Quyết định 05/2008/QĐ-BCT

Quyết định 05/2008/QĐ-BCT phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng thiếc, vonfram và antimon giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Quyết định 05/2008/QĐ-BCT phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò,khai thác chế biến và sử dụng quặng thiếc,vonfram và antimon GĐ 2007-2015,đến 2025 đã được thay thế bởi Quyết định 956/QĐ-TTg 2018 Quy hoạch thăm dò khai thác quặng thiếc wolfram antimon và được áp dụng kể từ ngày 02/08/2018.

Nội dung toàn văn Quyết định 05/2008/QĐ-BCT phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò,khai thác chế biến và sử dụng quặng thiếc,vonfram và antimon GĐ 2007-2015,đến 2025


BỘ CÔNG THƯƠNG
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc
-------

Số: 05/2008/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 04 tháng 3 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÂN VÙNG THĂM DÒ, KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ SỬ DỤNG QUẶNG THIẾC, VONFRAM VÀ ANTIMON GIAI ĐOẠN 2007-2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2025

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 160/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Thực hiện Thông báo số 5487/VPCP-CN ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng thiếc, vonfram và antimon giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025;
Xét Tờ trình số 402/TTr-NCPT ngày 24 tháng 10 năm 2007 của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách công nghiệp;
Xét đề nghị của Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch và Công nghiệp nặng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng thiếc, vonfram và antimon giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025 với các nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng thiếc, vonfram và antimon phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp Việt Nam, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương, bảo đảm hài hoà lợi ích quốc gia và địa phương, tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến.

2. Phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng thiếc, vonfram và antimon phù hợp với yêu cầu củng cố an ninh quốc phòng, bảo vệ các công trình văn hoá có giá trị và bảo vệ môi trường sinh thái tại các địa bàn có khoáng sản.

3. Phát triển bền vững, bảo đảm an toàn, có hiệu quả kinh tế công nghiệp khai thác, chế biến quặng thiếc, vonfram và antimon trên cơ sở khai thác hợp lý, tiết kiệm nguồn tài nguyên của đất nước và sử dụng nguyên liệu khoáng nhập khẩu.

4. Phát triển khai thác, chế biến quặng thiếc và antimon dựa vào nội lực là chính. Kết hợp nội lực và đầu tư nước ngoài để phát triển khai thác, chế biến quặng vonfram. Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài tham gia sản xuất kim loại và hợp kim thiếc, vonfram và antimon có chất lượng và giá trị gia tăng cao.

5. Thực hiện trước một bước các hoạt động thăm dò nhằm tạo cơ sở tài nguyên quặng thiếc, vonfram và antimon tin cậy cho hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản tiếp theo.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

- Bảo đảm hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến quặng thiếc, vonfram và antimon có hiệu quả và bền vững, đáp ứng tối đa nhu cầu nguyên liệu của ngành luyện kim và các ngành công nghiệp khác, có một phần xuất khẩu hợp lý tinh quặng, các chế phẩm trung gian và kim loại.

- Tăng cường kỷ cương pháp luật trong công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên quặng thiếc, vonfram và antimon, bảo đảm khai thác an toàn, triệt để và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái tại các địa bàn có khoáng sản.

- Bảo đảm mục tiêu sản lượng thiếc thỏi các loại luyện từ nguồn quặng thiếc trong nước năm 2010 đạt khoảng 2.600 tấn; từ năm 2015 đạt trên 3.000 tấn. Giai đoạn sau 2010, tỷ trọng thiếc thỏi loại I trong tổng sản lượng luyện thiếc đạt trên 80%.

- Bảo đảm sản lượng khai tuyển (tính theo WO3 trong tinh quặng vonfram) và luyện hợp kim vonfram từ nguồn quặng vonfram trong nước năm 2010 đạt khoảng 3.600 tấn WO3 và khoảng 1.000 tấn hợp kim; từ năm 2015 đạt 4.900-5.000 tấn WO3 và 3.000-3.500 tấn hợp kim.

- Bảo đảm sản lượng antimon thỏi luyện từ nguồn quặng antimon trong nước năm 2010 đạt khoảng 1.000 tấn; từ năm 2015 đạt trên 1.600 tấn.

III. CÁC KHU VỰC CẤM, TẠM THỜI CẤM, HẠN CHẾ HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN VÀ DỰ TRỮ TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN THIẾC, VONFRAM, ANTIMON QUỐC GIA

1. Khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản: quặng thiếc gốc Sơn Kim (có mỏ Khe Bún), huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

2. Khu vực dự trữ tài nguyên khoáng sản quốc gia: sa khoáng thiếc Na Ca (khoảng 20 km2) và phần tài nguyên còn lại của sa khoáng thiếc Châu Cường, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An.

3. Các mỏ, điểm quặng thiếc, vonfram, antimon thuộc diện cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản như sau:

TT

Tên mỏ, điểm khoáng sản

Vị trí địa lý

1

Thiếc Long Lanh

3 xã Đa Nhim, Đưng K’Nớ và Đa Chais, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng

2

Thiếc Đa Thiện II (phía Bắc,TP.Đà Lạt)

Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

3

Thiếc Thái Phiên

Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

4

Thiếc Đông Thái Phiên

Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

5

Thiếc Đồi 1534

Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

6

Thiếc Hòa Bắc

Huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng

7

Thiếc Bắc Xuân Thọ

Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

8

Antimon Khòn Rẹ

xã Mai Sao, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn

 

IV. NHU CẦU THIẾC, VONFRAM VÀ ANTIMON CỦA VIỆT NAM

1. Nhu cầu về thiếc, vonfram và antimon quy kim loại dự báo như sau:

Đơn vị tính: tấn

TT

Chủng loại

năm 2010

năm 2015

năm 2020

năm 2025

1

Thiếc

2.100-2.200

TB: 2.150

3.700-4.000

TB: 3.850

6.800-7.000

TB: 6.900

8.000-9.000

TB: 8.500

2

Vonfram

650-700

TB: 660

800-900

TB: 850

930-1.000

TB: 980

1.100-1.200

TB: 1.150

3

Antimon

900-1.000

TB: 950

1.100-1.300

TB: 1.200

1.700-2.000

TB: 1.850

2.000-2.400

TB: 2.200

 

2. Cân đối cung - cầu:

a. Cân đối sản lượng sản xuất, tiêu thụ trong nước và xuất nhập khẩu thiếc thỏi, các sản phẩm thiếc dự kiến như sau:

Đơn vị tính: tấn

TT

Nội dung

2010

2015

2020

2025

1

Nhu cầu (quy thiếc thỏi)

2.150

3.850

6.900

8.500

2

Sản xuất thiếc thỏi

2.570

3.040

3.020

3.000

3

Tiêu thụ trong nước

1.170

2.040

2.520

2.500

4

Xuất khẩu thiếc thỏi

1.400

1.000

500

500

5

Nhập khẩu thiếc và các sản phẩm thiếc (quy thiếc thỏi)

980

1.810

4.380

6.000

 

b. Cân đối sản lượng sản xuất, tiêu thụ trong nước và xuất nhập khẩu vonfram kim loại và các sản phẩm vonfram dự kiến như sau:

Đơn vị tính: tấn

TT

Nội dung

2010

2015

2020

2025

1

Nhu cầu (quy vonfram kim loại)

660

850

930

1.150

2

Sản xuất tinh quặng (quy vonfram kim loại)

2.770

3.730

3.800

3.770

3

Tiêu thụ trong nước (quy vonfram kim loại)

70

160

220

270

4

Xuất khẩu tinh quặng và các sản phẩm khác (quy vonfram kim loại)

2.700

3.570

3.580

3.500

5

Nhập khẩu kim loại và các sản phẩm vonfram (quy kim loại)

590

690

750

880

 

c. Cân đối sản lượng sản xuất, tiêu thụ trong nước và xuất nhập khẩu animon thỏi và các sản phẩm animon dự kiến như sau:

Đơn vị tính: tấn

TT

Nội dung

2010

2015

2020

2025

1

Nhu cầu (quy antimon thỏi)

950

1.200

1.850

2.200

2

Sản xuất antimon thỏi và các sản phẩm khác (quy antimon thỏi)

1.040

1.660

1.660

1.660

3

Tiêu thụ trong nước (quy antimon thỏi)

340

460

660

860

4

Xuất khẩu antimon thỏi

700

1.200

1.000

800

5

Nhập khẩu kim loại và các sản phẩm antimon
 (quy antimon thỏi)

610

740

1.190

1.340

 

V. QUY HOẠCH THĂM DÒ QUẶNG THIẾC, VONFRAM VÀ ANTIMON

1. Thăm dò quặng thiếc

- Ưu tiên thăm dò quặng sa khoáng, tiếp đến là quặng gốc của các mỏ, điểm quặng thiếc trong hai vùng Pia Oắc (tỉnh Cao Bằng) và Tam Đảo (tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Thái Nguyên).

- Trong các vùng quặng khác, ưu tiên thăm dò, thăm dò bổ sung các mỏ, điểm quặng có triển vọng, phù hợp với tiến độ huy động tài nguyên vào khai thác để bảo đảm mục tiêu phát triển chung của ngành thiếc.

- Giai đoạn 2007-2015: thực hiện 17 đề án thăm dò.

- Giai đoạn 2016-2025: thực hiện 10 đề án thăm dò.

Danh mục các đề án thăm dò quặng thiếc chủ yếu nêu tại mục A1 của Phụ lục kèm theo.

- Nhu cầu vốn đầu tư thăm dò quặng thiếc giai đoạn 2007-2025 vào khoảng 235 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn 2007-2015 khoảng 100 tỷ đồng.

2. Thăm dò quặng vonfram

- Trước mắt, đến năm 2010, thực hiện điều tra đánh giá, thăm dò diện tích quặng vonfram Hỗ Quáng Phìn (tỉnh Hà Giang); thăm dò bổ sung quặng vonfram gốc tại 2 khu Thiện Kế và Hội Kế mỏ Thiện Kế (tỉnh Tuyên Quang).

- Sau năm 2010, thăm dò quặng vonfram sẽ tập trung vào vùng Đắk Rmang, tỉnh Đắk Nông (sau khi có kết quả điều tra đánh giá tiềm năng ở đó).

Danh mục các đề án thăm dò quặng vonfram chủ yếu nêu tại mục B của Phụ lục kèm theo.

3. Thăm dò quặng antimon

- Giai đoạn 2007-2015: Thực hiện thăm dò điểm quặng antimon Bó Mới để bổ sung nguồn nguyên liệu khoáng cho nhà máy luyện antimon tại tỉnh Hà Giang; thăm dò bổ sung mỏ Làng Vài, chú trọng vàng đi kèm, để chuẩn bị khôi phục sản xuất mỏ Làng Vài và nghiên cứu đầu tư nhà máy luyện antimon thỏi Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

- Giai đoạn 2016-2025: Ngoài đề án thăm dò quặng antimon Dương Huy (Quảng Ninh), dự kiến đầu tư thăm dò một số điểm quặng có triển vọng được chọn từ kết quả điều tra đánh giá quặng antimon trong đới cấu trúc Lô-Gâm trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Yên Minh, Mèo Vạc) và tỉnh Cao Bằng, trong vùng Nậm Chảy của tỉnh Lào Cai.

Danh mục các đề án thăm dò quặng antimon chủ yếu nêu tại mục C1 của Phụ lục kèm theo.

- Nhu cầu vốn đầu tư thăm dò quặng antimon trong giai đoạn 2007-2025 khoảng 60-80 tỷ đồng, trong đó, giai đoạn 2007-2015 khoảng 30 tỷ đồng.

VI. QUY HOẠCH KHAI THÁC, CHẾ BIẾN QUẶNG THIẾC

1. Quy hoạch khai tuyển quặng thiếc

- Đẩy mạnh khai thác, chế biến quặng thiếc gốc nhằm bù đắp sự suy giảm sản lượng khai thác, chế biến quặng thiếc sa khoáng của hai vùng Pia Oắc và Tam Đảo; đẩy mạnh đầu tư, đổi mới công nghệ khai tuyển bảo đảm hiệu quả khai thác, chế biến nguồn quặng thiếc sa khoáng nghèo, quặng thiếc gốc hạt mịn, quặng thiếc-vonfram và quặng thiếc-chì kẽm bạc.

- Đến năm 2015, tập trung khai thác tận thu nguồn quặng thiếc ở các bãi thải và quặng đuôi trong hai vùng Pia Oắc và Tam Đảo và một số nơi khác.

- Duy trì hoạt động khai thác quy mô nhỏ phù hợp với nguồn tài nguyên và khả năng của mỗi địa phương, góp phần đáp ứng nhu cầu của các nhà máy tuyển tinh-luyện thiếc hiện có và quy hoạch xây dựng mới.

- Tại các vùng quặng thiếc chính, dự kiến thực hiện 17 dự án đầu tư khai tuyển quặng thiếc quy mô công nghiệp, bao gồm 3 dự án duy trì và mở rộng sản xuất, 14 dự án xây dựng mỏ mới, và 4-5 dự án định hướng cho giai đoạn sau năm 2020.

Danh mục các dự án đầu tư khai tuyển quặng thiếc chủ yếu nêu tại mục A2 của Phụ lục kèm theo.

2. Quy hoạch tuyển tinh quặng thiếc và luyện thiếc thỏi

Đến năm 2015, hoàn thành mở rộng giai đoạn I dây chuyền điện phân thiếc thỏi loại I của Công ty Kim loại Màu Nghệ Tĩnh; xây dựng mới 3 nhà máy tuyển tinh-luyện thiếc thỏi loại I tại tỉnh Tuyên Quang, Hà Tĩnh và Lâm Đồng, và 1 dây chuyền điện phân thiếc thỏi loại I ở Nghệ An.

Danh mục các dự án đầu tư tuyển tinh và luyện thiếc thỏi loại I nêu tại mục A3 của Phụ lục kèm theo.

3. Nhu cầu vốn đầu tư cho khai tuyển quặng thiếc và luyện thiếc thỏi

Nhu cầu vốn đầu tư khai tuyển quặng và luyện thiếc giai đoạn 2007-2025 vào khoảng 630 tỷ đồng, gồm 560 tỷ đồng vốn đầu tư khai tuyển và 70 tỷ đồng vốn đầu tư chế biến sâu (tuyển tinh, luyện thiếc thô và tinh), trong đó, giai đoạn 2007-2015 khoảng 500 tỷ đồng.

VII. QUY HOẠCH KHAI THÁC, CHẾ BIẾN QUẶNG VONFRAM

- Đầu tư cải tạo, mở rộng sản xuất mỏ Thiện Kế và phát triển thêm một số dự án khai tuyển quặng vonfram quy mô công nghiệp và quy mô nhỏ để giải quyết việc làm và tạo thêm nguồn nguyên liệu khoáng cho các cơ sở chế biến.

- Đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án khai thác, chế biến quặng vonfram đa kim mỏ Núi Pháo của liên doanh Nuiphaovica và dự án nhà máy sản xuất hợp kim vonfram xuất khẩu của Công ty TNHH Công nghiệp Youngsun vonfram Việt Nam.

Danh mục các dự án đầu tư khai thác, chế biến quặng vonfram chủ yếu nêu tại mục B của Phụ lục kèm theo.

- Nhu cầu vốn đầu tư cho khai thác và chế biến quặng vonfram giai đoạn 2007-2025 khoảng 5.200 tỷ đồng (chủ yếu là của giai đoạn 2007-2015), trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (liên doanh Nuiphaovica và Công ty TNHH Công nghiệp Youngsun vonfram Việt Nam) khoảng 5.160 tỷ đồng.

VIII. QUY HOẠCH KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN QUẶNG ANTIMON

- Đổi mới công nghệ tuyển, nâng cao hệ số thu hồi antimon và vàng trong chế biến quặng đa kim có antimon đi kèm (chủ yếu là quặng vàng).

- Đẩy mạnh khai tuyển quặng antimon mỏ Mậu Duệ, các mỏ và điểm quặng khác trên địa bàn tỉnh Hà Giang để đáp ứng tối đa nhu cầu tinh quặng antimon của nhà máy luyện antimon thỏi tại tỉnh Hà Giang.

- Triển khai dự án khôi phục mỏ Làng Vài phục vụ nghiên cứu đầu tư nhà máy luyện antimon thỏi Chiêm Hóa; dự án liên doanh khai tuyển quặng và luyện antimon thỏi tại Thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh, để có sản phẩm vào năm 2010.

Danh mục các dự án đầu tư khai thác, chế biến quặng antimon chủ yếu nêu tại mục C2 của Phụ lục kèm theo.

- Nhu cầu vốn đầu tư cho khai thác và chế biến quặng antimon giai đoạn 2007-2025 khoảng 140 tỷ đồng (chủ yếu là của giai đoạn 2007-2015), trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khoảng 42 tỷ đồng.

IX. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP KHAI THÁC, CHẾ BIẾN QUẶNG THIẾC, VONFRAM VÀ ANTIMON TRONG GIAI ĐOẠN 2007-2025

Tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng thiếc, vonfram và antimon của nước ta từ nay đến năm 2025 ước vào khoảng 6.130-6.200 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khoảng 5.200 tỷ đồng.

X. CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH CHỦ YẾU

1. Nhóm giải pháp, chính sách tổng thể

a. Xây dựng chính sách tài nguyên khoáng sản thiếc, vonfram, antimon quốc gia nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững của công nghiệp khai thác, chế biến quặng thiếc, vonfram và antimon với một số nội dung cơ bản như:

- Bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn tài nguyên trong nước.

- Triển khai thực hiện chủ trương hợp tác đầu tư khai thác tài nguyên quặng thiếc, vonfram và antimon ở các nước trong khu vực (Lào, Campuchia).

- Khuyến khích chế biến quặng thiếc, vonfram, antimon tới kim loại chất lượng cao và hợp kim của chúng phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

b. Đẩy mạnh việc cổ phần hóa và thành lập mới các công ty cổ phần với sự tham gia của các tổ chức nghiên cứu khoa học-công nghệ hoạt động trong các lĩnh vực địa chất, khai thác và tuyển quặng, luyện thiếc, antimon và vonfram. Khuyến khích các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán nhằm đa dạng loại hình sở hữu, thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước tham gia phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng thiếc, vonfram và antimon.

c. Nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hoạt động khoáng sản thiếc, vonfram và antimon như: đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng; thu hút, đào tạo và sử dụng lao động địa phương; có biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái và tích cực tham gia cải thiện môi trường xã hội.

2. Nhóm giải pháp, chính sách cụ thể

a. Giải pháp thị trường: Xây dựng và phát triển thị trường thiếc, vonfram, antimon trong nước theo cơ chế thị trường cạnh tranh lành mạnh, hợp tác chặt chẽ nhằm bảo đảm nguồn nguyên liệu cho các cơ sở chế biến thô và tinh đã, đang và quy hoạch đầu tư xây dựng; từng bước tham gia thị trường quốc tế.

b. Nghiên cứu, chuyển giao và tiếp nhận khoa học-công nghệ:

- Hoàn thiện công nghệ khai thác, tuyển quặng gốc hoàn chỉnh và khép kín từ khai thác (hầm lò) đến tuyển trọng lực, tuyển nổi. Chú trọng nghiên cứu công nghệ xử lý quặng thiếc nghèo (sa khoáng và gốc) hiệu quả. Nghiên cứu và xây dựng quy trình công nghệ xử lý vonfram đi kèm trong quặng thiếc, antimon trong quặng vàng, quặng thiếc-đa kim (chì, kẽm, bạc...) theo phương thức kết hợp giữa Nhà nước–doanh nghiệp khoa học công nghệ–doanh nghiệp khai thác chế biến khoáng sản.

- Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện công nghệ luyện kim, không ngừng nâng cao chất lượng thiếc thỏi, antimon thỏi.

- Hợp tác với nước ngoài nghiên cứu, sản xuất vonfram kim loại, các hợp kim và các chế phẩm trung gian của thiếc, vonfram, antimon chất lượng cao.

c. Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực: Hợp tác với các cơ sở đào tạo (trường dạy nghề, cao đẳng, đại học) để đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao động và nghiên cứu khoa học cho các khâu khai thác mỏ, tuyển khoáng và luyện kim phù hợp với quy mô và đặc điểm khoáng sản thiếc, vonfram và antimon của Việt Nam. Chú trọng đào tạo đội ngũ lãnh đạo, quản trị kinh doanh khoáng sản có trình độ để đáp ứng yêu cầu phát triển doanh nghiệp trong môi trường canh tranh toàn cầu.

d. Bảo vệ môi trường: Các doanh nghiệp hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản thực hiện đầy đủ mọi giải pháp bảo vệ môi trường trong các khâu thăm dò, khai thác, tuyển khoáng và luyện kim theo hướng áp dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường; nghiêm túc thực hiện việc hoàn trả mặt bằng, môi trường sau khai thác. Đảm bảo vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động trong sản xuất. Khuyến khích nghiên cứu, áp dụng các công nghệ xử lý môi trường tiên tiến trong tất cả các công đoạn sản xuất.

đ. Giải pháp về vốn đầu tư: Nhằm thu hút khoảng 6.130-6.200 tỷ đồng cho đầu tư phát triển công nghiệp khai thác, chế biến quặng thiếc, vonfram, antimon của nước ta đến năm 2025, dự kiến sẽ huy động từ các nguồn:

- Vốn tự thu xếp của doanh nghiệp.

- Vốn Ngân sách: hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào đối với các khu khai thác thiếc, antimon, vonfram ở quy mô lớn, đầu tư công tác đào tạo nghiên cứu khoa học, công nghệ của các viện, trường trong ngành.

- Vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước: các dự án đầu tư khai thác, chế biến quặng và luyện thiếc, antimon thỏi nếu đầu tư tại các địa bàn kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành.

- Vốn vay thương mại trong và ngoài nước.

- Vốn của các tổ chức tài chính qua hình thức cho thuê, thuê mua thiết bị, mua thiết bị tài trợ; tín dụng bên bán công nghệ, thiết bị.

- Vốn đầu tư nước ngoài: liên doanh với nước ngoài trong các dự án khai thác, chế biến quặng vonfram và antimon quy mô lớn.

e. Giải pháp quản lý nhà nước:

- Định kỳ rà soát, cập nhật và điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp thăm dò, khai thác, chế biến quặng thiếc, vonfram, antimon cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của đất nước và quốc tế.

- Xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản theo hướng tập trung vào một đầu mối để đảm bảo tính thống nhất và chặt chẽ, không chồng chéo, nâng cao tính cơ động và hiệu quả của việc quản lý, bảo vệ và khai thác tài nguyên quặng thiếc, antimon và vonfram.

- Chấn chỉnh công tác quản trị tài nguyên và thống kê báo cáo hoạt động khoáng sản thiếc, vonfram và antimon theo định kỳ từ cơ sở đến cấp tỉnh, cấp Bộ. Có biện pháp và chế tài xử lý đối với các tổ chức và cá nhân không thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về việc này. Tăng cường thanh kiểm tra hoạt động khoáng sản nhằm ngăn ngừa tình trạng khai thác và xuất khẩu trái phép khoáng sản.

g. Một số giải pháp khác:

- Đổi mới việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản theo hướng thuận lợi về thủ tục, công khai, đảm bảo quản lý chặt chẽ hoạt động khoáng sản.

- Rà soát, sửa đổi các chỉ tiêu tính trữ lượng và tài nguyên dự báo quặng thiếc, vonfram và antimon cho phù hợp với điều kiện giá quặng và kim loại thiếc, vonfram và antimon ngày một gia tăng, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ khai thác, chế biến... hiện nay.

XI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Công Thương có trách nhiệm công bố, chỉ đạo tổ chức thực hiện Quy hoạch. Định kỳ thời sự hoá, điều chỉnh Quy hoạch và đề xuất cơ chế, chính sách phát triển bền vững công nghiệp khai thác, chế biến quặng thiếc, vonfram và antimon, bảo đảm đồng bộ và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội và các cam kết hội nhập quốc tế.

2. Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông Vận tải, Thông tin và Truyền thông theo chức năng nhiệm vụ của mình chủ trì và phối hợp với Bộ Công Thương triển khai cụ thể hoá các giải pháp, chính sách nêu trong Quyết định này.

3. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Tổ chức quản lý và bảo vệ tài nguyên quặng quặng thiếc, vonfram và antimon trên địa bàn; ngăn ngừa tình trạng khai thác và xuất khẩu trái phép khoáng sản.

- Khoanh định và phê duyệt các khu vực cấm, tạm thời cấm và hạn chế hoạt động khoáng sản thiếc, vonfram và antimon.

- Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp triển khai các dự án nêu Quyết định này.

- Tổ chức lập và trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến quặng thiếc, vonfram và antimon thuộc thẩm quyền của địa phương và phù hợp với Quy hoạch này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- UBKT Quốc hội;
- UBNS Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- VPCP, Website Chính phủ, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ
- Công báo;
- Lưu: VT, KH, CNNg.

BỘ TRƯỞNG




Vũ Huy Hoàng


PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC ĐỀ ÁN THĂM DÒ, DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN QUẶNG THIẾC, VONFRAM, ANTIMON GIAI ĐOẠN 2007-2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 05/2008/QĐ-BCT ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

A1. CÁC ĐỀ ÁN THĂM DÒ (TD) QUẶNG THIẾC GIAI ĐOẠN 2007-2025

TT

Nội dung

Tỉnh, Vùng quặng

Mục tiêu

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

1

TD thiếc-vonfram sa khoáng Nậm Kép

Cao Bằng/Pia Oắc

3.000 tấn SnO2 cấp B+C1

5

2

TD thiếc gốc Ngòi Lẹm

Tuyên Quang/Tam Đảo

3.500 tấn Sn cấp C1

5

3

TD thiếc gốc Khuôn Phầy

Tuyên Quang/Tam Đảo

2.000 tấn Sn cấp C1+C2

3

4

TD thiếc-bismut gốc Tây Núi Pháo

Thái Nguyên/Tam Đảo

5.000 tấn Sn cấp C1+C2

7

5

TD thiếc gốc Thanh Sơn

Tuyên Quang/Tam Đảo

600 tấn Sn cấp C1+C2

2

6

TD thiếc-vonfram gốc Bù Me giai đoạn I

Thanh Hóa

6.000 tấn Sn+WO3 cấp C1+C2

7

7

TD bổ sung thiếc sa khoáng theo tiến độ khai thác của Công ty TNHHNN MTV KLM Nghệ Tĩnh

Nghệ An

4.000 tấn SnO2 cấp C1

4,2

8

TD thiếc gốc Suối Bắc-Suối Mai giai đoạn II

Nghệ An

5.000 tấn Sn cấp C1+C2

7

9

TD bổ sung quặng thiếc sa khoáng Bản Cô

Nghệ An

1.500 tấn SnO2 cấp C1

1,5

10

TD thiếc gốc-đa kim Pan Lom-Ca Đoi

Nghệ An

1.500 tấn SnO2 cấp C1

5

11

TD thiếc-chì-kẽm gốc Kẻ Tằng giai đoạn I

Nghệ An

2.500 tấn Sn cấp C1+C2

7

12

TD thiếc-chì-kẽm-bạc Làng Đông

Nghệ An

3.300 tấn Sn cấp C1+C2

7

13

TD thiếc gốc Khe Bún/Sơn Kim

Hà Tĩnh

12.000 tấn Sn cấp C1+C2

12

14

TD quặng thiếc Sa Võ, huyện Di Linh

Lâm Đồng-Ninh Thuận

 

7

15

TD quặng thiếc Núi Cao

Lâm Đồng-Ninh Thuận

1.000 tấn Sn cấp C1+C2

5

16

TD quặng thiếc Datanky

Lâm Đồng-Ninh Thuận

2.000 tấn Sn cấp C1+C2

7

17

TD quặng thiếc Tạp Lá

Lâm Đồng-Ninh Thuận

3.000 tấn Sn cấp C1+C2

7

18

TD quặng thiếc, thiếc-vonfram (vonfram) trong vùng Đồng Văn-Yên Minh

Hà Giang

 

20

19

TD quặng thiếc trong huyện Ngân Sơn

Bắc Kạn/Pia Oắc

 

20

20

TD quặng thiếc trong diện tích chạy dọc hai bên Quốc lộ 13A thuộc huyện Đại Từ

Thái Nguyên/Tam Đảo

 

25

21

TD bổ sung thiếc-vonfram gốc Bù Me gđ.II

Thanh Hóa

6.000 tấn Sn+WO3 cấp C1+C2

10

22

TD quặng thiếc gốc ở huyện Thường Xuân (không kể mỏ Bù Me)

Thanh Hóa

 

20

23

TD bổ sung thiếc gốc Suối Bắc-Suối Mai gđ.III

Nghệ An

5.000 tấn Sn cấp C1

7

24

TD thiếc sa khoáng Làng Sòng

Nghệ An

1.000 tấn SnO2 cấp C1

5

25

TD bổ sung thiếc-chì-kẽm gốc Kẻ Tằng gđ.II

Nghệ An

5.000 tấn Sn cấp C1+C2

7

26

TD quặng thiếc gốc xã Châu Tiến, huyện Quỳ Hợp

Nghệ An

 

15

27

TD quặng thiếc gốc Gung Ré, huyện Di Linh

Lâm Đồng-Ninh Thuận

 

7

 

A2. CÁC DỰ ÁN KHAI TUYỂN QUẶNG THIẾC PHỤC VỤ LUYỆN THIẾC THỎI GIAI ĐOẠN 2007-2025

Đơn vị công suất: tấn thiếc trong tinh quặng/năm

TT

Nội dung

Quy mô khai tuyển

Công suất

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Ghi chú

I.

GIAI ĐOẠN 2007-2015

1

Khai tuyển thiếc sa khoáng Nậm Kép (Cao Bằng)

Công nghiệp

118

20

 

2

Khai tuyển thô thiếc sa khoáng Khuôn Phầy, Ngòi Lẹm và Khuôn Thê (Tuyên Quang)

Nhỏ

80

 

 

3

Khai tuyển thô thiếc gốc Khuôn Phầy (Tuyên Quang)

Công nghiệp

100

15

 

4

Khai tuyển thô thiếc-bismut gốc Tây Núi Pháo (Thái Nguyên)

Công nghiệp

150

35

Vốn cho cả tuyển tinh ở nhà máy luyện thiếc

5

Khai tuyển thô thiếc gốc Ngòi Lẹm (Tuyên Quang)

Công nghiệp

130

15

 

6

Khai tuyển thô thiếc gốc Thanh Sơn (Tuyên Quang)

Nhỏ

30

7

 

7

Khai tuyển thô thiếc-vonfram gốc Bù Me (Thanh Hóa)

Công nghiệp

150

30

Cấp tinh quặng cho luyện thiếc trong vùng Nghệ An

8

Duy trì sản xuất mỏ sa khoáng Bản Poòng (Nghệ An)

Công nghiệp

118

8

Cty TNHHNN MTV KLM Nghệ Tĩnh đang khai tuyển

9

Duy trì, mở rộng sản xuất sa khoáng Bản Hạt (Nghệ An)

Công nghiệp

118-197

15

10

Khai tuyển thiếc sa khoáng Bản Cô (Nghệ An)

Công nghiệp

79

10

 

11

Khai tuyển thiếc sa khoáng Liên Hợp (Nghệ An)

Nhỏ

32

3

 

12

Khai tuyển thô thiếc gốc Suối Bắc-Suối Mai (Nghệ An)

Công nghiệp

150

15

 

13

Khai tuyển thô thiếc gốc Pan lom-Ca Đoi (Nghệ An)

Nhỏ

40

7

 

14

Khai tuyển thô-tinh thiếc gốc Kẻ Tằng (Nghệ An)

Công nghiệp

200

40

Tuyển cả tinh quặng thô của mỏ Làng Đông

15

Khai tuyển thô thiếc gốc Khe Bún/Sơn Kim (Hà Tĩnh)

Công nghiệp

400

30

 

16

Khai tuyển thô thiếc Núi Cao (Lâm Đồng)

Công nghiệp

50

8

Trước năm 2013, cấp tinh quặng cho cả nước. Từ năm 2013, cấp tinh quặng cho luyện thiếc thỏi loại I tại Lâm Đồng

17

Khai tuyển thô thiếc Datanky (Lâm Đồng)

Công nghiệp

100

15

18

Khai tuyển thô thiếc Tạp Lá (Ninh Thuận)

Công nghiệp

70

10

19

Khai tuyển thô thiếc gốc Sa Võ và Gung Ré (Lâm Đồng)

Công nghiệp

100

15

II.

GIAI ĐOẠN 2016-2025

20

Duy trì, mở rộng sản xuất sa khoáng Bản Hạt (Nghệ An)

Công nghiệp

236

8

 

21

Khai tuyển thô thiếc sa khoáng Làng Sòng (Nghệ An)

Nhỏ

32

7

 

22

Khai tuyển thô thiếc gốc Làng Đông (Nghệ An)

Công nghiệp

120

15

 

23

4-5 dự án khai tuyển quặng thiếc (chủ yếu là quặng gốc) quy mô vừa trong cả nước

Công nghiệp

600-800

80-100

 

 

A3. CÁC DỰ ÁN LUYỆN THIẾC THỎI TỪ QUẶNG GIAI ĐOẠN 2007-2025

Đơn vị công suất: tấn thiếc thỏi/năm

TT

Nội dung

Tỉnh

Công suất

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Ghi chú

1

Nhà máy tuyển tinh và luyện thiếc thỏi loại I Tuyên Quang

Tuyên Quang

300

15

 

2

Mở rộng dây chuyền điện phân thiếc thỏi loại I của Công ty Kim loại Màu Nghệ Tĩnh (công suất tăng thêm)

Nghệ An

400

6

Tinh luyện thiếc thô và tinh quặng của Thanh Hóa, Nghệ An,

3

Nhà máy/dây chuyền điện phân tinh luyện thiếc thỏi loại I tại vùng Nghệ An

Nghệ An

300

10

4

Nhà máy tuyển tinh và luyện thiếc thỏi loại I Hà Tĩnh

Hà Tĩnh

300

15

 

5

Nhà máy tuyển tinh và luyện thiếc thỏi loại I Lâm Đồng

Lâm Đồng

500

25

Luyện tinh quặng và thiếc thô của các địa phương từ Quảng Nam trở vào

 

B. CÁC ĐỀ ÁN THĂM DÒ, DỰ ÁN KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN QUẶNG VONFRAM GIAI ĐOẠN 2007-2025

Đơn vị công suất: tấn WO3 trong tinh quặng/năm

TT

Nội dung

Quy mô khai tuyển

Mục tiêu, Công suất

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Ghi chú

1

Điều tra đánh giá, thăm dò diện tích quặng vonfram Hỗ Quáng Phìn, Hà Giang (theo văn bản số 3513/VPCP-CN ngày 25/6/2007)

-

 

10

 

2

Thăm dò quặng vonfram gốc khu Thiện Kế và khu Hội Kế của mỏ Thiện Kế (Tuyên Quang)

-

5.000 (tấn WO3 cấp C1+C2)

7

 

3

Thăm dò quặng vonframit vùng Đắk Rmang (Đắk Nông)

-

 

15

 

4

Khai thác, chế biến quặng vonfram-đa kim Núi Pháo (Thái Nguyên)

Công nghiệp

4.788

4.900

Vốn FDI

5

Khai thác, tuyển thô quặng vonfram Núi Xuân Thu (Quảng Ngãi)

Nhỏ

30

10

 

6

Dự án cải tạo mỏ Thiện Kế (Tuyên Quang): khai tuyển quặng vonfram gốc khu Thiện Kế, Hội Kế và đổi mới công nghệ tuyển

Công nghiệp

100

20

 

7

Đầu tư khâu tuyển tinh chọn riêng WO3 trong tinh quặng thô của mỏ quặng thiếc-vonfram Bù Me (Thanh Hóa)

Công nghiệp

150

3

 

8

Khai thác và tuyển quặng vonfram Hỗ Quáng Phìn (và Thắng Mố) với quy mô phù hợp (Hà Giang)

 

 

 

 

9

Khai thác và tuyển quặng vonfram vùng Đak Rmang (Đắk Nông)

 

 

 

 

10

Xây dựng nhà máy sản xuất hợp kim vonfram xuất khẩu tại Cẩm Phả (Quảng Ninh) của Công ty TNHH Youngsun vonfram Việt Nam

-

3.500 (tấn hợp kim)

260

Vốn FDI

 

C1. CÁC ĐỀ ÁN THĂM DÒ (TD) QUẶNG ANTIMON GIAI ĐOẠN 2007-2025

TT

Nội dung

Tỉnh

Mục tiêu

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

1

TD quặng antimon Bó Mới

Hà Giang

1.500 tấn Sb cấp C1

7

2

TD bổ sung quặng antimon mỏ Làng Vài

Tuyên Quang

5.000 tấn Sb cấp C1+C2

10

3

TD quặng antimon Dương Huy

Quảng Ninh

2.000 tấn Sb cấp C1+C2

7

4

TD quặng antimon trong đới cấu trúc Lô-Gâm

Hà Giang, Cao Bằng

 

25

5

TD quặng antimon trong vùng Nậm Chảy

Lào Cai

 

15

 

C2. CÁC DỰ ÁN KHAI TUYỂN VÀ LUYỆN ANTIMON TỪ QUẶNG GIAI ĐOẠN 2007-2025

Đơn vị công suất: tấn antimon trong tinh quặng/năm; * tấn antimon thỏi/năm.

TT

Nội dung

Quy mô khai tuyển

Công suất

Vốn đầu tư (tỷ đồng)

Ghi chú

1

Khai tuyển thô quặng antimon Bó Mới (Hà Giang)

Công nghiệp

100

6

 

2

Khôi phục khai thác, tuyển quặng antimon mỏ Làng Vài (Chiêm Hóa, Tuyên Quang)

Công nghiệp

500

30

Chú trọng thu hồi vàng

3

Nghiên cứu đầu tư xây dựng nhà máy luyện antimon thỏi tại Chiêm Hóa (Chiêm Hóa, Tuyên Quang)

-

500*

35

4

Khai thác, tuyển tinh quặng antimon Đông Khe Chim và Tây Khe Chim (Cẩm Phả, Quảng Ninh)

Công nghiệp

200

42

Liên doanh Việt Nam -Trung Quốc

Xây dựng nhà máy luyện antimon thỏi tại Cẩm Phả, Quảng Ninh

-

500*

5

Khai tuyển tinh quặng antimon Đồng Quặng 3 và Đồng Quặng 2 (Cẩm Phả, Quảng Ninh)

Công nghiệp

300

25

Cấp tinh quặng cho nhà máy luyện antimon thỏi tại Cẩm Phả, Quảng Ninh

6

Khai tuyển thô quặng antimon Dương Huy và Đồng Mỏ (Cẩm Phả, Quảng Ninh)

Công nghiệp và nhỏ

200

15

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 05/2008/QĐ-BCT

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu05/2008/QĐ-BCT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành04/03/2008
Ngày hiệu lực29/03/2008
Ngày công báo14/03/2008
Số công báoTừ số 175 đến số 176
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 02/08/2018
Cập nhật6 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 05/2008/QĐ-BCT

Lược đồ Quyết định 05/2008/QĐ-BCT phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò,khai thác chế biến và sử dụng quặng thiếc,vonfram và antimon GĐ 2007-2015,đến 2025


Văn bản bị đính chính

    Văn bản được hướng dẫn

      Văn bản đính chính

        Văn bản bị thay thế

          Văn bản hiện thời

          Quyết định 05/2008/QĐ-BCT phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò,khai thác chế biến và sử dụng quặng thiếc,vonfram và antimon GĐ 2007-2015,đến 2025
          Loại văn bảnQuyết định
          Số hiệu05/2008/QĐ-BCT
          Cơ quan ban hànhBộ Công thương
          Người kýVũ Huy Hoàng
          Ngày ban hành04/03/2008
          Ngày hiệu lực29/03/2008
          Ngày công báo14/03/2008
          Số công báoTừ số 175 đến số 176
          Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
          Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 02/08/2018
          Cập nhật6 năm trước

          Văn bản được dẫn chiếu

            Văn bản hướng dẫn

              Văn bản được hợp nhất

                Văn bản gốc Quyết định 05/2008/QĐ-BCT phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò,khai thác chế biến và sử dụng quặng thiếc,vonfram và antimon GĐ 2007-2015,đến 2025

                Lịch sử hiệu lực Quyết định 05/2008/QĐ-BCT phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò,khai thác chế biến và sử dụng quặng thiếc,vonfram và antimon GĐ 2007-2015,đến 2025