Quyết định 69/QĐ-UBND

Quyết định 69/QĐ-UBND về Chương trình công tác tư pháp trọng tâm của tỉnh Bình Định năm 2014

Nội dung toàn văn Quyết định 69/QĐ-UBND năm 2014 Chương trình công tác tư pháp trọng tâm Bình Định


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 69/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 13 tháng 01 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC TƯ PHÁP TRỌNG TÂM CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2014

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 14/2013/NQ-HĐND ngày 11/12/2013 của HĐND tỉnh khóa XI, kỳ họp thứ 7 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 01/TTr-STP ngày 02/01/2014;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình công tác tư pháp trọng tâm của tỉnh Bình Định năm 2014.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Chương trình này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hồ Quốc Dũng

 

CHƯƠNG TRÌNH

CÔNG TÁC TƯ PHÁP TRỌNG TÂM CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH NĂM 2014
(Ban hành kèm theo Quyết định số 69/QĐ-UBND ngày 13 tháng 01 năm 2014 của UBND tỉnh)

Năm 2014 là năm thứ tư thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XVIII của Đảng bộ tỉnh Bình Định và Quyết định số 440/QĐ-UBND ngày 01/9/2011 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2011 - 2015. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi để ngành Tư pháp phát triển, đồng thời cũng sẽ đặt ra nhiều khó khăn, thách thức mới; ngành tiếp tục triển khai những nhiệm vụ mới, phức tạp, mang tính chiến lược, dài hạn với khối lượng công việc ngày càng tăng, yêu cầu về chất lượng, tiến độ công việc ngày càng cao so với những năm trước. Để hoàn thành thắng lợi những nhiệm vụ chính trị của ngành Tư pháp, góp phần phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương trong năm 2014, ngành Tư pháp tỉnh Bình Định tập trung phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp.

I. CÔNG TÁC TƯ PHÁP TRỌNG TÂM NĂM 2014

1. Công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản; theo dõi thi hành pháp luật

- Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp Văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của HĐND tỉnh và UBND tỉnh năm 2014.

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành các thể chế, chính sách để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác xây dựng, thẩm định, kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; chú trọng tính khả thi, góp phần tăng chỉ số năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tiếp tục triển khai công tác theo dõi thi hành pháp luật, tập trung vào các lĩnh vực như: An toàn giao thông, bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển rừng, quản lý và sử dụng đất đai. Ban hành và thực hiện hiệu quả Quy trình thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh và đổi mới phương pháp tổ chức thực hiện cho phù hợp với yêu cầu mới.

- Tổ chức triển khai thực hiện Đề án thành lập Phòng pháp chế và củng cố, kiện toàn tổ chức pháp chế ở các cơ quan chuyên môn và doanh nghiệp nhà nước (do tỉnh quản lý); Đề án nâng cao chất lượng ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014 -2015. Xây dựng và ban hành Đề án củng cố, kiện toàn, thành lập Phòng Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, Phòng kiểm tra văn bản và theo dõi thi hành pháp luật, Phòng quản lý công tác xử lý vi phạm hành chính.

- Tham mưu, giúp UBND tỉnh tiếp tục triển khai và quản lý có hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính.

- Tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; Thông tư số 16/2013/NĐ-CP hệ thống hóa văn bản">09/2013/TT-BTP ngày 15/6/2013 quy định chi tiết thi hành Nghị định số 16/2013/NĐ-CP.

2. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

- Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Hiến pháp năm 2013 và tiếp tục triển khai Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật Xử lý vi phạm hành chính. Bám sát chương trình xây dựng pháp luật của Quốc Hội, Chính phủ, kịp thời tuyên truyền đến cán bộ và nhân dân các văn bản pháp luật mới được ban hành; tập trung tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương như: Cải cách hành chính; đất đai; xây dựng, giải phóng mặt bằng, quản lý đô thị; phòng chống tham nhũng, lãng phí, phòng chống tệ nạn xã hội; an toàn giao thông.

- Hướng mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cơ sở, những nơi có nhiều biểu hiện vi phạm pháp luật; chú trọng đối với thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên. Tổ chức thực hiện hiệu quả “Ngày pháp luật” trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 09/2013/QĐ-TTg ngày 24/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy định về chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường công tác hòa giải ở cơ sở. Kịp thời tổ chức phổ biến, quán triệt, tập huấn nội dung và triển khai thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở.

3. Công tác trợ giúp pháp lý

- Tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện Chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định, theo Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 10/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển TGPL ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý theo Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18/08/2010 của Thủ tướng chính phủ về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011 - 2020; Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg ngày 24/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ pháp lý cho người nghèo và đồng bào dân tộc ở các xã thuộc huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng miền núi và vùng bãi ngang, ven biển. Đảm bảo tổ chức TGPL lưu động tại 71 xã thuộc huyện nghèo, xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn và 188 thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường công tác truyền thông TGPL nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã đặc biệt khó khăn, xã thuộc huyện nghèo. Tổ chức thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TGPL bằng tiếng dân tộc thiểu số.

