Chỉ thị 28/2006/CT-UBND

Chỉ thị 28/2006/CT-UBND tăng cường công tác quản lý giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Chỉ thị 28/2006/CT-UBND tăng cường quản lý giống vật nuôi Bình Dương đã được thay thế bởi Quyết định 503/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản lĩnh vực nông nghiệp Bình Dương 2016 và được áp dụng kể từ ngày 09/03/2016.

Nội dung toàn văn Chỉ thị 28/2006/CT-UBND tăng cường quản lý giống vật nuôi Bình Dương


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 28/2006/CT-UBND

Thủ Dầu Một, ngày 01 tháng 9 năm 2006

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ GIỐNG VẬT NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Trong những năm gần đây, công tác sản xuất và kinh doanh giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã có bước phát triển đáng kể. Các công ty, doanh nghiệp sản xuất giống vật nuôi đã tạo ra được những giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao góp phần tích cực cho sản xuất của ngành Nông nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đã chấp hành tốt điều kiện sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi. Tuy nhiên, vẫn còn một số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh giống vật nuôi chưa chấp hành triệt để điều kiện về sản xuất, kinh doanh giống. Song song đó việc quản lý tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi và thực hiện việc công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi vẫn còn chậm.

Để tăng cường quản lý trong sản xuất, cung ứng giống vật nuôi và từng bước nâng cao tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi trên điạ bàn tỉnh giúp cho ngành Chăn nuôi phát triển bền vững, hướng tới xuất khẩu; Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương chỉ thị:

1. Các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh giống vật nuôi phải thực hiện đúng và đủ các điều kiện về sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi theo Pháp lệnh Giống vật nuôi của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

2. Đối với giống vật nuôi lưu thông trên thị trường phải có nhãn hàng hóa theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; Quyết định số 95/2000/QĐ-TTg ngày 15/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của quy chế ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 75/2000/TT-BNN-KHCN ngày 17/7/2000 về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg và Quyết định số 61/QĐ-BNN ngày 8/7/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố Danh mục hàng hóa giống vật nuôi phải công bố tiêu chuẩn chất lượng. Cụ thể:

a) Đối với giống vật nuôi có bao bì chứa đựng khi kinh doanh phải được ghi nhãn với nội dung như sau:

- Tên giống vật nuôi;

- Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất, kinh doanh;

- Định lượng giống vật nuôi;

- Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu;

- Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng (đối với tinh, phôi);

- Hướng dẫn bảo quản và sử dụng (đối với tinh, phôi).

b) Đối với giống vật nuôi không có bao bì chứa đựng thì phải có hồ sơ giống kèm theo, trong đó ghi rõ tên giống, xuất xứ, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng.

3. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh giống vật nuôi phải chịu trách nhiệm về chất lượng giống vật nuôi do mình sản xuất, kinh doanh thông qua việc công bố tiêu chuẩn chất lượng và thực hiện việc niêm yết công khai và đầy đủ việc công bố giống vật nuôi phù hợp tiêu chuẩn.

4. Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh giống vật nuôi không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tại Quyết định số 66, 67/QĐ-BNN ngày 16/7/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật bắt buộc phải công bố tiêu chuẩn chất lượng và quy định tạm thời các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật giống vật nuôi. Nghiêm cấm triệt để các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh giống vật nuôi có một trong các hành vi đã được quy định tại Điều 9 – Pháp lệnh giống vật nuôi, cụ thể:

a) Sản xuất, kinh doanh giống giả, giống vật nuôi không đạt tiêu chuẩn chất lượng, giống không có trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh.

b) Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen vật nuôi, xuất khẩu trái phép nguồn gen vật nuôi quý hiếm.

c) Thử nghiệm mầm bệnh, thuốc thú y, chất kích thích sinh trưởng và thức ăn chăn nuôi mới trong khu vực sản xuất giống vật nuôi.

d) Cản trở các hoạt động hợp pháp về nghiên cứu, chọn, tạo, khảo nghiệm, kiểm định, sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi.

đ) Sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi gây hại cho sức khỏe con người, nguồn gen vật nuôi, môi trường, hệ sinh thái.

e) Công bố tiêu chuẩn chất lượng, quảng cáo, thông tin sai sự thật về giống vật nuôi.

f) Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chỉ đạo công tác thanh kiểm tra việc chấp hành điều kiện sản xuất, kinh doanh và công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh.

6. Các cơ quan chức năng như Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục Thú y, Phòng Kinh tế các huyện, thị phối hợp thực hiện công tác kiểm tra điều kiện kinh doanh giống vật nuôi, việc niêm yết các tiêu chuẩn giống đã công bố, nhãn hàng hóa và nguồn gốc giống vật nuôi tại các doanh nghiệp, cơ sở và cá nhân kinh doanh giống vật nuôi trên địa bàn mình quản lý.

7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh thực hiện việc hướng dẫn và xác nhận công bố tiêu chuẩn chất lượng giống vật nuôi; tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Pháp lệnh giống vật nuôi và các văn bản pháp luật có liên quan đến giống vật nuôi.

8. Các vi phạm trong lĩnh vực giống vật nuôi được xử lý nghiêm theo Nghị định số 47/2005/NĐ-CP ngày 8/4/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi và các văn bản pháp lý liên quan.

Các sở, ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện, thị và các đơn vị, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm các nội dung trong Chỉ thị này. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra theo dõi, đôn đốc và tổng hợp tình hình báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh để có chỉ đạo kịp thời./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thị Kim Vân

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 28/2006/CT-UBND

Loại văn bảnChỉ thị
Số hiệu28/2006/CT-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành01/09/2006
Ngày hiệu lực11/09/2006
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội, Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 09/03/2016
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 28/2006/CT-UBND

Lược đồ Chỉ thị 28/2006/CT-UBND tăng cường quản lý giống vật nuôi Bình Dương


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Chỉ thị 28/2006/CT-UBND tăng cường quản lý giống vật nuôi Bình Dương
                Loại văn bảnChỉ thị
                Số hiệu28/2006/CT-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Dương
                Người kýTrần Thị Kim Vân
                Ngày ban hành01/09/2006
                Ngày hiệu lực11/09/2006
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội, Thể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 09/03/2016
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được căn cứ

                  Văn bản hợp nhất

                    Văn bản gốc Chỉ thị 28/2006/CT-UBND tăng cường quản lý giống vật nuôi Bình Dương

                    Lịch sử hiệu lực Chỉ thị 28/2006/CT-UBND tăng cường quản lý giống vật nuôi Bình Dương