây trồng

a) Lĩnh vực giống:

a1) Sử dụng giống nhập ngoại, chọn tạo và nhân nhanh những giống tốt hiện có tại địa phương thông qua các hội thi trái ngon, giống tốt. Chú trọng ứng dụng các giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng tốt, thích hợp điều kiện sinh thái của từng vùng.

a2) Khuyến cáo, hướng dẫn nông dân sử dụng các giống cây có năng suất, chất lượng cao. Đối với diện tích đang sử dụng giống cũ, năng suất thấp, trước mắt tăng cường các biện pháp thâm canh tăng năng suất nhằm nâng cao hiệu quả, đồng thời từng bước thay thế bằng các giống mới tốt hơn theo phương thức chuyển đổi giống nhanh (ghép).

b) Kỹ thuật canh tác:

b1) Tùy theo từng loại cây trồng, ứng dụng kỹ thuật canh tác phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác.

b2) Đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới cho các đơn vị sản xuất tập thể, trang trại, hộ nông dân, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm kết hợp bón phân qua đường ống.

b3) Ứng dụng công nghệ ra hoa rải vụ trên một số cây ăn trái, cây công nghiệp nhằm điều chỉnh thời điểm thu hoạch phù hợp yêu cầu thị trường, tăng hiệu quả sản xuất.

b4) Quy hoạch sản xuất cây trồng theo hướng GAP (Good Agricultural

Practice - Sản xuất nông nghiệp tốt).

c) Giải pháp bảo vệ thực vật:

c1) Tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoàn chỉnh quy trình phòng trừ các loại sâu bệnh trên cây trồng chủ lực theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo môi trường sinh thái; trọng tâm là hướng dẫn nông dân sử dụng các loại chế phẩm sinh học trong sản xuất.

c2) Xây dựng hệ thống quản lý, theo dõi và kiểm soát dịch bệnh trên cây trồng theo hướng GAP.

d) Giải pháp sau thu hoạch:

d1) Hướng dẫn thu hoạch sản phẩm đúng lúc, đúng kỹ thuật, sơ chế, chọn lọc, phân loại, bảo quản phù hợp với từng loại sản phẩm và yêu cầu về thời gian lưu giữ, vận chuyển. Ứng dụng những công nghệ, phương pháp chế biến cho phù hợp yêu cầu của thực tế.

d2) Xây dựng chiến lược phát triển, thương hiệu, tăng cường quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, trên cơ sở đảm bảo chất lượng, số lượng và uy tín về bao bì, nhãn hiệu, dịch vụ giao hàng; tổ chức xúc tiến thương mại tìm đầu ra cho sản phẩm tại thị trường trong và ngoài nước.

1.2 Đối với vật nuôi

a) Về giống:

a1) Chủ động nhập khẩu một số giống heo, gà có năng suất cao và chất lượng tốt nhằm sản xuất ra sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

a2) Tiếp tục ứng dụng rộng rãi kỹ thuật thụ tinh nhân tạo heo ở các vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, góp phần nâng cao chất lượng đàn heo, tăng độ đồng đều về giống, hướng tới đáp ứng yêu cầu của nguyên liệu trong chế biến sản phẩm.

a3) Tuyển chọn một số giống gà ta có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng đưa vào sản xuất, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa.

b) Về chuồng trại:

Hướng dẫn người chăn nuôi xây dựng hệ thống chuồng trại tiên tiến, đảm bảo các yêu cầu ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật mới phù hợp với từng loại gia súc, gia cầm và điều kiện khí hậu tại Đồng Nai như nuôi chuồng lồng, hệ thống làm mát, xử lý chất thải bằng Biogas…

c) Về thức ăn

Hướng dẫn người chăn nuôi sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng, không ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Tận dụng các sản phẩm nông nghiệp tại

chỗ kết hợp với thức ăn công nghiệp, thức ăn bổ sung… nhằm hạ giá thành sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

d) Về phòng trừ dịch bệnh

d1) Vận động các cơ sở, hộ gia đình đang chăn nuôi di dời tới vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi; giảm dần hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, chuyển sang chăn nuôi tập trung, đáp ứng đủ các điều kiện về chăn nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh và môi trường.

d2) Áp dụng các biện pháp phòng bệnh đồng bộ như vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng bắt buộc… nhằm hạn chế tối đa dịch bệnh xảy ra.

d3) Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển, giết mổ, vệ sinh thú y.

e) Về chế biến và tiêu thụ sản phẩm

e1) Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư các cơ sở

giết mổ, chế biến, tiêu thụ tại chỗ; củng cố, xây dựng mới, quy hoạch hệ thống giết mổ trên địa bàn tỉnh.

e2) Từng bước xây dựng hệ thống cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao, an toàn thú y, sạch bệnh.

2. Nhóm các giải pháp khác

2.1 Giải pháp về quy hoạch

Căn cứ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 định hướng đến năm 2020 của từng địa phương; trên cơ sở xác định các loại cây trồng, vật nuôi chủ lực có lợi thế so sánh của từng vùng, ngành nông nghiệp phối hợp với các đơn vị liên quan cùng các địa phương thống nhất một số nội dung chủ yếu sau:

a) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng chủ lực cho phù hợp với lợi thế của từng vùng, tăng hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích đất canh tác.

b) Tổ chức sản xuất theo hướng tăng năng suất, chất lượng và giá trị các loại nông sản hiện có, giảm giá thành sản phẩm, kết hợp mở rộng quy mô sản xuất một số cây trồng, vật nuôi chủ lực trên cơ sở thị trường và lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và nước.

2.2 Giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho nông nghiệp

a) Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho các vùng sản xuất nông nghiệp theo đúng quy hoạch, kế hoạch.

b) Tăng cường đầu tư các công trình hồ chứa nước, hệ thống thủy lợi bằng nguồn vốn Nhà nước và nguồn vốn từ các thành phần kinh tế khác để phục vụ có hiệu quả cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

2.3 Giải pháp hỗ trợ chuyển dịch sản xuất

Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo định hướng xây dựng các vùng chuyên canh cây trồng và phương thức chăn nuôi tập trung, đảm bảo an toàn sinh học bước đầu sẽ khó khăn đối với người nông dân; Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ, trong đó ngoài việc hỗ trợ giống, kỹ thuật thì việc hỗ trợ về vốn vay để phát triển sản xuất là hết sức cần thiết.

Về vốn, tín dụng:

a) Có chính sách cụ thể về vốn vay cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ nông dân đã xác định được hướng sản xuất, kinh doanh chiến lược, có tiềm năng cạnh tranh trong và ngoài nước cần được vay vốn trung, dài hạn với lãi suất hợp lý để phát triển sản xuất nông nghiệp.

b) Có chính sách thuế hợp lý đối với các đơn vị xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phục vụ phát triển các vùng chuyên canh cây con chủ lực; tạo điều kiện nhập khẩu giống mới, thiết bị kỹ thuật, công nghệ chế biến…

2.4 Đào tạo nguồn nhân lực: Xây dựng kế hoạch phối hợp các viện, trường tăng cường đào tạo các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp thực hành để hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật có hiệu quả cho nông dân.

Tổ chức các khóa huấn luyện ngắn hạn có mục tiêu cụ thể nhằm bổ sung kiến thức cơ bản chuyên môn về cây trồng, vật nuôi, phân bón, dinh dưỡng… cho các tổ chức sản xuất tập thể, chủ trang trại, hộ nông dân có yêu cầu.

Về chính sách

a) Quy hoạch các vùng chăn nuôi để người chăn nuôi yên tâm đầu tư lâu dài, bền vững.

b) Có các chính sách khuyến khích các nhà đầu tư, thành lập các tổ sản xuất, các hợp tác xã cung cấp dịch vụ cho phát triển chăn nuôi.

c) Tổ chức thực hiện tốt các quy định về giống, quản lý giống, quản lý thú y, dịch vụ bảo hiểm…

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Để triển khai thực hiện chương trình, các ngành, các cấp cần có sự phối hợp chặt chẽ, phân công phân nhiệm cụ thể, có sự thống nhất cao trong quá trình hỗ trợ các địa phương thực hiện, cụ thể:

I. Trách nhiệm của UBND cấp huyện.

1. Về quy hoạch - xây dựng cơ sở hạ tầng:

a) Căn cứ điều kiện khí hậu, đất đai, địa phương xác định các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp, có lợi thế cạnh tranh, trên cơ sở quy hoạch kinh tế xã hội, quy hoạch sử dụng đất, các quy hoạch ngành và hướng dẫn của Sở Nông nghiệp & PTNT để xây dựng các dự án cụ thể, chi tiết cho từng vùng, từng tiểu vùng, từng cánh đồng tương ứng và phù hợp với định hướng cây con chủ lực. Các giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách về vốn (tín dụng, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu...) phải được cụ thể hóa cho từng dự án, trên cơ sở đó các ngành có liên quan tùy theo chức năng sẽ tham gia để đảm bảo cho các dự án thực hiện có hiệu quả.

b) Xây dựng, quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi an toàn.

c) Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như hệ thống đường giao thông, điện, thủy lợi, thoát nước, hệ thống xử lý nước thải…

2. Về chuyển giao kỹ thuật:

a) Phối hợp các cơ quan chuyên môn chủ động tổ chức tuyển chọn một số giống cây trồng, vật nuôi chủ lực của địa phương có năng suất cao, chất lượng tốt, tổ chức nhân giống phục vụ cho sản xuất.

b) Phối hợp các cơ quan chuyên môn, xây dựng các mô hình trình diễn áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật nuôi, trồng tiên tiến để nhân rộng ra sản xuất.

c) Tăng cường vận động, xây dựng các loại hình kinh tế hợp tác nhằm ứng dụng đồng bộ và có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật mới.

d) Chỉ đạo, tạo điều kiện cho các địa phương thành lập các câu lạc bộ, hội nghề nghiệp… để làm đầu mối hỗ trợ đầu tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

e) Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân xây dựng thương hiệu các loại sản phẩm chủ lực để giới thiệu và tiếp cận người tiêu dùng trong và ngoài nước.

f) Tạo điều kiện cho nông dân vay vốn tín dụng phát triển sản xuất phù hợp theo từng loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh của địa phương.

II. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và PTNT

1. Sở Nông nghiệp & PTNT chịu trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật để các địa phương chỉ đạo, xây dựng dự án phát triển cây con chủ lực có lợi thế phù hợp với điều kiện thực tế trên từng địa bàn. Lập các dự án thuộc chức năng, nhiệm vụ của ngành (giống cây trồng, vật nuôi, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, xây dựng các mô hình...) để bảo đảm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các địa phương triển khai có hiệu quả các dự án do địa phương xây dựng.

2. Ban hành, hướng dẫn, tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi theo hướng công nghệ cao; bồi dưỡng về kiến thức quản lý khoa học, hiệu quả trong sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

3. Tổ chức tập huấn, tham quan học tập cho cán bộ nông nghiệp cấp tỉnh, huyện, các đoàn thể, các hội, chủ trang trại, hợp tác xã và câu lạc bộ về cách tổ chức sản xuất kinh doanh cây trồng, vật nuôi trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và Quốc tế.

4. Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn chuẩn bị đầy đủ các loại vắc xin, thuốc bảo vệ thực vật… cung ứng kịp thời cho nhu cầu chăn nuôi, trồng trọt; hướng dẫn sử dụng có hiệu quả để phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái.

5. Xây dựng các điểm trình diễn về giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; ứng dụng thành tựu các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

6. Phối hợp với các ngành, đoàn thể, địa phương vận động các doanh nghiệp hợp đồng liên kết sản xuất, gia công và tiêu thụ nông sản.

7. Nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp phù hợp với các cam kết WTO.

8. Tổ chức đánh giá, sơ kết và tuyên truyền về hiệu quả kinh tế của việc phát triển các sản phẩm cây con chủ lực.

III. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan:

1. Sở Kế hoạch - Đầu tư: Chủ trì, phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành hữu quan và các địa phương thống nhất việc bố trí nguồn vốn ngân sách đầu tư cho chương trình, là cơ quan đầu mối tiếp nhận và tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách để thực hiện chương trình đạt hiệu quả cao.

2. Sở Tài chính - Vật giá: Chịu trách nhiệm cấp phát đủ và kịp thời nguồn ngân sách Nhà nước đầu tư cho Chương trình theo kế hoạch và tiến độ đã được UBND tỉnh phê duyệt. Kiểm tra tình hình sử dụng, thanh quyết toán các nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước. Phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các địa phương, các ngành hữu quan xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành chính sách phù hợp, khả thi để thực hiện tốt chương trình phát triển các loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 - 2010.

3. Sở Khoa học - Công nghệ: Chủ trì, phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành hữu quan xem xét và trình UBND tỉnh cho phép triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, các dự án phục vụ cho chương trình phát triển các loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 - 2010.

4. Sở Nội vụ: Phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (bao gồm cả đào tạo ở cơ sở nước ngoài).

5. Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh Truyền hình Đồng Nai: Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, thông tin về mục tiêu, nội dung “Chương trình phát triển các loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 - 2010”, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các mô hình sản xuất tiên tiến, các thông tin về thị trường... để nông dân có điều kiện tiếp cận, nghiên cứu học tập và ứng dụng vào sản xuất.

6. Các Đoàn thể: Đề nghị các Đoàn thể (Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh tỉnh) xây dựng kế hoạch phối hợp cùng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan tham mưu của UBND tỉnh trong việc tuyên truyền, vận động Đoàn viên, Hội viên là nông dân đi đầu trong trong việc tham gia thực hiện “Chương trình phát triển các loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 - 2010”, nhằm nâng cao đời sống của đoàn viên, hội viên và góp phần thực hiện thắng lợi chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ.

7. Các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp thực hiện Chương trình.

8. Các ban ngành, đoàn thể địa phương: Cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn của tỉnh đứng chân trên địa bàn, hỗ trợ giúp đỡ dân, vận động nhân dân tham gia học tập, nhằm thay đổi nhận thức cũ, sớm ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, nhanh chóng đưa các mặt hàng nông sản, thực phẩm hội nhập vào khu vực và thế giới.

IV. Địa điểm và đối tượng tham gia chương trình

- Lĩnh vực cây trồng:

1. Địa điểm thực hiện chương trình:

Các phường, xã thuộc 11 huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa có quy hoạch, định hướng quy hoạch các loại cây trồng chủ lực phù hợp với định hướng phát triển của chương trình, cụ thể như sau:

- Diện tích trồng mới được tính trên cơ sở nông dân mở rộng diện tích trong 3 năm theo định hướng quy hoạch nông nghiệp nông thôn tại các địa phương trên địa bàn tỉnh và 10% diện tích trồng mới thay thế cho vườn cây già cỗi, sâu bệnh hại, kém hiệu quả…

- Để đáp ứng được yêu cầu triển khai nhanh, hiệu quả “Chương trình phát triển các loại cây trồng vật nuôi chủ lực trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 - 2010” Chương trình phối hợp cùng các hộ nông dân, các trang trại có đủ điều kiện, đầu tư, hỗ trợ xây dựng mô hình điểm để nông dân và các trang trại trên địa bàn tỉnh học tập mở rộng diện tích.

- Trong sản xuất hiện nay các loại cây trồng được nông dân sản xuất đan xen theo từng địa điểm, khu vực và tùy thuộc vào điều kiện đất đai, nguồn nước, sức tiêu thụ, tập quán canh tác của nông dân. Để tạo động lực phát triển một số cây trồng chủ lực có lợi thế so sánh trên địa bàn tỉnh, việc chọn 30% diện tích trồng mới là cần thiết và phù hợp để xây dựng các mô hình điểm, ứng dụng quy trình kỹ thuật công nghệ cao nhằm xác định tính hiệu quả của các giải pháp kỹ thuật và là nơi học tập, tham quan, trao đổi giữa các hộ nông dân, chính quyền và các đoàn thể có liên quan của các địa phương, để tuyên truyền, nhân rộng ra sản xuất đại trà, tạo ra các vùng sản xuất năng suất, chất lượng sản phẩm cao đủ sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập.

- Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, kinh nghiệm, tập quán canh tác của nông dân tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Chương trình hỗ trợ nông dân xây dựng mô hình điểm để mở rộng diện tích trên cơ sở định hướng của chương trình đến năm 2010 cụ thể là:

+ Diện tích trồng mới: Chương trình hỗ trợ 40% kinh phí mua giống xây dựng mô hình trên 30% diện tích trồng mới của 5 loại cây trồng chủ lực; hỗ trợ 20% kinh phí đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và hệ thống tưới nước tiết kiệm.

+ Diện tích cây trồng kinh doanh: Chương trình hỗ trợ 20% kinh phí đầu tư phân bón, thuốc BVTV và hệ thống tưới nước tiết kiệm xây dựng mô hình trên 5 loại cây trồng chủ lực với diện tích xây dựng mô hình 2% tổng diện tích cây trồng hiện có.

- Với những cơ sở trên về số lượng, chủng loại và diện tích các loại cây trồng cần chương trình đầu tư, hỗ trợ dự kiến bố trí cụ thể tại các địa phương trên địa bàn tỉnh như sau:

1.1 Cây tiêu:

TT

Địa phương

Hiện trạng 2007
(ha)

Năm 2010
(ha)

So sánh (ha)
2010- 2007

Diện tích trồng mới
(ha)

Chương trình hỗ trợ

Trồng mới
(ha)

Thâm canh
(ha)

1

Biên Hòa

4

4

0

0

0

0

2

Vĩnh Cửu

165

260

95

103

20

0

3

Tân Phú

1.077

1.080

3

57

30

15

4

Định Quán

823

380

-443

0

0

18

5

Xuân Lộc

1.115

1.400

285

336

82

26

6

Long Khánh

713

950

237

271

55

20

7

Thống Nhất

385

400

15

34

34

12

8

Long Thành

48

50

2

0

0

0

9

Nhơn Trạch

15

16

1

0

0

0

10

Trảng Bom

713

710

-3

0

0

10

11

Cẩm Mỹ

2.254

2.250

- 4

117

55

29

Tổng cộng

7.312

7.500

188

918

276

130

1.2 Cây cà phê:

TT

Địa phương

Hiện trạng 2007
(ha)

Năm 2010
(ha)

So sánh (ha)
2010-2007

Diện tích trồng mới
(ha)

CT hỗ trợ

Trồng mới
(ha)

Thâm canh
(ha)

1

Biên Hòa

0

0

0

0

0

0

2

Vĩnh Cửu

245

0

-245

0

0

0

3

Tân Phú

790

300

-490

79

23

14

4

Định Quán

1.335

800

-535

134

41

24

5

Xuân Lộc

2.025

1.600

-425

203

62

36

6

Long Khánh

1.405

600

-805

141

42

25

7

Thống Nhất

1.613

1.400

-213

161

48

29

8

Long Thành

932

400

-532

90

28

17

9

Nhơn Trạch

0

0

0

0

0

0

10

Trảng Bom

3.722

2.700

-1.022

372

112

67

11

Cẩm Mỹ

8.210

7.200

-1.010

820

244

153

Tổng cộng

20.227

15.000

-5.227

2.000

600

365

1.3 Cây xoài:

TT

Địa phương

Hiện trạng 2007
(ha)

Năm 2010
(ha)

So sánh (ha)
2010-2007

Diện tích trồng mới
(ha)

CT hỗ trợ

Trồng mới
(ha)

Thâm canh
(ha)

1

Biên Hòa

56

55

-1

0

0

0

2

Vĩnh Cửu

1.227

1.225

-2

119

36

20

3

Tân Phú

313

945

632

662

190

7

4

Định Quán

2.342

2.350

8

242

73

35

5

Xuân Lộc

1.637

2.480

843

1.007

200

32

6

Long Khánh

0

0

0

0

0

0

7

Thống Nhất

37

140

103

107

108

0

8

Long Thành

120

130

10

22

33

0

9

Nhơn Trạch

202

200

-2

18

6

6

10

Trảng Bom

104

200

96

106

32

0

11

Cẩm Mỹ

276

275

-1

27

15

10

Tổng cộng

6.314

8.000

1.686

2.310

693

110

1.4 Cây bưởi:

TT

Địa phương

Hiện trạng 2007
(ha)

Năm 2010
(ha)

So sánh (ha)
2010-2007

Diện tích trồng mới
(ha)

CT hỗ trợ

Trồng mới
(ha)

Thâm canh
(ha)

1

Biên Hòa

45

50

5

10

4

0

2

Vĩnh Cửu

734

920

186

259

78

16

3

Tân Phú

141

365

224

230

67

0

4

Định Quán

108

290

182

192

58

0

5

Xuân Lộc

0

0

0

0

0

0

6

Long Khánh

0

0

0

0

0

0

7

Thống Nhất

7

7

0

0

0

0

8

Long Thành

160

220

60

76

23

8

9

Nhơn Trạch

97

120

23

33

10

0

10

Trảng Bom

17

16

-1

0

0

0

11

Cẩm Mỹ

12

12

0

0

0

0

Tổng cộng

1.330

2.000

670

800

240

24

1.5 Cây Sầu riêng:

TT

Địa phương

Hiện trạng 2007
(ha)

Năm 2010
(ha)

So sánh (ha)
2010-2007

Diện tích trồng mới
(ha)

CT hỗ trợ

Trồng mới
(ha)

Thâm canh
(ha)

1

Biên Hòa

0

0

0

0

0

0

2

Vĩnh Cửu

21

20

-1

0

0

0

3

Tân Phú

360

660

300

336

100

7

4

Định Quán

101

120

19

34

10

0

5

Xuân Lộc

381

830

449

487

143

8

6

Long Khánh

1.234

1.735

501

624

190

22

7

Thống Nhất

190

560

370

389

117

4

8

Long Thành

307

310

3

34

10

6

9

Nhơn Trạch

51

50

-1

0

0

0

10

Trảng Bom

103

305

202

212

64

0

11

Cẩm Mỹ

1.264

1.410

146

272

82

25

Tổng cộng

4.012

6.000

1.988

2.388

716

72

2. Đối tượng tham gia chương trình:

Tiêu chí lựa chọn các đối tượng hưởng lợi của chương trình là những hộ nông dân, các trang trại có đủ các điều kiện sau:

a) Có đất sản xuất không thuộc diện đất quy hoạch khu dân cư, khu công nghiệp... phù hợp với yêu cầu đầu tư phát triển của chương trình.

b) Đảm bảo đủ vốn đối ứng để thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật theo quy định của chương trình.

c) Được chính quyền địa phương chọn tham gia chương trình.