4. Công tác Hành chính tư pháp

- Tập trung thực hiện tốt Luật Nuôi con nuôi; Nghị định số 24/2013/NĐ-CP ngày 28/3/2013 của Chính phủ về quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Tiếp tục hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết nhanh chóng, kịp thời các hồ sơ của công dân về hộ tịch, quốc tịch, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; cấp phiếu lý lịch tư pháp theo đúng quy định của pháp luật, tạo thuận lợi cho công dân và tổ chức.

- Tiếp tục triển khai hiệu quả Luật Lý lịch tư pháp, xây dựng cơ sở dữ liệu và khai thác, sử dụng hiệu quả các thông tin lý lịch tư pháp. Triển khai tích cực công tác bồi thường Nhà nước.

- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực hộ tịch, chứng thực, nuôi con nuôi trong nước thuộc thẩm quyền cấp xã, cấp huyện.

5. Công tác Bổ trợ tư pháp

- Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp Cục Thi hành án dân sự tỉnh và các cơ quan liên quan tham mưu, giúp UBND tỉnh triển khai thực hiện Đề án Thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại” giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch phát triển tổ chức hành nghề công chứng” trên địa bàn tỉnh đến năm 2020; nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động công chứng, phát triển tổ chức hành nghề công chứng theo đúng lộ trình đã được Chính phủ phê duyệt.

- Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp theo định hướng xã hội hóa; nắm chắc các hoạt động: luật sư, công chứng, bán đấu giá tài sản. Xây dựng đội ngũ hành nghề Luật sư, Công chứng, Bán đấu giá tài sản có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và trình độ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ.

6. Công tác thanh tra, kiểm tra

Thường xuyên thanh tra, kiểm tra đối với các lĩnh vực: Công chứng, Luật sư, bán đấu giá tài sản, chứng thực, hộ tịch; công tác Tư pháp cơ sở, nơi trực tiếp với người dân và doanh nghiệp để tháo gỡ các vướng mắc về pháp lý và nâng cao nghiệp vụ.

7. Công tác kiểm soát thủ tục hành chính

- Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính được quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010, Nghị định số 48/2013/NĐ-CP Nghị định số 20/2008/NĐ-CP của Chính phủ; Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 05/7/2013 và Quyết định số 945/QĐ-TTg ngày 20/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ và các quy định có liên quan.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính tại các cơ quan, đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt việc công bố, công khai TTHC và việc xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trên địa bàn tỉnh.

8. Công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin

- Triển khai thực hiện Quyết định số 3374/QĐ-UBND ngày 13/11/2013 của UBND tỉnh về việc công bố thủ tục hành chính ban hành mới; sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp Bình Định và công khai TTHC theo quy định tại Bộ phận một cửa, bảng niêm yết các TTHC và Website của Sở.

- Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác cũng như trong việc quản lý, điều hành công việc; giải quyết nhanh gọn các thủ tục hành chính, đáp ứng tốt yêu cầu của công dân và tổ chức. Thực hiện hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001-2008 và hệ thống Văn phòng điện tử tại Sở Tư pháp.

9. Công tác xây dựng ngành

- Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Sở Tư pháp; Phòng Tư pháp cấp huyện; Tư pháp - Hộ tịch cấp xã; các tổ chức pháp chế. Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nhất là kỹ năng công tác cho đội ngũ cán bộ của Ngành để đảm bảo đáp ứng và thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ Tư pháp ngày càng tăng, chất lượng ngày càng cao trong tình hình mới hiện nay.

- Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 1950/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Xây dựng tổ chức bộ máy, biên chế triển khai thực hiện quản lý thống nhất công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan tư pháp địa phương”; Quyết định số 2736/QĐ-BTP ngày 15/11/2013 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án xây dựng tổ chức bộ máy, biên chế triển khai thực hiện quản lý thống nhất về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan tư pháp địa phương.

- Tiếp tục bám sát thực tiễn, hướng mạnh về cơ sở, phát hiện, tháo gỡ, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, yếu kém trong hoạt động của ngành, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra, theo dõi việc triển khai thực hiện Chương trình, định kỳ báo cáo và kiến nghị với Chủ tịch UBND về các biện pháp cần thiết bảo đảm thực hiện Chương trình đạt hiệu quả.

2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương mình và Chương trình này xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể triển khai thực hiện.

Trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung, các đơn vị gửi văn bản về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 69/QĐ-UBND

Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 69/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 13/01/2014
Ngày hiệu lực 13/01/2014
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Bộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lực Không còn phù hợp
Cập nhật 10 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 69/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 69/QĐ-UBND năm 2014 Chương trình công tác tư pháp trọng tâm Bình Định


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Quyết định 69/QĐ-UBND năm 2014 Chương trình công tác tư pháp trọng tâm Bình Định
Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 69/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Định
Người ký Hồ Quốc Dũng
Ngày ban hành 13/01/2014
Ngày hiệu lực 13/01/2014
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Bộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lực Không còn phù hợp
Cập nhật 10 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản được dẫn chiếu

Văn bản hướng dẫn

Văn bản được hợp nhất

Văn bản gốc Quyết định 69/QĐ-UBND năm 2014 Chương trình công tác tư pháp trọng tâm Bình Định

Lịch sử hiệu lực Quyết định 69/QĐ-UBND năm 2014 Chương trình công tác tư pháp trọng tâm Bình Định

  • 13/01/2014

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 13/01/2014

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực