Quyết định 56/2003/QĐ-UB

Quyết định 56/2003/QĐ-UB về chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn thành phố do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Quyết định 56/2003/QĐ-UB chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư tổ chức hộ gia đình cá nhân nghiên cứu sản xuất kinh doanh giống cây trồng vật nuôi đã được thay thế bởi Quyết định 48/2009/QĐ-UBND bãi bỏ văn bản thành phố Hồ Chí Minh và được áp dụng kể từ ngày 07/07/2009.

Nội dung toàn văn Quyết định 56/2003/QĐ-UB chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư tổ chức hộ gia đình cá nhân nghiên cứu sản xuất kinh doanh giống cây trồng vật nuôi


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 56/2003/QĐ-UB

TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 04 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ CÁC CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH VÀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994 ;
Căn cứ Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) 1998 ;
Căn cứ Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) và Nghị định số 35/2002/NĐ-CP ngày 29/3/2002 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ ;
Căn cứ Quyết định sè 224/1999/QĐ-TTg ngày 08/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thời kỳ 1999-2010 và Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phát triển giống cây trồng, vật nuôi và giống cây lâm nghiệp thời kỳ 2000-2005 ;
Xét Tờ trình số 270/TT-NN-NT ngày 03/4/2003 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin ban hành Quy định về chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư đối với các tổ chức, hộ nông dân nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.- Nay ban hành kèm theo Quyết định “Quy định về chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”.

Điều 2.- Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố phối hợp với các Sở-ngành và Ủy ban nhân dân các quận-huyện liên quan có sản xuất nông nghiệp để tổ chức hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quyết định này.

Điều 3.- Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 4.- Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.


Nơi nhận:

- Như điều 4
- Thường trực Thành ủy  
- TTUB : CT, PCT/TT, ĐT, CNN, TM, VX
- Văn phòng Thành ủy
- Sở Tư pháp, Sở Thương mại
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Sở Tài chánh-Vật giá, Cục Thuế TP
- Sở Địa chính-Nhà đất, Công an TP
- Liên minh các Hợp tác xã TP
- Viện kiểm sát nhân dân TP  
- Tổng Công ty Nông nghiệp Sàigòn
- Tổng Công ty Thương mại Sàigòn
- UBND các Quận 2, 7, 9, 12,  Thủ Đức, Tân Bình, Gò Vấp
 - UBND các huyện Củ Chi, Hóc Môn,  Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ
- VPHĐ-UB : CPVP, Các Tổ NCTH
- Lưu (CNN/HM)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Mai Quốc Bình

QUY ĐỊNH

VỀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH VÀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN NGHIÊN CỨU, SẢN XUẤT, KINH DOANH GIỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 56/2003/QĐ-UB  ngày 25/4/2003 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy định này áp dụng một số chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư nhằm huy động mọi nguồn lực xã hội, các thành phần kinh tế, trong và ngoài nước đầu tư xây dựng tại các cơ sở nghiên cứu, lai tạo, sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Điều 2. Giống cây trồng, vật nuôi trong quy định hiểu và thực hiện theo các văn bản sau :

1- Giống cây trồng theo Nghị định số 07/CP ngày 05 tháng 02 năm 1996 của Chính phủ và Thông tư số 02/NN-KNKL/TT ngày 01 tháng 3 năm 1997 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý giống cây trồng bao gồm :

- Giống cây trồng là tập hợp các cây nông, lâm nghiệp, cùng một loài có sự đồng nhất về di truyền, có những đặc điểm khác biệt với những cây trồng cùng loài về một hay nhiều đặc tính và khi sinh sản (hữu tính hay vô tính) vẫn giữ được các đặc tính đó

- Giống bao gồm các nguyên liệu sinh sản của thực vật dùng trong sản xuất nông, lâm nghiệp, hoa cây cảnh như : hạt, củ, rễ, thân, lá, cây con, mắt ghép, cành ghép, chồi, hoa, bào tử hoặc sợi nấm dùng để làm giống.

- Giống gốc (hay còn gọi là giống tác giả, trong lâm nghiệp gọi là cây mẹ ) được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận mới được nhân tiếp làm giống thương phẩm.

- Giống nguyên chủng là giống được nhân ra từ giống gốc hoặc tuyển chọn lại từ giống sản xuất theo qui trình sản xuất giống nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng giống nguyên chủng.

- Giống xác nhận (hay còn gọi là giống thương mại) là giống của đời cuối cùng của giống nguyên chủng để đưa ra sản xuất đại trà và không dùng làm giống cho đời sau.

2- Giống vật nuôi bao gồm:

2.1- Giống Thủy sản: Theo Thông tư số 05-TT/NC ngày 10/10/1996 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thi hành Nghị định số 14/CP ngày 19/3/1996 của Chính phủ về việc quản lý giống vật nuôi, bao gồm:

- Giống gốc, giống ông bà, giống bố mẹ được tạo từ các giống đã được thuần hóa, gia hóa trong nước hoặc nhập từ nước ngoài.

- Giống bố mẹ, giống nhỏ để nuôi lớn thành thương phẩm được chọn lọc trong quần đàn giống tự nhiên như tôm he, cua biển, trai ngọc, sò, nghêu, bào ngư, điệp . . .

- Các sản phẩm của giống như : tinh dịch, trứng thụ tinh.

2.2- Giống gia súc, gia cầm:

- Khuyến khích phát triển heo hướng nạc xuất khẩu, trâu, bò thịt, bò sữa.

- Khuyến khích phát triển các loại giống gia cầm lấy thịt và lấy trứng có chất lượng cao.

3- Các loại giống quý hiếm :

- Giống cây trồng, vật nuôi quý hiếm theo danh mục giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu và danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu tại Quyết định số 58/2001/QĐ/BNN-KNKL ngày 23/5/2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Giống quý hiếm thủy sản theo phụ lục số 3: Quy định danh mục các giống thủy sản quý hiếm tại thông tư số 05-TT/NC ngày 10/10/1996 của Bộ Thủy sản hướng dẫn thi hành Nghị định số 14/CP ngày 19/3/1996 của Chính phủ về việc quản lý giống vật nuôi.

- Giống động vật, thực vật có nguồn gốc hoang dã thực hiện theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định Danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiếm và chế độ quản lý, bảo vệ; Nghị định số 48/2002/QĐ-TTg ngày 22/4/2002 về sửa đổi, bổ sung Danh mục thực vật, động vật hoang dã quý hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 18/HĐBT ngày 17/1/1992 của Thủ tướng Chính phủ.

- Ngoài các loại giống mới như giống mới nhập, giống mới được lai tạo ra, giống mới được thuần hóa sinh sản. Các loại giống mới phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Thủy sản công nhận.

Điều 3.- Phạm vi điều chỉnh.

Phạm vi điều chỉnh quy định này bao gồm các hoạt động đầu tư sản xuất sau đây:

1. Đầu tư thành lập mới các cơ sở sản xuất giống cây trồng, vật nuôi thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước.

2. Xây dựng và khai thác các cơ sở nghiên cứu : phòng thí nghiệm, trạm thí nghiệm, trại thí nghiệm nhằm ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất giống cây trồng,vật nuôi.

3. Công nghệ sinh học được ứng dụng với mức độ quy mô công nghiệp tiên tiến trong việc sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

4. Đầu tư theo hình thức mua cổ phần của các doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa, của các công ty cổ phần, góp vốn vào các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi.

5. Đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT) hoặc xây dựng -chuyển giao-kinh doanh (BTO) hoặc xây dựng-chuyển giao (BT) trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi.

Điều 4.- Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng quy định (gọi tắt là nhà đầu tư) bao gồm:

1. Tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế có cơ sở nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi trong nước, hoạt động theo quy định của pháp luật và chấp hành đúng quy chế quản lý Nhà nước về giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

2. Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam mua cổ phần, góp vốn vào các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực giống cây trồng, vật nuôi.

Điều 5. Điều kiện và địa bàn ưu đãi đầu tư

Dự án đầu tư đáp ứng một trong các điều kiện sau đây được ưu đãi đầu tư:

1- Điều kiện ưu đãi đầu tư :

1.1. Đầu tư vào các ngành nghề tại Điều 3 quy định này cũng là theo danh mục ngành nghề được quy định tại Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 8/7/1999 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi).

1.2. Dự án đầu tư có sử dụng lao động bình quân trong năm ít nhất :

1.2.1. Đối với các tổ chức sản xuất, kinh doanh :

- Ở địa bàn huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè là : 20 người.

- Ở các quận, huyện khác là : 50 người.

1.2.2. Đối với hộ gia đình :

- Ở địa bàn huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè là : 10 người.

- Ở các quận, huyện khác là : 20 người.

2- Địa bàn ưu đãi :

Các quận, huyện có sản xuất nông nghiệp : Quận Thủ Đức, quận 2, quận 7,quận 9, quận 12, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi.

Chương 2:

BẢO ĐẢM VÀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ

Điều 6.- Nhà nước thống nhất quản lý giống cây trồng và giống vật nuôi bao gồm cả việc bảo hộ, bồi dục, phát triển tài nguyên giống, quản lý sản xuất , kinh doanh, xuất nhập khẩu giống nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giống, đồng thời khuyến khích và bảo hộ quyền lợi hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động để nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi.

Điều 7.- Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển trong từng thời kỳ tại địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn, Nhà nước đầu tư xây dựng hoặc hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng tại khu vực có dự án đầu tư cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi như : điện, đường giao thông, hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống xử lý nước thải… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhà đầu tư.

Điều 8.- Nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người khác theo quy định của Pháp luật để sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi; xét miễn, giảm tiền sử dụng đất; tiền thuê đất ; thuế sử dụng đất theo quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 12 quy định này.

Điều 9.- Doanh nghiệp do người Việt Nam định cư ở nước ngoài thường trú tại Vịệt Nam, doanh nghiệp do công dân Việt Nam cùng thành lập với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, với người nước ngoài thường trú ở Việt Nam có dự án đầu tư thuộc các ngành nghề, lĩnh vực theo quy định tại Điều 3 được hưởng cùng mức giá đầu vào đối với đất đai, hàng hóa, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư và các dịch vụ khác như đối với các doanh nghiệp cùng loại trong nước.

Chương 3:

CÁC CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH VÀ ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ

Đầu tư thành lập mới cơ sở sản xuất giống cây trồng, giống vật nuôi và các ngành, nghề, lĩnh vực khác theo quy định tại Điều 3, được áp dụng các chính sách bảo đảm, hỗ trợ và ưu đãi đầu tư theo quy định tại Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) ; Nghị định số 15/CP ngày 21/02/1999 của Chính phủ, vế chính sách khuyến khích phát triển Hợp tác xã và các quy định khác của Pháp luật

Điều 10.- Miễn, giảm tiền sử dụng đất :

1. Được miễn 100% tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất, đối với dự án đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn của huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè.

2. Được giảm 50% tiền sử dụng đất đối với dự án đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi của các quận, huyện còn lại của thành phố.

Điều 11.- Miễn, giảm và hỗ trợ tiền thuê đất :

1. Đối với dự án sản xuất giống cây trồng, vật nuôi của huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè.

1.1.Được miễn tiền thuê đất 3 năm, kể từ khi ký hợp đồng thuê đất.

1.2. Nếu dự án có sử dụng số lao động bình quân trong năm ít nhất:

- Đối với các tổ chức là 20 người, được miễn tiền thuê đất trong 13 năm đầu.

- Đối với hộ gia đình là 10 người, được miễn tiền thuê đất trong 10 năm đầu và thành phố hỗ trợ tiền thuê đất thêm 3 năm tiếp theo (cộng 13 năm).

1.3. Nếu dự án sản xuất giống quý hiếm được miễn tiền thuê đất trong 10 năm đầu và thành phố hỗ trợ 2 năm tiếp theo (cộng 12 năm). Nếu dự án này có sử dụng lao động bình quân ít nhất :

- Đối với các tổ chức là 20 người, được miễn tiền thuê đất thêm 3 năm tiếp theo (cộng 15 năm)

- Đối với hộ gia đình là 10 người, được thành phố hỗ trợ tiền thuê đất thêm 3 năm tiếp theo (cộng 15 năm)

2. Đối với các dự án đầu tư sản xuất giống thực hiện trên địa bàn các quận, huyện còn lại của thành phố qui định.

2.1. Được miễn nộp tiền thuê đất trong 3 năm đầu kể từ khi ký hợp đồng thuê đất.

2.2. Nếu dự án đầu tư sản xuất có sử dụng số lao động bình quân trong năm ít nhất :

- Đối với tổ chức là 50 người, được miễn tiền thuê đất 6 năm.

- Đối với hộ gia đình là 20 người, được miễn tiền thuê đất 3 năm đầu và thành phố hỗ trợ thêm 3 năm tiếp theo (cộng 6 năm).

2.3. Nếu dự án sản xuất giống quý hiếm, được miễn tiền thuê đất 3 năm đầu và thành phố hỗ trợ 2 năm tiếp theo (cộng 5 năm). Nếu dự án đầu tư sử dụng số lao động bình quân trong năm ít nhất :

- Đối với các tổ chức là 50 người, được miễn thêm 3 năm tiếp theo (cộng 8 năm).

- Đối với hộ gia đình là 20 người, được thành phố hỗ trợ thêm 3 năm tiếp theo (cộng 8 năm).

Điều 12.- Miễn, giảm và hỗ trợ thuế sử dụng đất :

1. Dự án đầu tư sản xuất giống ở huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè.

1.1. Được miễn 100% thuế sử dụng đất trong 11 năm đầu khi sử dụng đất.

1.2. Nếu dự án đấu tư sử dụng số lao động bình quân trong năm ít nhất:

- Đối với các tổ chức là 20 người, được miễn thuế sử dụng đất trong 15 năm.

- Đối với hộ gia đình là 10 người, được miễn thuế sử dụng đất trong 11 năm đấu và thành phố hỗ trợ thêm 4 năm tiếp theo (cộng 15 năm).

1.3. Nếu dự án sản xuất giống quý hiếm, được miễn thuế sử dụng đất trong 11 năm đầu và thành phố hỗ trợ thêm 2 năm tiếp theo (cộng 13 năm). Nếu dự án đầu tư sử dụng lao động bình quân trong năm ít nhất :

- Đối với các tổ chức là 20 người, được miễn thêm 4 năm tiếp theo (cộng 17 năm).

- Đối với hộ gia đình là 10 người, được thành phố hỗ trợ thêm 4 năm tiếp theo ( cộng 17 năm).

2. Đối với dự án đầu tư sản xuất giống thực hiện trên địa bàn các quận, huyện còn lại của thành phố quy định :

2.1. Được giảm 50% thuế` sử dụng đất trong 7 năm đầu.

2.2. Nếu dự án đầu tư sản xuất sử dụng lao động bình quân trong năm ít nhất:

- Đối với các tổ chức là 50 người, được miễn thuế sử dụng đất trong 7 năm đầu

- Đối với hộ gia đình là 20 người, được thành phố hỗ trợ 50% (cộng 100%) thuế sử dụng đất trong 7 năm đầu.

2.3. Nếu dự án sản xuất giống quý hiếm được miễn 50% vả thành phố hỗ trợ 50% (cộng 100%) tiền thuế sử dụng đất trong 7 năm đầu. Nếu dự án đầu tư sản xuất sử dụng lao động bình quân ít nhất :

- Đối với các tổ chức là 50 người, được miễn tiền thuế sử dụng đất thêm 4 năm tiếp theo (cộng 11 năm).

- Đối với hộ gia đình là 20 người, được thành phố hỗ trợ tiền thuế sử dụng đất thêm 4 năm tiếp theo (cộng 11năm).

Điều 13.- Ưu đãi về thuế suất của thuế thu nhập doanh nghiệp :

1. Dự án đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè và dự án đầu tư sản xuất giống quý hiếm được áp dụng thuế suất 20%.

2. Dự án đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi đối với địa bàn còn lại được áp dụng thuế suất 25%.

Điều 14.- Thời hạn miễn và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp :

1. Đối tượng được miễn và tạm thời chưa thu thuế thu nhập doanh nghiệp :

1.1. Đối tượng không thuộc diện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (theo thông tư số 26/2001/NĐ-CP30/1998/NĐ-CP">18/2002/TT-BTC ngày 20/02/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2001/NĐ-CP ngày 04/6/2001 và Nghị định số 30/1998/NĐ-CP ngày 13/5/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp) gồm:

- Hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ chức kinh tế tập thể khác có thu nhập từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

- Hộ gia đình cá nhân nông dân sản xuất nông nghiệp có giá trị sản lượng hàng hóa từ 90 triệu đồng/năm và thu nhập từ 36 triệu đồng/năm trở xuống.

1.2. Đối tượng tạm thời chưa thu thuế doanh nghiệp hộ gia đình và cá nhân nông dân trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có giá trị sản lượng hàng hóa trên 90 triệu đồng/năm và thu nhập trên 36 triệu đồng/năm.

2. Các đối tượng khác không thuộc khoản 1 nói trên có :

2.1. Dự án đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi ở huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè được miễn, giảm, hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp kể từ khi có thu nhập và chịu thuế như sau :

2.1.1. Được miễn thuế 3 năm đầu, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo.

2.1.2. Dự án có sử dụng lao động bình quân trong năm ít nhất :

Đối với các tổ chức là 20 người, được miễn thuế 3 năm đầu, được giảm 50% số thuế phải nộp trong 7 năm tiếp theo (cộng miễn 3 năm, giảm 50% thuế 7 năm tiếp theo).

2.1.3. Dự án đầu tư sản xuất trong lĩnh vực giống quý hiếm, được miễn 3 năm đầu, được giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm tiếp theo và thành phố hỗ trợ 50% số thuế phải nộp thêm 2 năm nữa (cộng 3 năm miễn, giảm 50% thuế trong 7 năm tiếp theo). Nếu dự án sử dụng lao động bình quân trong năm ít nhất là 20 người, được giảm 50% thuế thêm 2 năm nữa (cộng miễn 3 năm, giảm 50% thuế 9 năm tiếp theo).

2.2. Dự án đầu tư sản xuất trong lĩnh vực giống trên địa bàn các quận, huyện còn lại của thành phố quy định được miễn, giảm, hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp kể từ khi có thu nhập chịu thuế như sau :

2.2.1. Được miễn 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 2 năm tiếp theo.

2.2.2. Dự án sử dụng lao động bình quân trong năm ít nhất là 50 người, được miễn thuế 2 năm đầu, được giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo.

2.2.3. Dự án đầu tư sản xuất trong lĩnh vực giống quý hiếm được miễn thuế 2 năm đầu, được giảm 50% số thuế phải nộp trong 2 năm tiếp theo, thành phố hỗ trợ 50% thuế trong 2 năm tiếp theo (cộng được miễn 2 năm, được giảm 50% thuế trong 4 năm). Nếu dự án sử dụng lao động bình quân trong năm ít nhất là 50 người, được giảm 50% thuế trong 2 năm tiếp theo (cộng miễn 2 năm, giảm 50% thuế trong 6 năm tiếp theo).

Điều 15.- Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án BOT, BTO :

Nhà đầu tư có dự án theo hình thức hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (BOT) hoặc hợp đồng xây dựng-chuyển giao-kinh doanh (BTO) được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm đầu, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho 9 năm tiếp theo.

Điều 16.- Miễn, giảm, hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với dự án đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu về sản xuất giống cây trồng, vật nuôi:

Nhà đầu tư có dự án ®Çu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu được hưởng ưu đãi về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng thêm do đầu tư này mang lại quy định như sau:

1. Được miễn thuế 1 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo.

2. Dự án thực hiện tại huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè, được miễn thuế trong 3 năm đầu, được giảm 50% thuế phải nộp trong 6 năm tiếp theo.

Điều 17.- Miễn thuế thu nhập cá nhân :

1. Nhà đầu tư là cá nhân được miễn thuế thu nhập cho phần thu nhập có được do góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp trong thời hạn 10 năm, kể từ khi nhà đầu tư có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của Pháp luật về thuế thu nhập đối với cá nhân tham gia thực hiện dự án trên địa bàn huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè.

2. Nhà đầu tư góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, được miễn thuế thu nhập có được từ phần góp vốn này.

Điều 18.- Miễn thuế thu nhập bổ sung, miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc tạo thành tài sản cố định, ưu đãi bổ sung về thuế đối với nhà đầu tư sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu áp dụng tại Điều 24, Điều 26, Điều 27 của Nghị định số 51/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ.

Điều 19.- Ưu đãi về xuất khẩu và nhập khẩu giống :

1. Nhập khẩu giống:

Miễn thuế nhập khẩu giống cây trồng, vật nuôi không thuộc danh mục cấm như: các loại giống mới, giông thuần chủng mà quỹ gien có năng suất, chất lượng cao hơn giống trong nước hiện có, những giống có khả năng cải tạo, lai tạo giống bản địa; các nguồn tinh đực giống có năng suất cao và các tính trạng di truyền khác; các loại vacxin phòng bịnh nguy hiểm, các phương tiện cùng trang thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu, công nghệ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Thành phố sẽ hỗ trợ tiền kiểm dịch, chi phí nuôi cách ly theo yêu cầu khi nhập giống cây trồng, vật nuôi.

2. Xuất khẩu giống :

Xuất khẩu giống cây trồng, vật nuôi ngoài danh mục cấm xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản, được hưởng chính sách ưu đãi về sản xuất hàng xuất khẩu hiện hành như sau :

- Hỗ trợ đầu tư theo Quyết định số 02/2001/QĐ-TTg ngày 2/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ đầu tư từ quỹ hỗ trợ phát triển đối với các dự án sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu và các dự án sản xuất nông nghiệp.

- Hưởng chế độ thưởng xuất khẩu tại Quyết định số 195/1999/QĐ-TTg ngày 27/9/1999 của Thủ tướng Chính phủ.

- Hỗ trợ một lần cho hộ gia đình sản xuất giống cây trồng, vật nuôi và được hỗ trợ một phần chi phí đi lại để tìm kiếm thị trường, tổ chức các gian hàng hội chợ, triển lãm, lập kho hàng, đặt văn phòng đại diện, các Trung tâm xúc tiến thương mại tại nước ngoài (theo Nghị quyết số 05/2001/NQ-CP ngày 24/5/2001 của Chính phủ về việc bổ sung một số giải pháp điều hành kế hoạch kinh tế năm 2001).

Điều 20.- Chính sách ưu đãi về vốn và tín dụng :

Thực hiện Quyết định số 225/1999/QĐ-TTg ngày 10/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp thời kỳ 2000-2005 và Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thủy sản.

1. Ngân sách Nhà nước (bao gồm cả vốn sự nghiệp) đầu tư cho:

- Nghiên cứu khoa học về giống bao gồm cả kinh phí chuẩn bị đầu tư, đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm các trang thiết bị, tài sản, xây dựng mới hoặc nâng cấp Trung tâm, Trạm, Trại giống để nâng cao năng lực nghiên cứu, chọn lọc, lai tạo, nhân giống có năng suất chất lượng cao.

- Lưu giữ nguồn gien (bao gồm cả nuôi trồng và bảo vệ).

- Sản xuất giống gốc, giống siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng, giống cụ kỵ, giống ông bà.

- Nhập nội nguồn gien và những giống cần thiết .

2. Tín dụng:

- Các tổ chức tín dụng bảo đảm đủ vốn và hướng dẫn giải quyết thủ tục vay vốn thuận tiện nhanh chóng cho các tổ chức, hộ gia đình tham gia sản xuất giống được vay vốn tín dụng đầu tư sản xuất, kinh doanh giống .

- Tổ chức, hộ gia đình sản xuất giống muốn vay vốn tín dụng phải lập Dự án theo phương án sản xuất, kinh doanh các loại giống cây trồng, vật nuôi vay tối đa bằng 80% vốn đầu tư với thời gian vay theo chu kỳ sản xuất.

* Các tổ chức, hộ gia đình vay vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi được hỗ trợ lãi suất vay theo Điểu 1 khoản 1.2 của Quyết định số 81/2001/QĐ-UB ngày 19/9/2001 của Ủy ban nhân dân thành phố”về việc sửa đổi, bổ sung một số điểu của quy chế quản lý việc vay vốn, trả nợ vay, hỗ trợ lãi vay của các Dự án đầu tư thuộc chương trình kích cầu thông qua đầu tư của thành phố, ban hành kèm theo Quyết định số 15/2000/QĐ-UB ngày 17/4/2000 của Ủy ban nhân dân thành phố.

3. Trợ giá:

- Trợ giá giống gốc, giống nguyên chủng, giống cụ kỵ, giống ông bà, giống bố mẹ: tiếp tục thực hiện chủ trương trợ giá giống gốc cho các đơn vị quốc doanh.

- Hỗ trợ từ 20% đến 40% chi phí cây, con giống cho các hộ gia đình, các hộ gia đình thuộc diện xóa đói giảm nghèo để có điều kiện sử dụng giống mới, giống đang khuyến khích phát triển theo dự án hoặc theo quy hoạch đã được duyệt. Hỗ trợ phần chi phí kiểm dịch, chi phí nhập khẩu giống, vận chuyển giống.

- Thực hiện chương trình cải tạo đàn bò cái nền và cải tạo đàn bò sữa theo hướng cao sản, hỗ trợ tinh, dụng cụ để phối giống. Cấp miễn phí tinh bò sữa cao sản, nitơ lỏng, chi phí vận chuyển tinh và nitơ phục vụ cho công tác phối giống cho những bò cái nền tạo hướng sữa hay đàn bò sữa của thành phố. Cấp miễn phí các loại vắc-xin phòng bịnh nguy hiểm đảm bảo an toàn dịch bịnh, hỗ trợ bù lỗ cho các hộ có bò sữa đẻ ra bê đực lai F1 trong 3 năm đầu triển khai dự án.

Chương 4:

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH GIỐNG CÂY TRỒNG, GIỐNG VẬT NUÔI

Điều 22.- Các cơ quan Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm quản lý, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh giống để thực hiện chính sách ưu đãi kịp thời, đúng Pháp luật.

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm về mặt quản lý Nhà nước các hoạt động sản xuất, kinh doanh giống trên địa bàn thành phố :

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch từng dự án cụ thể sớm hình thành hệ thống sản xuất và cung ứng giống trên địa bàn thành phố.

- Chỉ đạo Trung tâm Quản lý và Kiểm định giống cây trồng, vật nuôi thực hiện kiểm định, giám sát và cấp giấy chứng nhận chất lượng giống của các cơ sở; đồng thời kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm về quản lý giống, chất lượng con giống.

- Tăng cường sự hợp tác với các Trường Đại học, Viện nghiên cứu, các tổ chức, cá nhân, nhà khoa học trong công tác đào tạo cán bộ, chuyên viên về giống . Có kế hoạch đầu tư nâng cấp Trung tâm Nghiên cứu khoa học kỹ thuật và Khuyến nông, các Xí nghiệp giống quốc doanh để giữ vai trò chủ đạo sản xuất và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến các cơ sở sản xuất và hộ gia đình.

2. Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường thành phố ưu tiên dành kinh phí các đề tài nghiên cứu về sản xuất, lai tạo giống mới, các dự án thử nghiệm về sản xuất giống. Hỗ trợ kinh phí trong công tác tin học hóa quản lý giống theo phương pháp BLUP STAGES.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đầu tư trong phạm vi thành phố, hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị ưu đãi đầu tư trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định cấp ưu đãi đầu tư cho các nhà đầu tư là :

3.1. Doanh nghiệp Nhà nước do địa phương quản lý.

3.2. Doanh nghiệp tư nhân, công ty (kể cả Công ty cổ phần do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt phương án cổ phần hóa và quyết định chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần)

3.3. Doanh nghiệp của người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành lập theo Pháp luật Việt Nam, của người nước ngoài thường trú tại Việt Nam đầu tư trực tiếp tại Việt Nam hoặc công dân Việt Nam cùng thành lập với người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam theo Luật khuyến khích đầu tư (sửa đổi)

4. Sở Tài chính-Vật giá thành phố cân đối vốn Ngân sách hằng năm để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo Điều 6 và Điều 7.

5. Cục Thuế thành phố hướng dẫn việc đăng ký nộp thuế, thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế theo Nghị định số 51/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ và Luật thuế.

6. Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng để huy động vốn cho vay.

7. Sở Địa chính-Nhà đất và Ủy ban nhân dân các quận-huyện theo thẩm quyền được phân cấp; giải quyết nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, đất ở cho các cơ sở sản xuất giống theo quy định của Pháp luật.

8. Ủy ban nhân dân các quận-huyện:

- Chỉ đạo cho các ngành trực thuộc liên quan, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thực hiện các chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư sản xuất, kinh doanh giống. Ủy ban nhân dân các quận ven ( Quận 2,7,9,12, Thủ Đức ) và các huyện ( Bình Chánh, Hóc Môn, Củ chi, Nhà Bè và Cần Giờ) công bố quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt, quỹ đất chưa sử dụng, quỹ đất có nhu cầu cho thuê, niêm yết công khai tại Trụ sở Ủy ban nhân dân các cấp để cá nhân, tổ chức đăng ký thuê sử dụng.

8.1. Các địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi để thành lập các tổ hợp tác và Hợp tác xã sản xuất kinh doanh giống và làm đầu mối tiêu thụ các sản phẩm giống mới.

8.2. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh cá thể theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính Phủ và trong thời hạn 15 ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với Hợp tác xã .

8.3. Tiếp nhận và thụ lý hồ sơ đề nghị ưu đãi của các nhà đầu tư trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định việc cấp ưu đãi đầu tư cho các Hợp tác xã, các Trang trại và các hộ kinh doanh cá thể.

Điều 23.- Thủ tục xét cấp ưu đãi đầu tư :

1. Thủ tục xét cấp ưu đãi cho nhà đầu tư quy định tại mục 3.1 ; 3.2 ; 3.3; khoản 3 Điều 22. Hồ sơ đăng ký ưu đãi đầu tư được gửi đến Sở Kế hoạch và Đầu tư, gồm có :

a. Đơn đăng ký ưu đãi đầu tư (theo mẫu) quy định.

b. Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

c. Dự án đầu tư sản xuất hoặc phương án kinh doanh.

d. Bản sao hợp lệ quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư có sử dụng vốn Ngân sách.

e. Danh mục máy móc thiết bị và phương tiện chuyên dùng phải nhập khẩu (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.

f. Đối với dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp mới, ngoài các giấy tờ quy định ở mục a,b,c,d,e hồ sơ đăng ký ưu đãi đầu tư còn phải có thêm hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của Pháp luật hiện hành.

g. Đối với các dự án đang thực hiện có đủ điều kiện ưu đãi đầu tư theo quy định này nhưng chưa đăng ký ưu đãi đầu tư ngoài các giấy tờ quy định tại mục a,b,c,d,e hồ sơ đăng ký ưu đãi đầu tư còn phải có bản báo cáo kết quả đã thực hiện dự án đầu tư hoặc phương án đầu tư.