2.1 Nghĩa vụ và quyền lợi của đối tượng được hưởng lợi từ chương trình

a) Nghĩa vụ của đối tượng được hưởng lợi từ chương trình

a1) Phải đáp ứng đủ các điều kiện trên.

a2) Phải tuân thủ và ứng dụng chặt chẽ các quy trình kỹ thuật nuôi, trồng do Ban Quản lý (BQL) chương trình hướng dẫn.

a3) Phải tham dự đầy đủ các buổi tập huấn, tham quan, hội thảo theo yêu cầu của BQL chương trình.

a4) Tham gia cùng BQL chương trình và chính quyền địa phương vận động nông dân trong khu vực ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới.

a5) Có trách nhiệm tuyên truyền và hướng dẫn cho các hộ nông dân trong khu vực nhân rộng mô hình trình diễn đạt hiệu quả cao.

b) Quyền lợi của đối tượng được hưởng lợi từ chương trình.

b1) Được hỗ trợ kinh phí, giống, vật tư theo quy định của chương trình.

b2) Được tham dự các buổi tập huấn, tham quan, hội thảo... do BQL chương trình tổ chức.

- Lĩnh vực chăn nuôi:

1. Mục tiêu đầu tư xây dựng trại giống gốc heo và gà

Mục tiêu đầu tư xây dựng trại giống gốc heo và gà sẽ đáp ứng nhu cầu con giống, giúp cho địa phương và người chăn nuôi cải tạo nhanh đàn heo và gà hiện có, tiến tới thay thế đàn heo xấu trong dân bằng đàn heo ngoại siêu nạc, dễ nuôi, sức đề kháng bệnh tốt, giúp tăng năng suất lao động trong chăn nuôi để hạ giá thành sản phẩm đủ sức cạnh tranh thị trường thế giới.

Sản xuất giống bố mẹ, tinh heo giống thuần cung cấp cho người chăn nuôi tạo ra sản phẩm thịt heo phù hợp với tiêu chuẩn tiêu dùng và phù hợp với công nghiệp giết mổ, chế biến.

Cung cấp sản phẩm thịt sạch, chất lượng cao, đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Xây dựng trại chăn nuôi heo, gà giống gốc theo mô hình công nghệ tiên tiến.

2. Doanh nghiệp tham gia thực hiện chương trình:

- Công ty Cổ phần Nông súc sản Đồng Nai

- Công ty TNHH một thành viên Thọ Vực

- Công ty Cổ phần Chăn nuôi Phú Sơn

3. Quy mô và kế hoạch thực hiện chương trình:

a) Công ty Cổ phần Nông súc sản Đồng Nai

TT

Cơ cấu đàn

Kế hoạch phát triển từng năm

2006

2007

2008

2009

2010

1

Đực giống

20

23

38

61

96

2

Nái sinh sản

130

230

384

608

1.200

3

Đực hậu bị

20

23

38

61

96

4

Nái hậu bị

104

161

432

684

720

5

Hậu bị cái nhỏ

104

276

576

912

960

6

Heo >75

273

460

1.056

1.672

2.400

7

Heo 28 -75

312

552

1.075

1.702

2.928

8

Heo theo mẹ

338

575

1.200

1.900

3.600

Cộng

1.300

2.300

4.800

7.600

12.000

b) Công ty TNHH một thành viên Thọ Vực

TT

Cơ cấu đàn

Kế hoạch phát triển từng năm

2006

2007

2008

2009

2010

1

Đực giống

9

11

15

18

20

2

Nái sinh sản

203

277

350

425

500

3

Đực hậu bị

 

 

 

 

158

4

Nái hậu bị

 

 

 

 

10

5

Heo cai sữa

316

316

316

416

516

6

Heo theo mẹ

237

237

237

337

537

Cộng

765

814

918

1.196

1.741

c) Công ty Cổ phần Chăn nuôi Phú Sơn

TT

Cơ cấu đàn

Kế hoạch phát triển từng năm

2006

2007

2008

2009

2010

1

Đực giống

90

100

110

130

150

2

Nái sinh sản

609

660

700

800

900

3

Đực hậu bị

500

550

550

600

600

4

Nái hậu bị

120

140

140

160

180

5

Hậu bị cái nhỏ

1.400

1.500

1.500

1.600

1.700

6

Heo con cai sữa

1.500

1.600

1.700

1.900

2.100

7

Heo theo mẹ

750

800

900

1.050

1.200

Cộng

4.969

5.350

5.600

6.240

6.830

V. Giải pháp tài chính của chương trình

Giải pháp tài chính của chương trình thực hiện trên cơ sở có sự hỗ trợ về tài chính của ngân sách tỉnh xây dựng các mô hình điểm để nông dân học tập, ứng dụng vào thực tiễn, mở rộng diện tích sản xuất, hỗ trợ cho các doanh nghiệp lưu giữ, bảo tồn, phát triển giống gốc phục vụ cho sản xuất.

- Các doanh nghiệp tham gia chương trình đóng góp 70% kinh phí thực hiện chương trình theo Thông tư Liên tịch số 15/2007/TTLT-BTC-BNN&PTNT ngày 8 tháng 3 năm 2007 của Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp & PTNT về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước chi cho chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp.

- Nông dân tham gia chương trình phải đảm bảo có đủ nguồn vốn đối ứng theo quy định của chương trình. (60% kinh phí mua giống + 80% kinh phí mua vật tư theo nội dung Thông tư Liên tịch số 30/2006/TTLT-BTC-BNN&PTNT-BTS ngày 6 tháng 4 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Thủy sản về việc hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với hoạt động khuyến nông, khuyến ngư.

1. Lĩnh vực cây trồng:

- Diện tích trồng mới: Chương trình hỗ trợ 40% kinh phí mua giống xây dựng mô hình, hỗ trợ 20% kinh phí đầu tư phân bón, thuốc BVTV và hệ thống tưới nước tiết kiệm.

- Diện tích cây trồng kinh doanh: Chương trình hỗ trợ 20% kinh phí đầu tư phân bón, thuốc BVTV và hệ thống tưới nước tiết kiệm xây dựng mô hình.

Tổng vốn đầu tư: 132.726.000.000 đồng.

- Vốn đối ứng của dân là 111.756.000.000 đồng.

- Vốn đầu tư của ngân sách là 20.970.000.000 đồng (1+2).

+ Nguồn kinh phí hỗ trợ nông dân 19.970.000.000 đồng (1).

+ Nguồn kinh phí hoạt động của chương trình 1.000.000.000 đồng (2).

2. Lĩnh vực vật nuôi:

Nhà nước hỗ trợ 30% kinh phí cho các đơn vị đầu tư phát triển đàn heo, gà giống gốc:

- Vốn đối ứng của doanh nghiệp 121.954.000.000 đồng.

- Vốn hỗ trợ của ngân sách là 35.584.000.000 đồng.

Tổng kinh phí chương trình (2006 - 2010): 290.264.000.000 đồng (1) + (2)

+ Vốn đối ứng: 233.710.000.000 đồng (1).

- Vốn đối ứng của dân: 111.756.000.000 đồng.

- Vốn đối ứng của doanh nghiệp: 121.954.000.000 đồng.

+ Vốn hỗ trợ của ngân sách: 56.554.000.000 đồng (2).

- Cây trồng: 20.970.000.000 đồng.

- Vật nuôi: 35.584.000.000 đồng.

3. Phân kỳ đầu tư giai đoạn 2006 - 2010:

ĐVT: 1.000.000đ

TT

Chương trình hỗ trợ

Tổng

2006

2007

2008

2009

2010

1

Hỗ trợ heo, gà giống gốc

35.584

4.887

4.965

6.671

8.310

10.751

2

Hỗ trợ cây trồng

19.970

 

 

7.634

7.022

5.315

3

Hỗ trợ hoạt động

1.000

 

 

310

395

295

Tổng cộng

56.554

4.887

4.965

14.615

15.727

16.361

(Chi tiết có dự toán đính kèm)

Nguồn vốn ngân sách Nhà nước chỉ là chất “Men” để thu hút các nguồn vốn đầu tư trong dân và các thành phần kinh tế khác, để cùng Nhà nước thực hiện có hiệu quả kế hoạch, quy hoạch trong quá trình phát triển sản xuất, góp phần ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.

Tuy nhiên, những hộ thiếu vốn sẽ gặp khó khăn trong đầu tư phát triển sản xuất, phải sử dụng các nguồn vốn vay của các ngân hàng và tổ chức tín dụng.

VI. Hiệu quả của chương trình

1. Hiệu quả kinh tế:

a) Thực hiện chương trình này, đến năm 2010 tỉnh Đồng Nai sẽ hình thành được những vùng chuyên canh và những vùng chăn nuôi tập trung với các cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn. Với quy mô diện tích và sản lượng:

Bảng 3: Hiệu quả kinh tế của Chương trình

STT

Loại cây trồng, vật nuôi

Thực trạng (2007)

Mục tiêu (2010)

A

Cây trồng

DT (ha)

NS(T/ha)

DT (ha)

NS(T/ha)

1

Cây tiêu

7.312

1,84

7,500

2

2

Cây sầu riêng

4.012

5,94

6.000

8

3

Cây xoài

6.314

7,9

8.000

10

4

Cây bưởi

1.330

11,5

2.000

13,5

5

Cây cà phê

20.277

1,41

15.000

2

6

Cây điều

44.708

1,43

35.000

1,5

7

Cây cao su

39.309

1,35

38.800

1,5

B

Vật nuôi

Con

SL(tấn)

Con

SL(tấn)

8

Heo

1.160.000

92.800

1.400.000

112.000

9

5.400.000

10.000

8.200.000

16.500.000

b) Ngoài các sản phẩm trên, về lâu dài các loại cây trồng như điều, xoài, bưởi đặc biệt là cao su có thể cung cấp cho xã hội một lượng lớn các sản phẩm về gỗ, chất đốt.

c) Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sau 5 năm thực hiện chương trình dự án sẽ phát sinh lãi, song hiệu quả lớn nhất là góp phần quản lý tốt đàn giống gốc theo chương trình giống Quốc gia, cùng với việc cải tạo đàn heo trong khu vực, trong nhân dân đạt tiêu chuẩn chất lượng, tiến tới chăn nuôi đạt năng suất cao, giá thành hạ nhưng chất lượng không thua kém các nước trong khu vực.

d) Chi phí chăn nuôi thấp, năng suất chăn nuôi cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi, xóa đói giảm nghèo trong nhân dân lao động.

2. Hiệu quả về xã hội và môi trường:

a) Về cơ bản, diện tích cây trồng không tăng (chủ yếu là chuyển đổi) nhưng do thâm canh, ứng dụng các kỹ thuật về giống, canh tác đã giúp cho chất lượng vườn cây tốt hơn nên Chương trình này sẽ góp phần làm tăng độ che phủ chung của khu vực.

b) Từ việc hình thành các vùng chuyên canh cây trồng, các vùng chăn nuôi tập trung theo hướng an toàn sinh học áp dụng quy trình canh tác tiên tiến, quản lý dịch hại tốt sẽ giúp cho môi trường trong sản xuất nông nghiệp được cải thiện.

c) Những sản phẩm lớn được tạo ra từ các cây trồng, vật nuôi chủ lực trên địa bàn tỉnh góp phần quan trọng cho sự phát triển hệ thống dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp.

d) Cải thiện đời sống người nông dân, góp phần vào mục tiêu xóa đói, giảm nghèo, hướng tới làm giàu đối với người sản xuất nông nghiệp.

e) Chương trình thực hiện sẽ mang lại hiệu quả cao cho xã hội, giúp cho người chăn nuôi cải tạo được đàn heo, gà của địa phương theo hướng xây dựng mới đàn heo, gà đủ sức hội nhập thị trường khu vực và thị trường Quốc tế, mặt khác đàn heo sau khi được lai tạo sẽ đảm bảo dễ nuôi, tăng trọng nhanh, kháng bệnh, đem lại nhiều lợi ích cho người chăn nuôi./.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 43/2007/QĐ-UBND

Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 43/2007/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 12/07/2007
Ngày hiệu lực 22/07/2007
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Lĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực 08/03/2012
Cập nhật 7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 43/2007/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 43/2007/QĐ-UBND phát triển cây trồng vật nuôi chủ lực Đồng Nai 2006 2010


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Quyết định 43/2007/QĐ-UBND phát triển cây trồng vật nuôi chủ lực Đồng Nai 2006 2010
Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 43/2007/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Ao Văn Thinh
Ngày ban hành 12/07/2007
Ngày hiệu lực 22/07/2007
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Lĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực 08/03/2012
Cập nhật 7 năm trước

Văn bản được dẫn chiếu

Văn bản hướng dẫn

Văn bản được hợp nhất

Văn bản gốc Quyết định 43/2007/QĐ-UBND phát triển cây trồng vật nuôi chủ lực Đồng Nai 2006 2010

Lịch sử hiệu lực Quyết định 43/2007/QĐ-UBND phát triển cây trồng vật nuôi chủ lực Đồng Nai 2006 2010