h. Đối với dự án đầu tư của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, ngoài các giấy tờ quy định ở mục a, b, c, d, e, f, g hồ sơ đăng ký ưu đãi đầu tư còn phải có thêm bản sao hộ chiếu hợp lệ của Việt Nam sau khi đã xuất trình hộ chiếu đó, hoặc giấy xác nhận nguồn gốc Việt Nam do cơ quan đại diện ngoại giao hoặc Lãnh sự quán của Việt Nam ở nước ngoài, hoặc do Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài, hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

i. Đối với dự án đầu tư của người nước ngoài thường trú ở Việt Nam, ngoài các giấy tờ quy định tại mục a, b, c, d, e, f, g, h, hồ sơ đăng ký ưu đãi đầu tư còn phải có thêm bản sao hộ chiếu và giấy chứng nhận thường trú do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh của Việt Nam cấp.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư thµnh phè trình Ủy ban nhân dân thành phố cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư.

2. Nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại mục 8.3 khoản 8 Điều 22 quy định này, gửi hồ sơ đăng ký ưu đãi đầu tư đến phòng Kế hoạch và Đầu tư (hoặc phòng Kinh tế) quận- huyện, gồm có:

a. Đơn đăng ký ưu đãi đầu tư ( theo mẫu) quy định.

b. Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

c. Dự án đầu tư sản xuất hoặc phương án kinh doanh.

d. Bản sao hợp lệ quyết định đầu tư đối với dự án đầu tư có sử dụng vốn Ngân sách.

e. Danh mục máy móc thiết bị và phương tiện chuyên dùng phải nhập khẩu (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư.

f. Đối với dự án đầu tư thành lập doanh nghiệp mới, ngoài các giấy tờ quy định ở mục a,b,c,d,e hồ sơ đăng ký ưu đãi đầu tư còn phải có thêm hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của Pháp luật hiện hành.

g. Đối với các dự án đang thực hiện có đủ điều kiện ưu đãi đầu tư theo quy định này nhưng chưa đăng ký ưu đãi đầu tư ngoài các giấy tờ quy định tại mục a, b, c, d, e hồ sơ đăng ký ưu đãi đầu tư còn phải có bản báo cáo kết quả đã thực hiện dự án đầu tư hoặc phương án đầu tư.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân Quận, huyện trình Ủy ban nhân dân thành phố cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư.

3. Sau khi nhà đầu tư đã được Ủy ban nhân dân thành phố cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm thi hành đúng và kịp thời nội dung giấy chứng nhận, trường hợp xét thấy việc thi hành các nội dung ưu đãi đầu tư có khó khăn vướng mắc thì Thủ trưởng cơ quan phải báo cáo bằng văn bản trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư có hiệu lực thi hành để trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét giải quyết.

Chương 5:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 24.- Các Sở, Ban, Ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các quận-huyện của thành phố theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi ngành, mỗi cấp có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện kiểm tra thi hành quy định này.

Định kỳ hàng quý, 6 tháng và hàng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp tình hình báo cáo kết quả, khó khăn vướng mắc đồng thời đề xuất để Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp thực tiễn.

 

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 56/2003/QĐ-UB

Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 56/2003/QĐ-UB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 25/04/2003
Ngày hiệu lực 25/04/2003
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Doanh nghiệp, Đầu tư
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực 07/07/2009
Cập nhật 7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 56/2003/QĐ-UB

Lược đồ Quyết định 56/2003/QĐ-UB chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư tổ chức hộ gia đình cá nhân nghiên cứu sản xuất kinh doanh giống cây trồng vật nuôi


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Quyết định 56/2003/QĐ-UB chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư tổ chức hộ gia đình cá nhân nghiên cứu sản xuất kinh doanh giống cây trồng vật nuôi
Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 56/2003/QĐ-UB
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Mai Quốc Bình
Ngày ban hành 25/04/2003
Ngày hiệu lực 25/04/2003
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Doanh nghiệp, Đầu tư
Tình trạng hiệu lực Hết hiệu lực 07/07/2009
Cập nhật 7 năm trước

Văn bản được dẫn chiếu

Văn bản hướng dẫn

Văn bản được hợp nhất

Văn bản gốc Quyết định 56/2003/QĐ-UB chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư tổ chức hộ gia đình cá nhân nghiên cứu sản xuất kinh doanh giống cây trồng vật nuôi

Lịch sử hiệu lực Quyết định 56/2003/QĐ-UB chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư tổ chức hộ gia đình cá nhân nghiên cứu sản xuất kinh doanh giống cây trồng vật nuôi